Toàn tập về Oin Finance và đồng OIN token (2022)
16 Tháng Tám 2022
Khai thác những giá trị mà công nghệ Blockchain mang lại, Oin Finance là một dự án tiêu biểu trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi). Để bạn đọc có cái nhìn đầy đủ, chi tiết hơn về đặc điểm cũng như triển vọng sinh lời Oin Finance và đồng tiền mã hóa của dự án – OIN token, bePAY xin chia sẻ bài viết dưới đây.
Oin Finance là gì?
Oin Finance là một dự án phát triển nền tảng hỗ trợ giao dịch và phát hành stablecoin trên Layer-2 của Blockchain đa chuỗi (Cross-chain) có tên Ontology Network. Theo đó, Oin sẽ cho phép các dự án Crypto lớn nhỏ dễ dàng tung ra những dạng tài sản tổng hợp, cũng như sử dụng stablecoin riêng để tham gia vào các hệ sinh thái tài chính phi tập trung (DeFi) quy mô hơn.
Đặc biệt, vì là một nền tảng Cross-chain, Oin có khả năng kết nối và tương tác đồng thời với nhiều Blockchain khác nhau. Dự kiến, sau khi mở đầu với Ethereum, dự án sẽ mở rộng sang Binance Smart Chain, Elrond, Polkadot, Avalanche,…
Oin Finance là gì?
Mục tiêu của Oin Finane là trở thành một nền tảng Blockchain tiên phong và mở đường cho thị trường DeFi trên quy mô toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực DeFi ở hiện tại và trong tương lai.
Để hiện thực hóa những ý tưởng của mình, Oin sẽ tạo ra một bộ công cụ tài chính đa dạng, trước hết là những sản phẩm cơ bản như tiền mã hóa riêng (OIN token), stable coin USDO, OIN-Wallet, OIN-Swap, OIN-DAO, OIN-Lend.
>> Xem thêm: DeFi là gì? Tổng hợp thông tin về DeFi nhà đầu tư cần biết
Các tính năng của Oin Finance
Như đã đề cập, nền tảng tài chính phi tập trung Oin sẽ hướng đến một hệ sinh thái đa dạng. Trong đó, lĩnh vực DeFi sẽ là cốt lõi của dự án với những tính năng quan trọng sau:
Lending – Borrowing (Cho vay – Đi vay)
Với ưu điểm là khả năng tương tác nhiều Chuỗi khối khác nhau, Oin có thể được xem như một giải pháp tuyệt vời cho hoạt động Lending – Borrowing (Cho vay – Đi vay). Nhất là khi dự án hoàn tất quá trình phát hành OIN token và stablecoin đã được tiêu chuẩn hóa cho nhiều Blockchain.
Lúc này, cả bên cho vay lẫn đi vay đều sẽ tiếp cận với nhiều loại tiền mã hóa và hệ sinh thái tài chính. Họ có thêm lựa chọn để tối ưu hơn nữa chiến lược đầu tư của mình.
Ví dụ, nếu đang nắm giữ đồng NEAR (thuộc Near Protocol), ngoài hold dài hạn thì bạn có thể sử dụng tính năng Lending – Borrowing của Oin. Điều này vừa giúp bạn gia tăng được lượng tài sản mã hóa mình sở hữu, vừa nâng cao tính thanh khoản của đồng NEAR trên thị trường chung.
Tính năng Lending & Borrowing của Oin Finance
Không chỉ mở rộng danh mục token và hệ sinh thái được tham gia hoạt động Lending – Borrowing, nền tảng Oin còn cung cấp cho người tham gia những vị thế đòn bẩy tài chính để tối đa cơ hội lợi nhuận. Tất nhiên, việc sử dụng yếu tố này cũng chứa đựng những rủi ro nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Vault
Tính năng Vault của Oin cũng tương tự như trên các nền tảng DeFi sử dụng vị thế nợ thế chấp (Collateralizad Debt Positions) khác. Với tính năng này, người dùng có thể đi vay và duy trì các khoản vay của mình. Điểm đặc biệt nằm ở chỗ, Oin Vault hỗ trợ đa chuỗi, cho phép tổng hợp địa chỉ ví từ nhiều mạng Blockchain đối tác. Người dùng sẽ thông qua token gốc từ đối tác của Oin để khai thác tính năng này.
