Giao Dịch Crypto

Yield Farming là gì? Lưu ý cần biết khi kiếm tiền với Yield Farming

Binh

16 Tháng Tám 2022

Đối với các nhà đầu tư và cá nhân quan tâm đến thị trường Crypto, Yield Farming chắc chắn là thuật ngữ không thể bỏ qua. Đây là một trong những cách thức tạo nguồn thu thụ động được cộng đồng ưu tiên lựa chọn bởi nhiều ưu điểm nổi bật. Vậy, đặc điểm của Yield Farming là gì? Làm thế nào để Yield Farming một cách hiệu quả? Nếu đang quan tâm tới các vấn đề trên thì bạn không nên bỏ qua bài chia sẻ dưới đây của bePAY

Yield Farming là gì?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu chính xác Yield Farming là gì? Đây là thuật ngữ để chỉ về một nhóm cách thức tạo lợi nhuận dựa trên lượng tài sản mã hóa đã sở hữu.

Cụ thể, nhà đầu tư sẽ tham gia vào các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) hỗ trợ tính năng này, cung cấp tính thanh khoản cho nền tảng và nhận lại một phần hoa hồng được trích từ phí dịch vụ trên chính công cụ DeFi ấy. Theo đó, Yield Farming (khai thác lợi suất) thường được áp dụng trong thị trường Crypto thay vì các lĩnh vực tài chính truyền thống. 

yield-farming-la-gi

Yield Farming là gì?

Tuy định nghĩa của Yield Farming không quá phức tạp nhưng thực tế, để làm chủ được phương thức kiếm tiền đặc biệt này, mỗi nhà đầu tư cần có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Lý do là bởi, họ sẽ thường xuyên tham gia vào những nền tảng tài chính khác nhau, liên tục khai thác nhiều loại coin/token.

Trong khi đó, thị trường Crypto biến động nhanh chóng và mạnh mẽ. Nếu thiếu đi một chiến lược phù hợp, ngay cả những nhà đầu tư lâu năm cũng không tránh được nguy cơ thua lỗ. 

Song, bởi những tiềm năng tạo ra nguồn thu lớn và góp phần nâng cao tính thanh khoản của thị trường tài sản mã hóa nói chung, Yield Farming vẫn luôn được cộng đồng ưu tiên lựa chọn. Đồng thời, các nền tảng DeFi cũng cung cấp ngày một nhiều tính năng khai thác lợi suất trong hệ sinh thái của mình. 

Các hình thức Yield Farming

Nói về các hình thức khai thác lợi suất trên thị trường Crypto, không ít người còn đang nhầm lẫn giữa Yield Farming vs Staking. Thực tế, Staking hay đặt cọc là quy trình tạm khóa một lượng coin/token nhất định và mang tính bắt buộc đối với nhiều hệ sinh thái Blockchain.

Staking có thể được sử dụng trong Yield Farming như một hình thức kiếm tiền, cũng có thể vận dụng trong mô hình quản trị phi tập trung (DAO). Do đó, Yield Farming vs Staking không đồng nhất dù có mối quan hệ mật thiết trong nhiều trường hợp.

>> Xem thêm: Staking là gì? Hướng dẫn cách Staking thành công 100% cho người mới

Quay trở lại với Yield Farming, hiện tại có 2 hình thức khai thác lợi suất chính là Yield Farm LP và Stake Farm. Điểm khác biệt cơ bản giữa chúng là loại hợp đồng thông minh (smart contract) được dùng để thực hiện gửi tài sản mã hóa, cụ thể:

Yield Farm LP (Liquidity Pool)

Đối với Yield Farm LP (Liquidity Pool), người dùng sẽ thực hiện gửi coin/token vào smart contract của một pool thanh khoản phù hợp. Những pool này sẽ hoạt động như một giao thức giao dịch phi tập trung giữa các cặp Crypto được hỗ trợ dựa vào tiền điện tử do chính LPs cung cấp.

yield-farm-lp

Các hình thức Yield Farming – Yield Farm LP (Liquidity Pool)

Staking Farm

Đối với Staking Farm, người dùng sẽ gửi coin/token vào smart contract của một Staking Pool. Staking Pool tương tự như một kho lưu trữ tài sản mã hóa thay vì giao thức giao dịch như Liquidity Pool. Một đặc điểm phân biệt khác giữa Staking Farm và Yield Farm LP chính là người dùng sẽ dễ dàng sử dụng Staking Farm hơn bởi hình thức này chỉ yêu cầu ký gửi một tài sản tương ứng để kiếm thu nhập thụ động.

staking-farm

Staking Farm

Một số thuật ngữ liên quan tới Yield Farming

Để hiểu hơn các đặc điểm của Yield Farming, chúng ta cần nắm rõ các thuật ngữ về TVL (Total Value Locked), APY (Annual Percentage Yield) và APR (Annual Percentage Rate). 

