DeFi là gì? Tổng hợp thông tin nhà đầu tư cần biết về DeFi
23 Tháng Ba 2022
Cùng với công nghệ Blockchain, DeFi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Vậy DeFi là gì, có đặc điểm ra sao và đáng để đầu tư hay không? Hãy cùng bePAY tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về DeFi
DeFi là gì?
DeFi, viết tắt của cụm từ Decentralized Finance, nghĩa là nền tài chính phi tập trung, đôi khi còn được gọi là tài chính mở. Trong đó, các tổ chức hay công cụ tài chính được quản lý bởi tất cả mọi người mà không chịu sự chi phối bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả.
Điều này được thực hiện thông qua việc khai thác và tận dụng tối đa sức mạnh của Blockchain, cho phép tạo nên một nền tài chính mở, minh bạch và không giới hạn về người tham gia, không gian hay thời gian.
DeFi là gì?
Bản chất của DeFi là gì?
Bản chất của DeFi là gì? Đó là sự áp dụng công nghệ Blockchain vào tất cả các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài chính.
Mục tiêu là giảm bớt, thậm chí là xóa bỏ hoàn toàn vai trò trung gian của các tổ chức tài chính, ngân hàng hay chính phủ trong giao dịch, thanh khoản. Đồng thời, nâng cao quyền chủ động tự quyết của các bên với chính tài sản của mình. Cụ thể, DeFi hướng đến:
- Tính phi tập trung (Decentralized)
- Tính minh bạch (Transparent)
- Không cần sự tin tưởng mà vẫn đảm bảo an toàn (Trustless)
- Không cần sự cho phép (Permissionless)
- Không cần ủy thác (Self-Custody)
Và để thực sự biến DeFi từ những ý tưởng ban đầu thành hiện thực, chúng ta cần xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh, gồm nhiều thành phần khác nhau. Ví dụ như: sàn giao dịch phi tập trung, token phi tập trung,…
Bản chất của DeFi
So sánh DeFi và CeFi
DeFi thường được dùng để phân biệt CeFi (Centralized Finance) – tài chính tập trung. Sự khác biệt chủ yếu đến từ cách thức quản lý. Trong khi DeFi gắn liền với “Non-Custodial”, nghĩa là không uỷ thác thì ngược lại, yếu tố này trong CeFi rất rõ ràng, thậm chí là mãnh liệt.
Bên cạnh đó, thông qua hợp đồng thông minh (Smart contract), nền tảng tài chính mở hướng tới việc loại bỏ bên thứ ba đóng vai trò trung gian trong giao dịch. Với tài chính tập trung, điều này gần như không thể.
Ngoài hai điểm khác biệt lớn nhất trên, về cơ bản các hoạt động tài chính trong Decentralized Finance cũng tương tự Centralized Finance. Chúng rất đa dạng từ gửi tiết kiệm, cho vay, giao dịch, đến chuyển khoản, thanh toán hóa đơn,…
So sánh DeFi và CeFi
Tính tới thời điểm hiện tại, chưa thể khẳng định nền tảng tài chính nào ưu việt hơn. Tuy nhiên, dưới góc độ của người dùng nói chung, tài chính phi tập trung DeFi đang cho thấy nhiều tiềm năng.
- Thứ nhất là khả năng bảo mật, điều đã làm nên “thương hiệu” của công nghệ Blockchain.
- Thứ hai là khả năng tự kiểm soát tài sản của mình mà không cần bàn giao quyền ấy cho một bên trung gian (ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính). Nhờ vậy mà phần nào nâng cao hơn tính công bằng, minh bạch.
- Thứ ba là rút ngắn được các thủ tục giao dịch. Hoặc ít nhất là không cần thực hiện xác minh, đại diện,… của bên thứ ba.
Các thành phần của DeFi là gì?
Decentralized Token/Coin
DeFi Coin hay DeFi Token là gì? Đây là những loại Cryptocurrency được thiết kế riêng để tối ưu hóa khả năng sử dụng trên các nền tảng tài chính mở tương ứng. Sự khác nhau giữa Coin hay Token nằm ở chỗ chúng sở hữu Blockchain Platform tách biệt hay chung với hệ sinh thái khác.
Tuy nhiên, tạm gác vấn đề này qua một bên, chúng ta hãy đề cập nhiều hơn tới đặc điểm của DeFi Coin hay DeFi Token là gì. Hiện nay, loại Cryptocurrency này thường là các Stablecoin, tức các đồng tiền mã hóa cố định giá vào một tài sản ổn định hơn như tiền pháp định (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…) hay một đồng tiền điện tử khác.
Mục đích là giúp giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sự biến động giá (volatility) một cách “chóng mặt” trên thị trường – đặc điểm nổi bật của Crypto hiện nay. Cùng với những chuyển biến không ngừng của công nghệ và nhu cầu người dùng, Stablecoin cũng đang dần “lột xác”.