Oin Vault
Đặc biệt, với mỗi Chuỗi được kết nối, sẽ có một Vault độc lập được tạo ra và cung cấp những thông số quan trọng đối với người dùng, gồm:
- Giá trị, tính theo USD của từng loại tài sản thế chấp được sử dụng
- Giá trị, tính theo USD của stablecoin được vay
- C-Ratio hay tỷ số khả năng thanh toán hiện hành. Lưu ý, người dùng cần đảm bảo C-Ratio tối thiểu không thấp hơn MCR (Minimum Collateralization Ratio) hay tỷ lệ thế chấp tối thiểu.
Tóm lại, với Oin Vault, bạn có thể thực hiện ký quỹ (Deposit), đi vay (Borrow) tài sản mã hóa theo mong muốn sau khi thực hiện thế chấp; rút tiền, chính xác hơn là rút tài sản thế chấp (với điều kiện C-Ratio tối thiểu lớn hơn MCR tối thiểu).
Tất nhiên, nếu đã đi vay thì bạn cũng cần hoàn thành nghĩa vụ trả nợ (Repayment) theo các điều khoản đã ký kết trước đó. Nếu không, tất cả tài sản thế chấp sẽ bị thanh lý.
Liquidation (Thanh lý tài sản)
Tính năng Liquidation được kích hoạt ngay khi C-Ratio tối thiểu của người dùng giảm xuống và thấp hơn MCR tối thiểu đối với tài sản tương ứng. Đồng nghĩa, một phần tài sản thế chấp của bên bị thanh lý, khoảng 110% giá trị khoản vay sẽ mất đi.
Trong trường hợp này, hệ thống có tính đến giá trị của Liquidation Reserve (Khoản dự trữ thanh lý) nhằm bồi thường cho Stability Providers (Nhà cung cấp đảm bảo tính ổn định của thanh khoản) và Liquidators (Người thanh lý).
Oin Liquidation
Chỉ đến khi quá trình thanh lý được hoàn tất, bên bị thanh lý mới rút được phần tài sản thế chấp còn lại. Dù vậy, họ vẫn có thể giữ toàn bộ lượng stablecoin đã vay và không bao gồm Liquidation Reserve.
USD Soft Peg (cân bằng giá với USD)
Một tính năng khác của Oin là USD Soft Peg, cho phép duy trì giá của các stablecoin được phát hành trên nền tảng gần như ngang bằng với giá của đồng USD nhờ các cơ chế sau:
Định hướng giá cả theo thị trường
Thuật toán cân bằng giá của stablecoin trên Oin (ví dụ aUSD, stUSD,…), giúp chúng tự động ổn định theo xu hướng ngang bằng với đồng USD.
Đảm bảo sự ngang giá dựa trên ổn định nguồn cung lưu hành
Để đảm bảo tính ổn định của giá, một phần của mỗi stablecoin được khai thác sẽ chuyển vào “Nhóm ổn định”, khiến cho tổng cung lưu hành của từng stablecoin ấy giảm xuống. “Nhóm ổn định” vừa giúp hỗ trợ thanh lý và nâng cao sự ổn định của hệ thống nhờ dự trữ thanh khoản, vừa giúp duy trì tỷ giá giữa USD với mỗi stablecoin.
Nếu giá của 1 stablecoin tăng và vượt 1 USD, các nhà cung cấp đảm bảo tính ổn định của thanh khoản đứng trước nguy cơ bị lỗ khi tính năng Liquidation hoàn tất. Lúc này, họ có thể thực hiện rút tiền gửi của mình khỏi Nhóm ổn định, kéo theo số lượng stablecoin lưu hành tăng và làm giảm giá của stablecoin, đưa chúng về mức ban đầu.
Để tránh trường hợp một Nhóm ổn định bất kỳ bị thiếu hoặc trống, Oin sử dụng cơ chế “Phân phối lại”. Cụ thể, hệ thống tạo ra một tuyến phòng thủ thanh lý thứ hai và bắt đầu khởi động khi tiền trong Nhóm ổn định không còn đủ.
