Kiến thức

Smart Contract là gì? Một số loại hợp đồng thông minh phổ biến (2022)

bePAY

17 Tháng Mười Hai 2021

Smart Contract là một trong những công cụ hữu ích nhất liên quan đến công nghệ Blockchain. Chúng có thể cho phép chuyển mọi thứ từ Bitcoin và tiền pháp định (Fiat money) sang hàng hóa được vận chuyển trên khắp thế giới. Vậy chính xác Smart Contract là gì? Có những loại hợp đồng thông minh nào và ứng dụng của chúng trong cuộc sống là gì? Cùng bePAY đi tìm câu trả lời ngay sau đây!

Smart Contract là gì?

Smart Contract là gì là câu hỏi mà rất nhiều người đang tìm hiểu về Blockchain và Crypto vẫn luôn thắc mắc. Smart Contract (Hợp đồng thông minh) là một thuật ngữ mô tả bộ giao thức trên mạng phi tập trung, có khả năng tự động thực hiện thỏa thuận hay điều khoản giữa các bên (hệ thống máy tính) nhờ vào công nghệ chuỗi khối Blockchain. Hợp đồng thông minh có hiệu lực tương đương với hợp đồng pháp lý trên giấy tờ truyền thống.

Và bởi vì hợp đồng thông minh có thể loại bỏ chi phí quản trị nên đây là một trong những tính năng hấp dẫn nhất liên quan đến công nghệ Blockchain. Trong khi Blockchain hoạt động như một loại cơ sở dữ liệu, xác nhận rằng các giao dịch đã diễn ra, thì hợp đồng thông minh thực hiện những điều kiện được xác định trước. Hãy tưởng tượng rằng hợp đồng thông minh như một máy tính thực thi theo lệnh đã được lập trình dạng “nếu/thì” hoặc có điều kiện.

smart-contract-la-gi

Smart Contract là gì?

Hợp đồng thông minh có thể được lưu trữ như một phần của Blockchain hoặc công nghệ sổ cái phân tán khác. Bên cạnh đó, chúng được tích hợp vào những cơ chế thanh toán cũng như trao đổi kỹ thuật số, ví dụ như Bitcoin và các loại tiền điện tử.

Về cơ bản, khi những điều kiện nhất định của hợp đồng thông minh được đáp ứng, ví dụ hàng hóa đến cảng, hai bên đồng ý trao đổi bằng tiền điện tử – họ có thể tự động hóa việc chuyển Bitcoin, tiền pháp định. Tất cả giao dịch đều được ghi lại vào một sổ cái Blockchain – nơi lưu trữ mọi trạng thái của hợp đồng thông minh.

Cách vận hành của Smart Contract là gì? 

Trên đây bePAY đã giải đáp cho bạn về Smart Contract là gì. Bây giờ hãy cùng tìm hiểu cơ chế mà hợp đồng thông minh vận hành trong chuỗi khối nhé. 

Hợp đồng thông minh trong Blockchain là một loại chương trình đặc biệt mã hóa logic, có nghiệp vụ chạy trên một hệ thống máy ảo được đưa vào chuỗi khối hoặc loại sổ cái phân tán khác.

Quá trình tạo hợp đồng thông minh bắt đầu khi những doanh nghiệp làm việc với các nhà phát triển để mô tả yêu cầu của họ đối với hợp đồng thông minh, nhằm đáp ứng các sự kiện hoặc hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ các sự kiện có thể là ủy quyền thanh toán, nhận hoặc giao lô hàng thành công. 

co-che-hop-dong-thong-minh

Cách vận hành của Smart Contract là gì?

Logic phức tạp hơn có thể mã hóa các sự kiện phức tạp hơn. Chẳng hạn như tính toán giá trị của một công cụ tài chính phái sinh và xử lý giao dịch phái sinh. hoặc tự động giải phóng khoản thanh toán bảo hiểm trong trường hợp một người qua đời hoặc thảm họa thiên nhiên.

