Kiến thức

Slippage là gì? Cách tránh trượt giá trong giao dịch Crypto (2022)

Ngoan

03 Tháng Ba 2022

Khi giao dịch ở bất kỳ thị trường tài chính nào thì sự trượt giá (Slippage) là điều chúng ta không thể tránh khỏi. Khi bạn đặt các lệnh mua bán trên một sàn giao dịch nào đó, không phải lúc nào lệnh giao dịch của bạn cũng sẽ được thực hiện theo đúng mức giá bạn mong muốn. Vậy thì chính xác Slippage là gì? Làm sao để giảm thiểu tình trạng Slippage khi giao dịch? Cùng bePAY khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

Slippage là gì?

Slippage (độ trượt giá) đề cập đến sự chênh lệch giữa giá kỳ vọng của một giao dịch và giá mà giao dịch được thực hiện. Trượt giá có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng phổ biến nhất trong thời kỳ biến động cao khi các lệnh thị trường được sử dụng.

Hiện tượng Slippage cũng có thể xảy ra khi một lệnh lớn được thực hiện nhưng không có đủ khối lượng ở mức giá đã chọn. Từ đó không thể duy trì chênh lệch giá mua bán hiện tại.

slippage-la-gi
Slippage là gì?

Để hiểu Slippage là gì, bạn cần nhớ hai yếu tố chính sau:

  • Slippage đề cập đến tình huống mức giá thực hiện giao dịch khác với giá dự định. Có thể hiểu đơn giản, Slippage là giá trị chênh lệch giữa mức giá mà sàn hiển thị với mức giá thực tế mà bạn phải trả khi thực hiện giao dịch.

  • Slippage xảy ra trên tất cả các thị trường, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối và Crypto.

Phân loại Slippage

Có 2 loại trượt giá: trượt giá dương (có lợi) và trượt giá âm (có hại).

  • Trượt giá dương: Đối với lệnh mua, nếu giá mua thực tế thấp hơn giá dự kiến mà sàn hiển thị thì đây là trường hợp trượt giá dương. Điều này mang về khoản lợi cho các nhà giao dịch.

  • Trượt giá âm: Đối với lệnh mua, nếu giá mua thực tế cao hơn giá dự kiến mà sàn hiển thị thì đây là trường hợp trượt giá âm. Điều này khiến cho các nhà giao dịch thiệt hại nặng nề.

Phân tích tình trạng Slippage

Tình trạng Slippage trong đầu tư ngoại hối và chứng khoán

Khi giao dịch ngoại hối, trượt giá có thể xảy ra nếu lệnh giao dịch được thực hiện mà không có lệnh giới hạn tương ứng; hoặc lệnh cắt lỗ có tỷ lệ kém thuận lợi hơn so với giá đã đặt trong lệnh ban đầu.

Trượt giá xảy ra trong thời kỳ nhiều biến động có thể do tin tức thị trường thay đổi, không ổn định khiến giao dịch không thể thực hiện ở mức giá kỳ vọng. Trong trường hợp này, các nhà giao dịch ngoại hối sẽ thực hiện giao dịch ở mức giá asset price tốt nhất trừ khi có lệnh giới hạn dừng giao dịch ở một mức giá cụ thể.

slippage-la-gi-trong-chung-khoan-va-forex
Tình trạng Slippage

Trong trường hợp giao dịch chứng khoán, Slippage là kết quả của sự thay đổi trong chênh lệch giá. Chênh lệch ở đây là sự khác biệt giữa giá bán và giá đặt mua. Nhà giao dịch có thể đặt một lệnh thị trường và thấy rằng lệnh đó được thực hiện ở một mức giá thấp hơn họ mong đợi.

Đối với các giao dịch dài hạn, giá chào bán có thể cao. Đối với các giao dịch ngắn hạn, trượt giá có thể do giá mua bị hạ xuống. Các nhà giao dịch chứng khoán có thể tránh trượt giá trong điều kiện thị trường biến động bằng cách không đặt lệnh thị trường trừ khi thật sự cần thiết.

>> Xem thêm: Những thông tin về DAO Token nhà đầu tư cần biết

Tình trạng Slippage Crypto

Tình trạng Slippage trong thị trường Crypto cũng thường xuyên diễn ra. Dưới đây, bePAY sẽ phân tích cho bạn một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trượt giá trong tiền điện tử.

  • Khi thị trường biến động mạnh

Khi thị trường xuất hiện tin tức xấu và giá bắt đầu biến động, nhà giao dịch thường sẽ sợ hãi và bán tháo tài sản bất chấp giá trị. Các nhà giao dịch sẽ bán giá market dẫn đến tình trạng trượt giá, gây thiệt hại lớn.

slippage-crypto
Slippage Crypto do thị trường biến động mạnh

Ví dụ: BTC giá market thời kỳ đỉnh cao là $60,000. Khi thị trường đang dump, bạn không thể khớp được lệnh bán BTC với giá đúng $60,000. Bạn sẽ phải đặt giá thấp hơn là $59,990 hay thậm chí là $59,980. Ở trường hợp này, độ trượt giá dao động từ $10 – $20.

