Khám phá Cross Chain – Giải pháp tối ưu Blockchain
26 Tháng Hai 2022
Có thể thấy, Blockchain vẫn tiếp tục chứng tỏ giá trị của mình khi ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong đời sống. Tuy nhiên, công nghệ Chuỗi khối cũng bộc lộ không ít hạn chế, đòi hỏi nhiều cải tiến. Một trong những lời giải đang được quan tâm nhất hiện nay chính là Cross Chain. Trong bài viết này, bePAY sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về giải pháp này.
Cross Chain là gì?
Cross chain mang nghĩa Chuỗi Chéo, là một giải pháp công nghệ nhằm nâng cao tính tương thích và kết nối giữa các nền tảng Blockchain với nhau. Theo đó, người dùng có thể dễ dàng khai thác tính năng và lợi ích của nhiều mạng lưới Blochain cùng lúc, như chuyển tài sản mã hóa, dữ liệu giao dịch,… xuyên chuỗi.
Thuật ngữ Chuỗi Chéo xuất hiện chưa lâu. Nhưng ngay từ lần đầu được nhắc đến, Cross chain đã tạo nên sức hút rất lớn đối với các nhà phát triển, nhà đầu tư và cả cộng đồng Crypto nói chung. Bởi lẽ, giải pháp này sẽ giúp mỗi nền tảng Blockchain vượt ra khỏi giới hạn của một mạng lưới thông thường, tạo ra nhiều hướng đi mới không thể tuyệt vời hơn cho cả công nghệ và đời sống, xã hội.
Cross Chain là gì?
Dẫu vậy, dù đã có những dự án thực sự tập trung vào mục tiêu phát triển, nhưng Cross chain vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa thể ứng dụng rộng rãi trên quy mô lớn. Song, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng về một sản phẩm Chuỗi Chéo thành công, mở đường cho vô vàn hệ sinh thái tương tự được hiện thực hóa.
Tại sao lại cần đến Cross Chain?
Vậy, lý do cần xây dựng Cross Chain là gì?
- Giải quyết những bất cập hiện tại của Blockchain
Không phủ nhận, Blockchain là công nghệ vô cùng hữu ích. Các mạng lưới như Ethereum, Near, Algorand, Solana, Celo,… được xem như “công cụ” tuyệt vời trong tài chính, ngân hàng và nhiều lĩnh vực khác khi có thể mang lại sự bảo mật thông tin, dữ liệu tốt hơn nhiều so với các phương thức truyền thống.
Song, tốc độ xử lý và khả năng mở rộng của tất cả chúng lại khá hạn chế. Tệ hơn là chưa thể đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của thị trường ở thời điểm hiện tại. Điều này đồng nghĩa, Blockchain dù rất tiềm năng nhưng khó để ứng dụng phổ biến, rộng rãi trong thực tế đời sống.
Giới hạn là vậy, nhưng bản thân mỗi mạng lưới lại mang tính độc lập cao. Nếu tham gia hệ sinh thái Ethereum, bạn chỉ khai thác được các ứng dụng, tính năng do Ethereum hỗ trợ mà không thể luân chuyển thông tin từ nền tảng này qua Algorand, Solana,… hay bất cứ cái tên nào khác. Sự bó buộc trong không gian riêng càng làm trầm trọng hơn giới hạn của mỗi Blockchain, kéo dài khoảng cách giữa chúng với thực tiễn.
Tại sao lại cần đến Cross Chain?
Với Chuỗi Chéo, điều này sẽ được giải quyết triệt để thông qua nhiều cách thức khác nhau. Phổ biến và hứa hẹn nhất chính là việc xây dựng các Cross-chain bridge (cầu xuyên Chuỗi) cũng như tạo ra Cross Chain Crypto – một dạng tài sản tương thích với nhiều Chuỗi khối khác nhau, được dùng như phương tiện kết nối.
- Khai thác tối đa giá trị đặc thù của từng nền tảng Blockchain
Mỗi mạng lưới Blockchain sở hữu những công nghệ, thuật toán và giá trị đặc thù. Nếu có thể khai thác liền mạch từng lợi thế của từng nền tảng, hoặc đơn giản kết nối tất cả với nhau, người dùng sẽ vừa tận dụng triệt để tính năng, công dụng của chúng, vừa tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức và tài nguyên “On-chain”. Đây cũng là một trong những lý do khiến Chuỗi Chéo ngày càng được quan tâm và đầu tư phát triển đến vậy.