Tiếp theo, các nhà phát triển viết hợp đồng thông minh bằng ngôn ngữ lập trình. Sau đó, ứng dụng đã được viết sẽ được chuyển cho một nhóm chuyên gia kiểm tra tính bảo mật của hợp đồng thông minh. Khi hợp đồng đã được chấp thuận, nó sẽ được triển khai trên một Blockchain hiện có hoặc trên sổ cái phân tán khác.

Khi hợp đồng thông minh được triển khai, chúng được định cấu hình để lắng nghe các cập nhật sự kiện từ “oracle” – một nguồn dữ liệu phát trực tuyến được bảo mật bằng mật mã. Hợp đồng thông minh sẽ được thực thi khi nhận được sự kết hợp hoàn chỉnh của các sự kiện từ một hoặc nhiều oracle.

>> Xem thêm: Blockchain là gì? Bách khoa toàn thư về công nghệ Blockchain

Một số loại hợp đồng thông minh phổ biến

Hợp đồng thông minh Binance

Binance Smart Chain (BSC) là một Blockchain chạy song song với Binance Chain và có tích hợp chức năng hợp đồng thông minh, cùng với khả năng tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM). Hợp đồng thông minh Binance là loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. 

Mục tiêu của BSC là giữ nguyên thông lượng của Binance Chain. Đồng thời, BSC đưa các hợp đồng thông minh vào hệ sinh thái Binance Chain.

hop-dong-thong-minh-binance

Hợp đồng thông minh Binance

Hợp đồng thông minh Ethereum

Hợp đồng thông minh Ethereum chịu trách nhiệm thực thi và quản lý các hoạt động diễn ra trên chuỗi khối khi những người dùng tương tác với nhau. Bất kỳ địa chỉ nào không phải là hợp đồng thông minh đều được gọi là tài khoản độc lập (EOA). Do đó, hợp đồng thông minh sẽ do máy tính kiểm soát còn EOA sẽ do người dùng kiểm soát.

Về cơ bản, hợp đồng thông minh Ethereum bao gồm 01 mã hợp đồng và 02 khóa công khai. Một khóa công khai do người tạo hợp đồng cung cấp. Một khóa sẽ đại diện cho chính hợp đồng. Chiếc khóa này khá quan trọng và có vai trò như một mã định danh kỹ thuật số duy nhất cho mỗi hợp đồng thông minh trên Ethereum.

hop-dong-thong-minh-ethereum

Ethereum triển khai hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh của ADA

Hard fork Alonzo đã được ra mắt trên Cardano và kích hoạt hợp đồng thông minh trong Blockchain bằng chứng cổ phần (PoS) này. Đây là sự kiện gây chấn động trong cộng đồng tiền điện tử Cardano. ADA đã ghi nhận khoảng 480 hợp đồng thông minh được tạo ra mỗi ngày kể từ khi ra mắt.

Hợp đồng thông minh của ADA hiện đã được hoạt động trên mạng chính của Cardano. Hoskinson đang xem xét ra mắt thêm phần phụ trợ ứng dụng Plutus, cho phép người dùng kỹ thuật và không kỹ thuật đều có thể xây dựng mạng.

hop-dong-thong-minh-ada

Hợp đồng thông minh của ADA

Hợp đồng thông minh Solana

Solana là một mạng lưới Blockchain phát triển tập trung vào các giao dịch nhanh chóng với thông lượng cao. Solana được thành lập vào năm 2017 bởi ông Anatoly Yakoveno – giám đốc cấp cao của Qualcomm. Người dùng có thể thanh toán phí giao dịch và tương tác với các hợp đồng thông minh Solana thông qua SOL – đồng tiền mã hoá gốc của mạng.