  • Do khối lượng giao dịch lớn

Ở các sàn CEX, nếu bạn muốn mua vài chục hoặc vài trăm nghìn USDT chỉ trong một lần giao dịch thì sẽ dẫn đến hiện tượng trượt giá khá lớn.

  • Tính thanh khoản thấp

Trên các sàn DEX, ở mỗi pool thanh khoản, thông thường tỷ lệ phân chia sẽ là 50/50 của hai tài sản. Bên cạnh đó, một số pool hầu như không có tính thanh khoản, dẫn đến giao dịch bị trượt giá lên tới tận 50% – 70%. Đối với những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm giao dịch nhiều, nếu lỡ bấm swap thì sẽ bị chia đôi tài sản hay thậm chí chia 10 lần tài sản.

Cách tránh trượt giá trong giao dịch (Cập nhật 2022)

Mặc dù không thể tránh hoàn toàn sự trượt giá khi tham gia thị trường tiền mã hóa, nhưng vẫn có một số cách giúp giảm thiểu tình trạng này. Cùng bePAY tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Thay đổi loại lệnh thị trường

Một trong những cách chính để tránh những cạm bẫy đi kèm với trượt giá là sử dụng các lệnh giới hạn thay thế. Lệnh này sẽ chỉ được thực hiện ở mức giá mà bạn mong muốn. Tại AvaTrade, các lệnh giới hạn được thực hiện theo giá đã định hoặc giá tốt hơn, giúp loại bỏ rủi ro trượt giá có thể phát sinh khi sử dụng lệnh thị trường.

cach-tranh-truot-gia-trong-giao-dich
Phương pháp tránh trượt giá

Không giao dịch khi có các sự kiện kinh tế lớn

Trong hầu hết những trường hợp, sự trượt giá thường diễn ra xung quanh các sự kiện tin tức lớn, mang tính chuyển động của thị trường. Điều quan trọng là bạn cần theo dõi lịch kinh tế để biết tin tức liên quan đến tài sản mà bạn đang mong muốn giao dịch. Đây sẽ cách giúp bạn dự đoán được hướng di chuyển của tài sản, tránh những thời điểm biến động mạnh xảy ra xung quanh các sự kiện lớn.

Đối với các giao dịch trong ngày, tốt nhất là bạn nên tránh đặt lệnh thị trường trong những sự kiện tin tức tài chính quan trọng.

Các phương án khác

Ngoài hai phương pháp trên, chúng ta còn có một số phương án tránh trượt giá khác trên thị trường tiền mã hóa. Cụ thể:

  • Lựa chọn những pool thanh khoản cao khi giao dịch trên sàn DEX.
  • Tránh giao dịch khi tới giờ cao điểm hay thời điểm thị trường biến động mạnh.
  • Tránh giao dịch với khối lượng lớn. Bạn nên chia nhỏ các giao dịch này thành nhiều phần.
  • Tăng phí gas lên để lệnh được thực hiện nhanh hơn.
  • Kiểm soát mức trượt giá về mức mà bạn có thể chấp nhận được.

Nếu giữ nguyên phí gas thì trong một số trường hợp, giao dịch của bạn sẽ bị kẹt lại tới hàng giờ liền. Điều này dẫn tới thay đổi giá và có khả năng bạn sẽ nhận được ít coin/token hơn so với dự kiến. Để tránh những tình huống như vậy, hãy tăng phí gas cho giao dịch được diễn ra nhanh hơn.

>> Xem thêm: Hội chứng FOMO trong giao dịch tiền điện tử là gì?

Trên đây bePAY đã giải đáp cho bạn Slippage là gì và những nguyên nhân gây ra hiện tượng trượt giá. Ngoài ra, bePAY cũng gợi ý một số cách tránh trượt giá trong giao dịch trên thị trường tiền điện tử. Chúc bạn áp dụng thành công!

FAQ

Slippage Tolerance là gì?

Slippage Tolerance (ST) là mức chênh lệch giữa giá thực tế trong quá trình swap token trên AMM và giá ở thời điểm xác nhận giao dịch. Slippage Tolerance được thể hiện dưới dạng phần trăm.

Trong trường hợp thị trường biến động mạnh hoặc pool thanh khoản kém, bằng cách tăng %ST, người dùng có thể đẩy nhanh tốc độ giao dịch khi chấp nhận mức độ trượt giá cao hơn. Khi đó, người dùng cũng hạn chế được tình trạng giao dịch thất bại.

Cách xác định Slippage như thế nào?

Ở các sàn CEX đều sẽ hiển thị số coin/token bạn nhận được sau mỗi giao dịch. Từ đó, bạn có thể ước tính được mức trượt giá bằng công thức sau:

Slippage (%) = ( |Giá cuối – Giá đầu| : Giá cuối cùng) x 100%

Ở các sàn DEX, độ trượt giá tương đối lớn nên trước khi swap, bạn nên kiểm tra kĩ độ trượt giá ở mỗi giao dịch nhé.