Kiến thức

FIS là gì? Stafi là gì? Tiềm năng đầu tư trong 2022 như thế nào?

bePAY

27 Tháng Tư 2022

Nếu được chọn dự án và đồng tiền mã hóa gây được nhiều ấn tượng, Stafi và FIS chắc chắn là cái tên không thể bỏ qua. Vậy Stafi và FIS là gì? Tại sao chúng đặc biệt như vậy? Hãy cùng bePAY tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Tổng quan về dự án Stafi

Trước khi tìm hiểu FIS là gì, chúng ta cùng đến với dự án xoay quanh – Stafi.

Stafi là gì?

Stafi được viết tắt của cụm từ kết hợp “Staking Finance”, là một giao thức tài chính phi tập trung (Decentralised Finance – Defi) khá đặc biệt, được chính thức ra mắt vào 09/2020. Theo đó, người dùng có thể sử dụng tài sản phục vụ các giao dịch khác nhau dù chúng đang trong quá trình Staking (đặt cọc) để nhận thưởng.

Chúng ta đều biết, trong lĩnh vực Crypto, nhiều nền tảng Blockchain cho phép khách hàng có thể đặt cọc một lượng coin/token nhất định để tham gia xác nhận giao dịch, quản lý khối,… Khi hoàn tất những công việc trên, bên cạnh lượng coin cọc được trả lại, người tham gia sẽ nhận một lượng Crypto tương ứng như phần thưởng hay tiền công cho những cống hiến.

Đây được xem là một cách thức để bất cứ ai cũng có thể sở hữu tiền mã hóa, bên cạnh việc đào hay mua bán trên sàn. Tuy nhiên, trong quá trình ấy, lượng coin được dùng để Staking sẽ bị tạm khóa. Nghĩa là bạn không thể sử dụng chúng trong bất kỳ giao dịch nào khác như chuyển, nhận, trading,…

stafi-la-gi

Stafi là gì?

Điều này nhằm tạo ra sự cam kết giữa những “Staker” đối với hệ thống. Rằng, họ không được có bất kỳ hành động nào nhằm mục tiêu phá hoại, gian lận,… khiến cả mạng lưới bị ảnh hưởng. Nếu vi phạm, tất cả số tiền cọc sẽ bị khóa vĩnh viễn.

Việc xây dựng quy ước trên vừa đảm bảo hệ thống được an toàn hơn, vừa nâng cao tính trách nhiệm của tất cả người dùng trong Staking nói riêng và khai thác nền tảng nói chung. Dẫu vậy, trong nhiều trường hợp, câu chuyện tạm khóa coin lại gây ra một số bất cập và hạn chế. Nhất là đối với những ai đặt cọc nhiều tài sản để gia tăng “phần thưởng”.

Phương thức hoạt động của Stafi

Để cụ thể hơn, hãy cùng xem phương thức hoạt động của Stafi Protocol là gì? Giao thức Stafi được xây dựng dựa trên sự kết hợp với Substrate (Chất nền) của Polkadot – một nền tảng Blockchain cho phép kết nối đa chuỗi (multi-chain). 

Theo đó, lớp hợp đồng (contract) sẽ bao gồm nhiều hợp đồng đặt cọc (Staking contract) và lớp ứng dụng chủ yếu là nền tảng giao dịch của rToken – reward Token.

Nếu như bạn chưa biết thì rToken là một dạng Crypto đặc biệt. Chúng được phát hành thông qua các Staking contract vốn xây dựng trong Substrate. Vì thế, rToken có sự tương thích với “Chất nền” hay chính xác hơn, đây là “bản sao” của token đặt cọc.

phuong-thuc-hoat-dong-cua-stafi

Phương thức hoạt động của Stafi

Mặt khác, do Stafi cũng sở hữu khả năng năng kết nối với nền tảng Ethereum nên reward Token cũng có thể được swap (tráo đổi) theo tiêu chuẩn ERC20 nếu cần thiết.