TVL (Total Value Locked)

TVL (Total Value Locked) có nghĩa là tổng giá trị tài sản bị khóa. Đây là thuật ngữ nói về lượng tài sản mã hóa đã được gửi vào các Liquidity Pool hoặc Staking Pool hỗ trợ Yield Farming. Theo nghĩa đó, TVL sẽ phản ánh mức độ mạnh/yếu của một nền tảng DeFi bất kỳ cũng như tiềm năng của chúng tại thời điểm được xét đến. Điều này tương tự như Chỉ số tài sản được quản lý (AUM) trong thị trường tài chính truyền thống. 

total-value-locked

TVL (Total Value Locked)

>> Xen thêm: Tất tần tật thông tin về TVL dành cho nhà đầu tư Crypto

APY và APR

APY (Annual Percentage Yield) mang nghĩa là tỷ suất lợi nhuận thực tế hằng năm theo cách cộng dồn (compound). Còn APR (Annual Percentage Rate) là tỷ suất lợi nhuận tính theo năm. Đối với thị trường DeFi, dù có những khác biệt nhưng cả hai tỷ số này đều giúp người dùng phần nào biết được mức tiền lãi mà họ có thể kiếm khi gửi tài sản vào các nền tảng hỗ trợ Yield Farming.

annual-percentage-yield-va-annual-percentage-rate

Annual Percentage Yield và Annual Percentage Rate

Cách vận hành của Yield Farming là gì?

Đầu tiên, khai thác lợi suất có mối quan hệ mật thiết với mô hình “nhà tạo lập thị trường tự động” – AMM (Automated Market Maker). Cả hai đều cần đến các nhà cung cấp thanh khoản và cơ chế thanh khoản tương ứng. 

Cụ thể, các nhà cung cấp thanh khoản gửi tài sản mã hóa của mình vào một bể thanh khoản phù hợp. Bể này sẽ hình thành thị trường giao dịch Crypto quy mô nhỏ – nơi các bên có thể cho vay và đi vay hoặc trao đổi coin/token được hỗ trợ. Đồng thời, những người sử dụng dịch vụ của bể thanh khoản sẽ phải trả phí tương ứng. Một phần phí thu về sẽ được gửi cho nhà cung cấp thanh khoản như khoản hoa hồng. 

Trong một số trường hợp, việc nhà cung cấp thanh khoản gửi tài sản vào Pool thanh khoản lại nhằm phân phối token mới. Điều này thường diễn ra khi không thể mua token ấy trên thị trường chung với số lượng nhỏ mà cần tích lũy thông qua một quỹ cụ thể.

cach-thuc-hoat-dong-cua-yield-farming-la-gi

Cách vận hành của Yield Farming

Ở những quá trình này, các stablecoin được sử dụng phổ biến, đóng vai trò như phương tiện hỗ trợ giao dịch. Một số nền tảng cũng tạo ra token riêng nhưng không nằm ngoài mục tiêu kể trên. 

Cuối cùng, Yield Farming khác với AMM ở cách triển khai. Ngoài ra, khai thác lợi suất là một phương thức tài chính mới nên tích hợp nhiều thuật toán, cơ chế và công nghệ tiến bộ hơn. 

Ưu nhược điểm của Yield Farming

Ưu điểm

Yield Farming có những ưu điểm nổi bật sau:

  • Cho phép người tham gia có thêm thu nhập thụ động từ nguồn tài sản mã hóa mình sở hữu.
  • Tạo động lực cho nhiều nền tảng và công cụ DeFi mới được ra đời.
  • Không chỉ nhà cung cấp thanh khoản mà người dùng khác (như bên đi vay) có cơ hội tiếp cận với nguồn tiền mã hóa tốt hơn.
  • Nâng cao tính thanh khoản của thị trường Crypto, thúc đẩy nền tài chính phi tập trung phát triển ngày một mạnh mẽ.

uu-diem-cua-yield-farming

Ưu điểm của Yield Farming

Nhược điểm

Một số hạn chế còn tồn tại của Yield Farming là:

  • Yield Farming không thể hiện tính minh bạch và chất lượng thực sự của dự án hay nền tảng phía sau.
  • Tham gia Yield Farming, đồng nghĩa tài sản bạn gửi vào các bể thanh khoản sẽ bị tạm khóa, không thể sử dụng, giao dịch cho đến khi rút ra. 
  • Các đồng coin/token và stablecoin được sử dụng trong Yield Farming đứng trước rủi ro bị mất giá cũng như chịu ảnh hưởng của thị trường Crypto nhiều biến động. 