Đảm bảo sự ngang giá dựa trên ổn định phí
Nền tảng Oin cũng sử dụng các tỷ lệ ổn định khác nhau nhằm tác động đến lượng stablecoin đang lưu thông trên thị trường. Cách làm này khá tương đồng với những chính sách tiền tệ mà nhiều ngân hàng trung ương đang áp dụng.
Giả sử, có quá nhiều bên cung cấp nguồn cho vay khiến giá stablecoin xuống dưới 1 đô la, cộng đồng DAO có thể tăng tỷ lệ ổn định để khuyến khích bên đi vay hoàn trả khoản nợ. Ngược lại, họ chọn giảm tỷ lệ ổn định để việc vay tiền trở nên hấp dẫn hơn.
USD Soft Peg (cân bằng giá với USD) trên Oin Finance
Điểm nổi bật của Oin Finance
Vậy điểm nổi bật của nền tảng tài chính phi tập trung Oin Finace là gì? Oin được đánh giá cao ở những khía cạnh sau:
- Cho phép 100% ký quỹ cũng như thế chấp không lưu giữ.
- Có đồng tiền mã hóa riêng làm phương tiện thanh toán chung trong hệ sinh thái – OIN token.
- Triển khai các Stability Pool và hệ thống có khả năng vận hành mạnh mẽ, giảm tỷ lệ thế chấp tối thiểu mang tính bắt buộc và tối đa hóa hiệu quả khai thác vốn.
- Lãi suất động đảm bảo tính ổn định theo tỷ giá 1:1 so với USD.
- Có khả năng tương tác và kết nối đa chuỗi, nâng cao khả năng kết hợp stablecoin.
Điểm nổi bật của Oin Finance
Roadmap
Lộ trình phát triển của nền tảng Oin được thực hiện như sau:
Thời gian | Lộ trình phát triển |
Quý 2 năm 2021 |
|
Quý 3 năm 2021 |
|
Quý 4 năm 2021 |
|
Quý 1 năm 2022 |
|
Quý 2 năm 2022 |
|
Đội ngũ phát triển dự án
Hiện tại, ngoài tên và vị trí đảm nhiệm thì không có quá nhiều thông tin về đội ngũ phát triển của dự án Oin. Chi tiết các thành viên chủ chốt tham gia xây dựng nền tảng này gồm:
- Co-founder: Richie Li.
- Co-Founder, Tech lead: Amo Huang.
- Marketing lead: Daniel K.
- Blockchain DEV: Mike Li và Jackie Cheng.
Những nhà đầu tư nổi bật của Oin gồm có CMS Holding, Alameda Research, Moon Whale, FTX,…
Đội ngũ phát triển dự án Oin Finance và Oin token
Thông tin về OIN token
OIN token là gì?
Oin Finance token được ký hiệu là OIN với các thông số kỹ thuật sau:
- Tên gọi: OIN token
- Blockchain: Ethereum (Sẽ chuyển qua mạng chính khi chạy Mainnet)
- Tiêu chuẩn thiết kế OIN token: ERC-20
- Phân loại: Oin Finance token thuộc nhóm token tiện ích và quản trị.
- Tổng cung token OIN: 100,000,000 OIN
- Lượng cung lưu hành của OIN: 32.950.759 OIN
- Tỷ giá Oin Finance token hiện tại: $0,038549.
- Vốn hóa thị trường của OIN hiện tại: $1.270.207
Các số liệu trên được cập nhật từ Coinmarketcap ngày 16/08/2022.
OIN token là gì?
Phân bổ OIN token
Token của nền tảng Oin được phân bổ như sau:
- 15% được dùng để vận hành dự án.
- 50% tổng cung OIN token dùng làm phần thưởng Mining, Liquidity, Staking.
- 15% dành cho đội ngũ phát triển Oin.
- 10% được dùng trong các hoạt động khuyến khích cộng đồng và dự trữ.
- 5% được sử dụng để mở rộng hệ sinh thái và niêm yết trên sàn giao dịch.
- 2% tổng cung token OIN dành cho cố vấn của dự án.