Quay trở lại với Stafi, việc áp dụng giao thức này cho phép người dùng Staking (theo cơ chế đồng thuận Proof of Stake – PoS) và nhận rToken. Thông qua rToken, chúng ta nhận được “quà đặt cọc” mà vẫn sử dụng được những đồng tiền bị tạm khóa. Chi tiết về quy trình ấy như sau:

  • Khi Staking PoS với StaFi, bạn nhận được một lượng rToken tương đương trên mỗi nền tảng. Ví dụ: Staking Atom, bạn được trao rAtom. Staking XTZ, bạn nhận rXTZ…
  • Với việc sở hữu rToken trên, bạn có quyền đổi số lượng Crypto tạm khóa tương ứng cũng như giao dịch trực tiếp bằng rToken.

Một trong những phương án phổ biến nhất là quy đổi rToken sang loại token của nền tảng theo từng cặp giao dịch được hỗ trợ trên các sàn Dex và Cex nhất định.

Như vậy, reward Token cũng có giá trị thực tiễn tương tự như các loại tiền mã hóa khác: Liquid staking token, mint rToken, mua bán hay hold,… Tóm lại, một cách dễ hiểu thì Stafi Protocol sử dụng một “thế thân” cho số Crypto bị tạm khóa, gọi là reward Token để giúp người dùng có thể giao dịch tài sản ngay cả khi chúng đang trong quá trình Staking.

>> Xem thêm: Blockchain Platform là gì? Top 5 Blockchain Platforms uy tín nhất

FIS là gì?

Thông tin cơ bản

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn FIS là gì? FIS hay coin FIS là token chính thức của Stafi. Một số thông tin và dữ liệu cơ bản về coin FIS gồm:

  • Ký hiệu: FIS
  • Loại Token: Utility – tiện ích.
  • Tổng cung: 102,245,900 FIS.
  • Lượng lưu hành hiện tại: 11,217,512 FIS.
  • Giá: $1.12.
  • Cơ cấu phân bổ: Seed Round – 5.7%; Private Round – 6.1%; Public IEO – 0.8%; Ecosystem Growth – 5%; Community Rewards – 40%; Foundation – 21.4%; Team – 15%; Advisors – 6%.

thong-tin-co-ban-ve-fis

Thông tin cơ bản về FIS

Vậy, mục đích sử dụng FIS là gì? Do thuộc Token tiện ích nên FIS phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như:

  • Staking: Để trở thành các Validator (người xác thực) trong Stafi, bạn cần đặt cọc một lượng FIS nhất định. Và chính Stafi Token này có thể được xem là một dạng reward Token đã được nhắc đến rất nhiều ở trên.
  • Transaction Fee Payment: FIS Token cũng được dùng như một khoản phí giao dịch để có được tài nguyên máy tính. Việc này sẽ giúp nâng cao tính bảo mật và an toàn cho người dùng trong nền tảng.
  • On-chain Governance: Đây được xem như một đặc quyền dành cho những ai sở hữu một lượng Stafi coin đạt yêu cầu. 

Khi ấy, họ có thể bỏ phiếu đề xuất hay tham gia trao đổi về hướng phát triển của dự án hoặc nhiều vấn đề quan trọng khác mà người dùng phổ thông không làm được.

Lộ trình phát triển

Lộ trình phát triển của Stafi coin được đơn vị chủ quản xác định khá rõ ràng.

  • Vòng Private sale (chiếm 25% lượng FIS token được phân bổ) và Seed sale được phát hành khi niêm yết rồi tiếp tục phân phối hàng ngày trong 8 tháng kể từ ngày 30/09/2020.
  • Vòng Public IEO sẽ phát hành 100% lượng Satfi token được phân bổ khi niêm yết.
  • Với Foundation, số FIS token này được phát hành sau 6 tháng và phân phối hàng ngày trong 12 tháng kế tiếp.
  • 40% FIS coin thuộc Ecosystem được phát hành khi niêm yết. Đặc biệt, chúng chỉ được sử dụng cho các đối tác mới để khuyến khích tính thanh khoản của rToken.
  • 10% Stafi coin thuộc Community rewards phát hành vào ngày 30/09/2020. Số còn lại được dùng khi Staking contract “lên sàn” nhằm khuyến khích người dùng kiếm crypto – “farming”.

Cuối cùng, đối với lượng token dành cho Team phát triển, 10% sẽ được phát hành sau 9 tháng. 90% còn lại được phân phối hàng ngày trong 9 tháng tiếp theo.