nhuoc-diem-cua-yield-farming

Nhược điểm của Yield Farming

8+ nền tảng Yield Farming nổi tiếng nhất

Điểm danh những nền tảng/giao thức hỗ trợ nổi tiếng nhất hiện nay, chúng ta không thể bỏ qua những cái tên dưới đây:

  • MakerDAO (DAO): Cho phép người dùng Yield Farming trên các giao thức khác như Compound thông qua đồng DAI.
  • Compound (COMP): Cho phép Yield Farming khi cung cấp thanh khoản vào Compound.
  • Uniswap (UNI): Cho phép Yield Farming khi cung cấp thanh khoản vào pool.
  • Balancer (BAL): Cho phép Yield Farming đồng BAL và các token quản trị khác được hỗ trợ Pool thanh khoản trên Balancer.
  • Synthetix (SNX): Cho phép Yield Farming khi dùng sUSD để cung cấp thanh khoản ở các pool trên nền tảng khác.
  • Aave (AAVE): Cho phép Yield Farming thông qua hoạt động Lending (cho vay) và Borrowing (đi vay). 
  • Curve Finance (CRV): Yield Farming thông qua cung cấp thanh khoản đối với đồng CRV.
  • PancakeSwap: Là một sàn giao dịch tài sản mã hóa phi tập trung (DEX) theo mô hình AMM và hỗ trợ Yield Farming.

Ngoài những cái tên đã nêu, nếu muốn khai thác lợi suất từ tài sản mã hóa mình đã sở hữu, bạn có thể tham khảo thêm yEarn Finance (YFI) và Venus Protocol. 

8-nen-tang-yield-farming-noi-tieng

8+ nền tảng Yield Farming nổi tiếng nhất

>> Xem thêm: Hướng dẫn giao dịch trên Uniswap và Pancakeswap từ A-Z

Một số lưu ý khi kiếm tiền với Yield Farming

Để có thể tối đa hóa lợi nhuận từ Yield Farming, chắc chắn nhà đầu tư cần tham khảo một số lưu ý dưới đây:

  • Lựa chọn nền tảng Yield Farming phù hợp, uy tín và chất lượng.
  • Hướng đến những loại coin/token top đầu để khai thác lợi suất. 
  • Khi Yield Farming, cần chốt lời hợp lý, không nên quá tham lam. 

Tổng kết lại, dù vẫn còn một số nhược điểm, Yield Farming vẫn đang là phương thức tạo nguồn thu thụ động được đông đảo nhà đầu tư trong thị trường Crypto lựa chọn. Các hình thức khai thác lợi suất có mặt ít nhiều cũng ảnh hưởng đến những phương thức tài chính trước đó. Song, rõ ràng tất cả đều góp phần giúp lĩnh vực DeFi ngày một sôi động và mở rộng hơn. 

luu-y-khi-yield-farming-la-gi

Những lưu ý khi kiếm tiền với Yield Farming

Qua bài viết trên đây, bePAY mong rằng bạn không chỉ hiểu rõ đặc điểm của Yield Farming là gì. Hơn hết, bạn sẽ đưa ra được những chiến lược và kế hoạch đầu tư phù hợp nhất. Hoặc gần hơn là tìm ra cách thức và nền tảng khai thác lợi suất hiệu quả, chất lượng hơn.

FAQ

Yield Farming vs Staking có giống nhau không?

Yield Farming và Staking là hai thuật ngữ khác nhau về bản chất. Trong đó, Yield Farming là phương thức tạo nguồn thu từ tài sản mã hóa đã sở hữu. Còn Staking là một quy trình, một thủ tục bắt buộc trước khi thực hiện dịch vụ tài chính hay tham gia quản trị trên nền tảng Blockchain yêu cầu.

Yield Farming có ưu điểm gì?

Những ưu điểm nổi bật của Yield Farming là: 

  • Cho phép người tham gia có thêm thu nhập thụ động từ nguồn tài sản mã hóa mình sở hữu.
  • Tạo động lực cho nhiều nền tảng và công cụ DeFi mới được ra đời.
  • Không chỉ nhà cung cấp thanh khoản mà người dùng khác (như bên đi vay) có cơ hội tiếp cận với nguồn tiền mã hóa tốt hơn.
  • Nâng cao tính thanh khoản của thị trường Crypto, thúc đẩy nền tài chính phi tập trung phát triển ngày một mạnh mẽ.

Xem thêm các kênh thông tin của bePAY:

Facebook Twitter Youtube