- 3% token OIN được dùng cho hoạt động marketing.
Phân bổ OIN token
Mục đích sử dụng của đồng OIN
Đồng tiền mã hóa thuộc dự án phát triển nền tảng tài chính Oin có những vai trò sau:
- Được dùng làm phần thưởng cho những ai sử dụng nền tảng Oin trong tương lai.
- OIN token có thể được dùng làm tài sản thế chấp trong các dịch vụ tài chính được yêu cầu.
- Người nắm giữ tiền mã hóa OIN có thể tham gia quản trị hệ thống theo mô hình DAO (Decentralized Autonomous Organization).
Lưu trữ và giao dịch OIN token
Là một token theo tiêu chuẩn thiết kế ERC-20 nên OIN có thể được lưu trữ trên các ví điện tử như Metamask, Trust Wallet,… Hiện tại, nhiều sàn giao dịch cũng đang hỗ trợ mua bán đồng tiền ảo này, ví dụ: Pancakeswap (v2), Gate.io, Uniswap (v2),…
Đánh giá Oin Finance và OIN token
Với những định hướng và mục tiêu của mình, nền tảng DeFi mang tên Oin có rất nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, cần nhiều thời gian để dự án Layer 2 này được hoàn thiện cả về mặt kỹ thuật lẫn trải nghiệm người dùng.
Hơn nữa, một số yếu tố, nhất là thông tin về đội ngũ sáng lập của Oin chưa rõ ràng ít nhiều khiến nhà đầu tư lo ngại. Chưa kể, những tác động từ phía thị trường Crypto cũng như sự cạnh tranh của nhiều dự án sẽ là thách thức không nhỏ đối với nền tảng.
Đánh giá Oin Finance và OIN token
Từ tất cả yếu tố trên, mỗi nhà đầu tư cần thực sự cân nhắc nếu muốn rót vốn và đặt “ngôi sao hy vọng” vào Oin tại thời điểm này. Có lẽ, sẽ phù hợp hơn nếu chúng ta tiếp tục chờ đợi những bước tiến mới của dự án trong lộ trình phát triển của mình.
>> Xem thêm: Biswap là gì? Đánh giá chi tiết về sàn DEX hàng đầu trên BNB
Trên đây là những thông tin quan trọng về Oin Finance và OIN token mà các nhà đầu tư cần nắm rõ. Mong rằng, bài viết của bePAY cung cấp những dữ liệu cần thiết để bạn đọc đưa ra nhận định, đánh giá một cách chính xác hơn về tiềm năng và triển vọng sinh lời của nền tảng tài chính phi tập trung này.
FAQ
Nền tảng tài chính phi tập trung Oin chịu sự cạnh tranh từ những dự án nào khác?
Các dự án cạnh tranh trực tiếp với nền tảng Oin là: Uniswap, Pancakeswap,…
OIN token đã được niêm yết trên sàn Binance chưa?
Token OIN chưa được niêm yết trên sàn giao dịch Binance. Nếu muốn sở hữu đồng tiền mã hóa của nền tảng Oin, bạn có thể tham khảo các sàn như Pancakeswap (v2), Gate.io, Uniswap (v2),…
Xem thêm các kênh thông tin của bePAY:
Zk Rollup là gì? So sánh ZK rollup vs Optimistic Rollup
02 Tháng Ba 2022Perpetual Protocol là gì? Từ A-Z về PERP token
23 Tháng Mười Hai 2022Đánh giá dự án Convex Finance từ A-Z (2022)
10 Tháng Tám 2022Từ A đến Z thông tin về WTC coin và dự án Waltonchain
17 Tháng Ba 2022Thông tin chi tiết về tiền ảo WIN và dự án WinkLink (2022)
19 Tháng Năm 2022Dữ liệu On-chain là gì? Cách khai thác dữ liệu On-chain hiệu quả nhất
26 Tháng Hai 2022Từ A-Z kinh nghiệm chạy Masternode hiệu quả nhà đầu tư cần biết
18 Tháng Ba 2022CRA token là gì? Đánh giá tiềm năng của token CRA và Crabada (2023)
30 Tháng Một 2023