>> Xem thêm: Liquidity pool là gì? Những điều cần biết về Liquidity pool

Một số ứng dụng của hợp đồng thông minh

Ứng dụng của hợp đồng thông minh trong ngân hàng

Ứng dụng của hợp đồng thông minh trong ngân hàng được ưa chuộng rộng rãi và đang trên đà phát triển tới nhiều quốc gia trên thế giới. Một số ưu điểm khi dùng Smart Contract trong ngành ngân hàng có thể kể đến như:

  • Được điều khiển bởi chuỗi khối cung cấp quá trình xử lý yêu cầu bảo hiểm tự động cho ngành ngân hàng. 
  • Cho phép dễ dàng nộp các yêu cầu và xác nhận tự động thông qua các sổ cái phi tập trung của mạng Blockchain. 
  • Làm giảm rủi ro phải bồi thường cho những sự kiện gian lận.
  • Lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp và giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch về lâu dài.
  • Các hợp đồng thông minh dựa trên chuỗi khối giúp dễ dàng xử lý thanh toán, cho phép chuyển tiền theo thời gian thực trong khi vẫn duy trì tính chính xác và minh bạch.

 ung-dung-cua-hop-dong-thong-minh-trong-ngan-hang

Ứng dụng Smart Contract vào ngân hàng

Ứng dụng của hợp đồng thông minh trong dịch vụ y tế

Với hợp đồng thông minh, hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân sẽ được mã hóa và lưu trữ trên chuỗi khối với một khóa riêng và chỉ những người cầm mã khóa đó mới có thể truy cập vào xem hồ sơ. Đồng thời tất cả những hóa đơn người bệnh phải trả sẽ được lưu trữ trên hệ thống Blockchain và được tự động chuyển sang bên bảo hiểm để thanh toán. 

Sổ cái công khai cũng có thể được sử dụng trong việc quản lý chăm sóc dịch vụ y tế, ví dụ như: giám sát số lượng thuốc men, giám sát kết quả xét nghiệm và quản lý máy móc y tế,…

ung-dung-cua-hop-dong-thong-minh-trong-y-te

Ứng dụng Smart Contract vào ngành dịch vụ y tế

Ngoài ra, Smart Contract còn có thể ứng dụng trong vô vàn ngành nghề khác, ví dụ như trong quản lý chuỗi cung ứng (Logistics), nông nghiệp, bất động sản, bảo hiểm,…

Trên đây bePAY đã giải đáp cho bạn về Smart contract là gì, cách tạo hợp đồng thông minh cũng như một số loại hợp đồng thông minh phổ biến hiện nay. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới cho bạn những kiến thức bổ ích về hợp đồng thông minh nói riêng và Blockchain nói chung.

FAQ

Ví dụ về hợp đồng thông minh là gì?

Sau đây là một ví dụ về hợp đồng thông minh giúp bạn dễ hình dung hơn. Hãy tưởng tượng bạn dự định thuê một văn phòng làm việc và bạn đã trả tiền thuê nhà 1 năm qua Blockchain vào ngày 30 tháng 11 vừa rồi. Biên nhận hành động trả tiền thuê nhà của bạn sẽ được tự động ghi vào hợp đồng thông minh. Trong hợp đồng quy định ngày 2 tháng 12 bạn sẽ nhận được mật mã căn nhà. 

Tuy nhiên, nếu đến thời điểm đó mà bạn vẫn chưa nhận được mã để vào căn nhà, hợp đồng thông minh sẽ tự động hoàn trả tiền lại cho bạn. Bạn hoàn toàn không cần liên lạc bên thuê nhà để lấy lại tiền như giao dịch truyền thống. Mọi thứ sẽ được diễn ra tự động theo đúng quy trình đã được lập sẵn của hợp đồng thông minh.

Hợp đồng thông minh và một số vấn đề pháp lý đặt ra là gì?

Hợp đồng thông minh và một số vấn đề pháp lý đặt ra là một chủ đề đã gây ra không ít tranh cãi và vẫn còn kéo dài cho tới hiện tại. Theo đó, Smart Contract không nhất thiết phải được hình thành từ một thỏa thuận mang tính ràng buộc hay mang tính hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo ý kiến của các chuyên gia về chuỗi khối, Smart Contract không mang tính chất của một thỏa thuận pháp lý. Thay vào đó, nó giống như một công cụ thực thi điều khoản đã ghi trong hợp đồng hơn. Tuy nhiên Belarus là quốc gia đầu tiên đã chính thức công nhận tính hợp pháp của hợp đồng thông minh vào năm 2017.