Đánh giá về Stafi và FIS

Founder của Stafi là Young Liam. Ông từng có 8 năm kinh nghiệm tại công ty Internet truyền thống cũng như tham gia nhiều dự án khác như mining pool Wetez và Wetez wallet,…

Bên cạnh đó, giao thức này còn nhận được sự đầu tư và hợp tác của nhiều cái tên lớn như: Web3 Foundation; Dexe; Chainlink; Bluzelle; Oasis… Điều này hứa hẹn quá trình hoàn thiện và mở rộng Stafi sẽ diễn ra nhanh và mạnh hơn. Thậm chí, các nhà phát triển có quyền hướng đến một hệ sinh thái riêng của mình. 

danh-gia-ve-stafi-va-fis

Đánh giá về Stafi và Fis

Tuy nhiên, chỉ với những yếu ấy thì chưa thể khẳng định dự án thực sự có tiềm năng phát triển. Bên cạnh tìm hiểu đặc điểm cơ bản của Stafi và FIS là gì, chúng ta cũng cần quan tâm tới có vấn đề như định hướng của dự án, đánh giá từ thị trường,…

Trong đó, một vài điểm đáng lưu ý như:

  • Stafi hướng đến việc “cải tạo” một cơ chế đồng thuận đã khá ưu việt trên các mạng lưới Blockchain – Proof of Stake thay vì xây dựng một cơ chế, giải pháp mới. Điều này không phải tiêu cực. Song, chúng sẽ kìm hãm phần nào tiềm năng của toàn dự án.
  • Nhìn vào biến động giá của FIS trong thời gian qua, bất cứ ai cũng nhận thấy sự thiếu ổn định của đồng coin này. Tệ hơn, dường như thị trường đang “khắt khe” và khiến giá của loại Crypto này giảm sâu, thấp hơn cả thời điểm phát hành. Điều này chắc chắn khiến mọi người e ngại khi quyết định rót vốn vào FIS.

Tổng kết lại, Stafi và token của dự án chưa thực sự đáng đầu tư ở thời điểm này. Và nếu có thì chúng ta nên coi đây là lĩnh vực phụ trợ trong danh mục đầu tư của mình. Trong tương lai, hy vọng rằng những tín hiệu từ Stafi sẽ trở nên khả quan và cho thấy nhiều cơ hội lợi nhuận hơn.

Một số chia sẻ dành cho nhà đầu tư FIS

Trong trường hợp vẫn muốn đầu tư vào Stafi, dưới đây là một số chia sẻ có thể hỗ trợ bạn:

  • Các sàn giao dịch đang hỗ trợ FIS: Binance, Huobi, Bitmax, Uniswap.
  • Ví hỗ trợ lưu trữ FIS: Polka Wallet hoặc lưu trên các sàn giao dịch.
  • Một lần nữa, ở thời điểm hiện tại, nên xem Stafi và FIS là lĩnh vực phụ trợ trong danh mục đầu tư thay vì dồn nguồn lực quá lớn vào dự án.

>> Xem thêm: Blockchain là gì? Bách khoa toàn thư về công nghệ Blockchain

Với những chia sẻ trên đây, mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn Stafi và FIS là gì cũng như có chiến lược đầu tư phù hợp nhất. Đừng quên theo dõi blog của bePAY để cùng trao đổi nhiều hơn về thị trường Crypto.

FAQ

Có nên đầu tư vào Stafi Token (FIS) không?

Đáp án là có. Tuy nhiên, bạn nên xem xét và coi đây là mục tiêu phụ trong danh mục đầu tư của mình. Lý do là bởi hướng đi của dự án xoay quanh Stafi Token (FIS) có những giới hạn nhất định. Quan trọng hơn, biểu đồ giá của loại Crypto này đang trong giai đoạn “lao dốc”.

Có thể mua FIS ở đâu?

Hiện nay, một số sàn giao dịch hỗ trợ mua bán đồng tiền mã hóa FIS là Binance, Huobi, Bitmax, Uniswap. Bạn có thể cân nhắc về mức phí của từng sàn và nhu cầu của cá nhân để lựa chọn phù hợp.