Các thành phần của DeFi – Decentralized Token/ Coin
Thế hệ đầu tiên – Stablecoin 1.0 là các đồng tiền ổn định, gắn liền với những fiat tập trung như USD, EUR, vàng.
Thế hệ kế nhiệm – Stablecoin 2.0 đã tiệm cận hơn với tài chính phi tập trung DeFi khi được phát hành dựa vào sự thế chấp của các loại Crypto khác. Ngoài ra, trong những dự án này, nhà phát triển thường có một token quản trị (Governance token) cho phép đầu tư. Ví dụ về một số dự án như trên, gồm: Maker DAO (MKR), Terra (LUNA), Kava (KAVA), Venus (XVS), Just (JST), Reserve (RSR).
Thông qua đó, nền tảng DeFi có để đảm bảo được tính ổn định của mình, hứa hẹn sự phát triển bền vững tương tự CeFi. Đồng thời không tách rời với thị trường Crypto đang vô cùng sôi động.
>> Xem thêm: Token là gì? 4 đặc điểm phân biệt Token với Coin
Decentralized Lending và Borrowing
Đây là các nền tảng Decentralized Finance liên quan tới hoạt động vay mượn tài chính với hai chủ thể chính Bên cho vay (Lending) và Bên đi vay (Borrowing). Tương tự như CeFi, hoạt động vay mượn tài chính được xem là yếu tố vô cùng quan trọng với thị trường phi tập trung.
Tuy nhiên, thay vì hướng đến những đối tượng như tiền pháp định, vàng,… hay một số tài sản hợp pháp hóa, các bên có thể sử dụng thêm Crypto với mức lãi suất nhất định. Điều quan trọng nằm ở chỗ, không cần bên thứ ba làm trung gian. Một số dự án tiêu biểu là: AAVE, Osis, BZRX, Fulcrum, Maker DAO, Compound, Dharma.
Sàn DeFi hay Decentralized Exchanges (DEX)
Sàn DeFi là gì? Sàn DeFi hay DEX (Decentralized Exchange) là những sàn giao dịch tiền mã hóa được xây dựng và hoạt động một cách phi tập trung dựa trên nền tảng Blockchain. Vì thế, DEX mang trong mình những ưu điểm cho phép việc giao dịch, mua bán được diễn ra ngang hàng ngay trên Platform hỗ trợ dịch vụ.
Các thành phần của DeFi – Decentralized Exchanges
Bên cạnh mục tiêu chính là cho phép người dùng mua bán, trading tài sản mã hóa, hầu hết các sàn DeFi hiện nay còn mở rộng danh mục tính năng của mình. Ví dụ như lưu trữ coin/token; cập nhật thông tin về thị trường Crypto; theo dõi biến động giá tiền ảo…
Rõ ràng, so với những Exchanges tập trung truyền thống, vai trò của Decentralized Exchange đang ngày một đa dạng và chuyên sâu hơn. Để hiểu rõ hơn đặc điểm của từng sàn DeFi là gì, bạn có thể tham khảo thêm thông tin các dự án như Sushi Swap (SUSHI), Curve (CRV), Uniswap (UNI), Balancer (BAL)…
Decentralized Oracles
Blockchain được biết đến như một công nghệ độc lập. Vì thế, về mặt lý thuyết thì dữ liệu trong Chuỗi khối (on-chain) tách biệt với dữ liệu bên ngoài (off-chain). Tuy nhiên, nếu rào cản này không được giải quyết, mọi nền tảng Chuỗi khối đều khó kết nối được với đời sống thực tiễn. Đặc biệt là sàn giao dịch tiền mã hóa, ví tập trung và ví phi tập trung,…
Đây cũng là lúc Decentralized Oracles được phát triển. Một cách dễ hiểu, Oracle hoạt động như một cây cầu dữ liệu, giúp kết nối thông tin on-chain trong các hợp đồng thông minh, các khối của Chuỗi với thông tin off-chain.
Qua đó, dữ liệu về Crypto, nhất là bảng giá được cập nhật theo thời gian thực. Điều này đặc biệt quan trọng trong hoạt động trading hay với các Stablecoin. Một số dự án nổi bật về Oracle đó là: Chain Link (LINK), DIA, Band Protocol (BAND), Tellor (TRB).
Decentralized Oracles
Bên cạnh những thành phần trên, DeFi còn bao gồm: Liquidity Mining, Synthetic Assets, Decentralized Insurance, Decentralized Derivatives. Trong tương lai, chắc chắn danh mục này còn được nối dài theo sự phát triển không ngừng của thị trường.
Ứng dụng DeFi hay DApps
Bạn đã biết ứng dụng DeFi là gì? Ứng dụng DeFi hay DApps là những phần mềm hay ứng dụng tích hợp Blockchain nhưng có khả năng tương thích với nhiều hệ điều hành như Windows, Android, IOS. Nhờ vậy, chúng vừa kết nối được với nhiều nền tảng DeFi để khai thác được các giá trị mà công nghệ Chuỗi mang lại, vừa dễ dàng cài đặt trên PC hay Smartphone như một tiện ích mở rộng hay app thông thường.