>> Xem thêm : Chain bridge là gì? 4 thông tin về “Con đường tơ lụa” trong Crypto
Có những cách thiết lập Cross Chain nào?
Về cơ bản, tạo Chuỗi Chéo là quá trình thiết lập những “công cụ và phương tiện” hỗ trợ kết nối các mạng lưới Blockchain độc lập. Như đã chia sẻ, có nhiều cách thức để làm điều đó, phổ biến nhất là thông qua Cross-chain bridge và Cross Chain Crypto.
Cross-chain bridge là ứng dụng có khả năng tương thích với hai hoặc nhiều Chuỗi khác nhau, giúp “thông thương” việc trao đổi dữ liệu, tài sản xuyên Chuỗi.
Cross Chain Crypto là tài sản mã hóa có thể hoạt động trên nhiều mạng lưới Blockchain. Ở thời điểm hiện tại, chúng thường là các “native token” được wrap với token của mạng lưới cần kết nối.
Có những cách thiết lập Cross Chain nào?
Dù là hai cách thức phổ biến hiện nay nhưng như đã đề cập, chúng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và tối ưu. Nếu bạn chưa biết khó khăn hiện nay của Cross Chain là gì, thì đó là:
- Đòi hỏi đội ngũ phát triển và thực hiện dự án có trình độ chuyên môn cao.
- Sự thiếu đồng bộ giữa các nền tảng Blockchain khá lớn.
- Yêu cầu về tính bảo mật của “công cụ và phương tiện” kết nối.
- Cần xây dựng song song một hệ thống hỗ trợ như ví lưu trữ hay sàn giao dịch hỗ trợ token Chuỗi Chéo.
Dù vậy, ngày càng xuất hiện thêm những dự án mới xoay quanh việc hiện thực hóa giải pháp kết nối đa nền tảng Blockchain, hứa hẹn về một thành công cụ thể trong tương lai gần.
Những dự án “Chuỗi Chéo” nổi bật
Dưới đây là những project nổi bật, hướng đến việc phát triển Chuỗi Chéo.
Dự án POLKADOT
POLKADOT được biết đến là một giao thức Blockchain cải tiến khi hợp nhất toàn bộ mạng lưới các Chuỗi khối, hướng đến mục đích cho phép những mạng lưới này có thể hoạt động liền mạch, thống nhất trên quy mô lớn. Nhờ vậy, POLKADOT giúp người dùng gửi qua lại bất kỳ một dữ liệu nào giữa những Blockchain khác nhau.
Xa hơn, dự án này sẽ mở lối cho các thị trường phi tập trung mới lần đầu được xuất hiện, cung cấp nhiều phương thức hơn để truy cập dịch vụ một cách công bằng thông qua nhiều ứng dụng và nhà cung cấp.
Dự án POLKADOT
Một số yếu tố nổi bật trong POLKADOT gồm:
- Relay chain hay chuỗi chuyển tiếp, chịu trách nhiệm về tính bảo mật trong toàn bộ hệ thống “siêu mạng lưới”.
- Para Chains là các Blockchain độc quyền, sở hữu mã thông báo riêng và được chuyên môn hóa chức năng theo từng mục tiêu cụ thể.
- Protothreads mang nhiều nét tương đồng với parachains nhưng hoạt động theo mô hình trả phí để sử dụng.
- Bridges giúp kết nối parachains và parathreads cũng như giao tiếp với các mạng Blockchain bên ngoài, ví dụ Ethereum, Bitcoin.
Dự án COSMOS
COSMOS (ATOM) là một dự án phát triển mạng phi tập trung và cho phép trao đổi dữ liệu giữa các nền tảng Chuỗi khối khác nhau. Mục tiêu của COSMOS không nằm ngoài việc tạo ra “Internet dành cho Blockchain”, giải quyết cả các hạn chế về khả năng mở rộng và tương tác của từng Chuỗi độc lập. Bên cạnh đó, đội ngũ phát triển còn muốn giảm bớt mức độ phức tạp, khó tiếp cận của công nghệ Blockchain thông qua một khuôn khổ mô-đun vô cùng đặc biệt.