Tóm lại, nếu hỏi “Vai trò lớn nhất của ứng dụng DeFi là gì?” thì đó là việc cho phép Blockchain và Decentralized Finance tiếp cận được nhiều người dùng hơn, kể cả những người dùng thông thường, ít có kiến thức chuyên môn. Một số ứng dụng thuộc nhóm này là ví tập trung và ví phi tập trung, sàn giao dịch,…
Đánh giá về tiềm năng phát triển của DeFi
Bên cạnh việc hiểu rõ những đặc điểm DeFi là gì, các nhà đầu tư hẳn cũng rất quan tâm tới tiềm năng phát triển của nền tảng tài chính mở.
Đầu tiên, định hướng phát triển của các dự án Decentralized Finance có tính thực tế cao và tương đối phù hợp với chuyển biến hiện tại của thị trường phi tập trung. Bởi lẽ, bản thân mỗi nhà đầu tư đều có xu hướng tự mình quản lý tài chính cá nhân thay vì phụ thuộc bên thứ ba. Đồng thời, ngày càng nhiều người có cơ hội tiếp cận với tài chính ngân hàng – điều mà CeFi chưa thể làm được.
Thứ hai, trong thời gian qua, nguồn lực đổ vào Decentralized Finance đang tăng lên không ngừng. Tổng lượng vốn hóa thị trường của DeFi năm 2020 đã gấp 12 lần so với năm trước. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư đang rất tin tưởng vào tiềm năng của lĩnh vực.
Đánh giá về tiềm năng phát triển của DeFi
Tóm lại, ở thời điểm này, đầu tư tài chính phi tập trung là một lựa chọn không tồi. Song, điều ấy không đồng nghĩa DeFi đã hoặc sẽ thay thế hoàn toàn cho CeFi. Việc này không thể, chí ít là rất khó xảy ra. Bù lại, kết quả viên mãn nhất là cả hai cùng tồn tại song song, hỗ trợ nhau trong quá trình đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường.
Ngược lại, đối với các nhà đầu tư tài chính phi tập trung, họ cũng cần lưu ý một số rủi ro tiềm ẩn sau:
- DeFi không được “chào đón” và hợp pháp hóa ở nhiều quốc gia vì giới hạn khả năng quản lý của chính phủ các nước.
- Những thuật toán bảo mật của dự án DeFi hay smart contract nói chung tuy được đánh giá cao nhưng không đồng nghĩa chúng tuyệt đối an toàn trong tương lai.
- Hiện nay vẫn tồn tại một số dự án DeFi ma, lợi dụng lòng tin nhà đầu tư để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Với tất cả yếu tố trên, nhà đầu tư cần thực sự cần trọng để hạn chế tối đa những rủi ro và gia tăng lợi nhuận của mình.
>> Xem thêm: Dapps là gì? Hướng dẫn sử dụng Dapps Trust Wallet cho người mới
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu DeFi là gì cũng như nắm chắc những thành phần của tài chính phi tập trung. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin cần thiết để có thể đầu tư vào các dự án Decentralized Finance thật hiệu quả.
FAQ
Các dự án DeFi có tính thanh khoản cao không?
Hiện nay, tính thanh khoản trong các dự án tài chính mở vẫn còn tương đối thấp, nhất là khi so sánh với CeFi. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu như DeFi hoàn thiện thì yếu tố này có thể được nâng cao hơn đáng kể.
Có những dự án DeFi nổi bật nào hiện nay?
Mỗi hoạt động tài chính lại có những dự án DeFi nổi bật khác nhau. Ví dụ:
- Decentralized Token/Coin: Terra (LUNA), Kava (KAVA), Venus (XVS), Just (JST)…
- Decentralized Lending/Borrowing: Osis, BZRX, Fulcrum, Maker DAO…
- Sàn DeFi hay Decentralized Exchanges (DEX): Sushi Swap (SUSHI), Curve (CRV), Uniswap (UNI)…
TLM coin là gì? Toàn tập về Alien Worlds game – NFT DeFi tiềm năng
22 Tháng Một 2022Defi Land là gì? Toàn tập về dự án Defi Land và token DFL (2023)
08 Tháng Hai 2023SafeMoon Coin là gì? Dự án SafeMoon có đáng để đầu tư?
23 Tháng Sáu 2022Đánh giá Rabbit Finance và đồng RABBIT từ A-Z (2022)
29 Tháng Tám 2022LIT coin là gì? Chi tiết về token của dự án Litentry (2022)
15 Tháng Sáu 2022Vega Protocol là gì? Có nên tham gia Vega Protocol không?
16 Tháng Tám 2022Tổng hợp thông tin về Solanium cùng những sản phẩm nổi bật của dự án
30 Tháng Sáu 2022REVIEW chi tiết về Celer Network và đồng CELR (2022)
30 Tháng Tám 2022MDX là gì? Những thông tin mới nhất về dự án MDEX (2022)
13 Tháng Năm 2022