Dự án COSMOS
Theo đó, COSMOS sử dụng giao thức đồng thuận chịu lỗi của Tendermint, mang tên Byzantine, kết hợp với giao thức Truyền thông liên chuỗi Inter-Blockchain Communication (ICB). Tất nhiên, các Blockchain tham gia vẫn giữ được giá trị riêng. Điều thay đổi chỉ là câu chuyện tương tác, kết nối đã đạt đến một cấp độ mới, tốt hơn, hiệu quả hơn.
Dự án CHAINLINK
CHAINLINK cũng là một dự án Cross Chain đầy ấn tượng. Mới đây nhất, đội ngũ DEV đã thông báo về việc sắp ra mắt Giao thức tương tác chuỗi chéo (CCIP) – một tiêu chuẩn nguồn mở đầy hứa hẹn về khả năng giao tiếp xuyên chuỗi.
CCIP được tạo ra nhằm thiết lập kết nối mang tính toàn cầu giữa hàng trăm nền tảng Blockchain, cả riêng tư lẫn công khai; mở khóa những mã thông báo biệt lập; trao quyền cho các ứng dụng Chuỗi Chéo nằm trong hệ sinh thái.
Dự án CHAINLINK
Hoạt động của CCIP còn gắn liền với việc phát triển hợp đồng thông minh, củng cố hàng loạt dịch vụ xuyên chuỗi, tiêu biểu là Chainlink Programmable Token Bridge. Chúng cho phép người dùng di chuyển mã token trên bất kỳ mạng Blockchain nào với sự an toàn cao và tiết kiệm chi phí.
>> Xem thêm: Công nghệ Blockchain 4.0 là gì? Ứng dụng Blockchain 4.0 trong thực tế
Cross Chain chắc chắn sẽ còn được đề cập rất nhiều trong cộng đồng Crypto. Theo quan điểm của bạn, đây có phải là giải pháp hoàn hảo dành cho Blockchain? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn cũng như đồng hành với bePAY trong nhiều nội dung thú vị khác về thị trường Crypto.
FAQ
Vì sao công nghệ Chuỗi khối cần đến Cross Chain?
Đầu tiên, công nghệ Chuỗi khối tuy cho thấy nhiều giá trị tuyệt vời nhưng vẫn tồn tại không ít hạn chế, đặc biệt là:
- Khả năng mở rộng.
- Khả năng kết nối, tương tác.
Nếu giữa các mạng Blockchain có thể giao tiếp với nhau, điều này sẽ khai thác tối đa tính năng đặc thù của từng nền tảng cũng như mở ra nhiều hướng phát triển mới cho Blockchain. Vì thế, chúng ta cần đến Chuỗi Chéo như lời giải cho các bài toán kể trên.
Có những dự án Chuỗi Chéo nào nổi bật?
Ngày càng nhiều dự án liên quan đến Chuỗi Chéo được triển khai, nổi bật là:
- POLKADOT
- COSMOS
- CHAINLINK
- …
Đây cũng là 3 cái tên mà nhà đầu tư có thể tham khảo và quyết định rót vốn để tìm kiếm cơ hội sinh lời.
Tiền ảo Kin là gì? Tổng quan về dự án Kin mới nhất 2022
09 Tháng Sáu 2022Top 6 phần mềm đào Bitcoin tốt nhất 2022
14 Tháng Năm 2022Mist NFT là gì? Có nên chơi Mist NFT game không? (2022)
19 Tháng Hai 2022APY là gì? Chi tiết về chỉ số APY trong crypto
22 Tháng Mười Hai 2022IOTA coin là gì? Hướng dẫn cách mua đồng IOTA từ A-Z
07 Tháng Một 2022SegWit2x là gì? Mối quan hệ và ý nghĩa của SegWit2x với Bitcoin
20 Tháng Tư 2022Bot trade là gì? Top 3 Bot trade coin tốt nhất hiện nay (2022)
08 Tháng Một 2022ICP là gì? Tìm hiểu từ A-Z về ICP trước khi đầu tư
23 Tháng Ba 2022Dapps là gì? Hướng dẫn sử dụng Dapps Trust Wallet cho người mới
03 Tháng Ba 2022Tổng hợp thông tin mới nhất về BEAM Coin 2022
25 Tháng Tư 2022