Staking là gì? Hướng dẫn cách Staking thành công 100% cho người mới
15 Tháng Một 2022
Staking có thể mang lại những hiệu quả đầu tư và khai thác coin tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn đã nắm rõ Staking là gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện Staking chưa?. Trong nội dung bài viết, bePAY sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi xoay quanh phương thức kiếm tiền trên.
Staking là gì?
Staking hay Staking coin là việc người dùng giữ một lượng tiền điện tử nhất định của một dự án Blockchain nào đó ở ví điện tử của mình trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm mục đích cuối cùng là nhận phần thưởng. Theo đó, phần thưởng sẽ phụ thuộc vào số lượng và thời gian thực hiện giữ coin như trên.
Điều này được thực hiện dựa vào việc mọi giao dịch trên nền tảng Blockchain đều cần được xác nhận tính hợp lý thông qua các cơ chế đồng thuận như Proof of Work (POW) hay Proof of Stake (POS). Kết quả thu về không chỉ là sự đảm bảo tính đúng đắn của giao dịch mà còn là việc những người thực hiện được trả công.
Định nghĩa Staking là gì?
Với Staking coin, cơ chế được sử dụng là Proof of Staking hoặc các biến thể của nó, gọi là DPOS. Nếu như bạn chưa biết, POS là giao thức bằng chứng cổ phần. Nghĩa là, hệ thống sẽ khóa một lượng coin nhất định, tương tự như phí đặt cọc nếu người dùng muốn tham gia xác nhận giao dịch trên khối (block). Sau khi quá trình xác thực hoàn tất, hệ thống sẽ trả công cho những ai hoàn thành tốt.
Như vậy, với việc Staking, người dùng có khả năng tham gia bỏ phiếu quyết định thông tin giao dịch phù hợp hay không và tạo ra thu nhập. Ở một khía cạnh nào đó, quá trình này giống với câu chuyện gửi tiền ngân hàng và nhận lãi nhưng bạn có nhiều “quyền lợi” hơn.
Hiện nay, có nhiều tiêu chí phân loại Staking như:
- Theo cơ chế đồng thuận: Staking dựa vào POS, Staking dựa vào DPOS.
- Theo vị trí lưu trữ coin đặt cọc: Staking trên ví điện tử, Staking trên sàn giao dịch.
- Theo loại Crypto sử dụng: Staking Kucoin, Staking ADA coin, Staking TRON coin, Staking Shiba coin,…
- Theo vai trò của chủ thể: Node, Masternode,…
Staking kiếm tiền
>> Xem thêm: Proof of Stake là gì? Tổng quan về Proof of Stake trong Blockchain
Staking hoạt động như thế nào?
Staking là hoạt động trữ tiền mã hóa, tham gia đóng góp cho sự hoạt động, phát triển của Blockchain để được hệ thống tặng thưởng. Phương thức khai thác coin này được ứng dụng phổ biến trên các nền tảng chuỗi khối áp dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake hoặc các biến thể như DPOS.
Theo đó, người thực hiện sẽ đặt cọc một khoản tiền mã hóa nhất định để có được quyền tham gia xác thực giao dịch hoặc bỏ phiếu quyết định tạo khối,… Những công việc này hoàn toàn do hệ thống Blockchain kiểm soát. Trong quá trình này, số coin được Staking sẽ bị khóa lại và không thể sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. Khi kết thúc, căn cứ vào kết quả xác thực cuối, “Staker” sẽ nhận được phần thưởng là lượng coin tương ứng và khoản đặt cọc cũng hoàn trả sau đó.
Đối với những nền tảng sử dụng DPOS, phương thức hoạt động cũng khá tương đồng như trên. Song, người tham gia có thể ủy quyền cho một người tham gia khác để đưa ra quyết định thay mình. Những người đại diện sau đó sẽ trả cho người ủy quyền tất cả phần thưởng mình tạo ra trong phạm vi được ủy quyền và nhận về một mức cổ tức tương xứng với công sức đã bỏ ra.
Staking hoạt động như thế nào?
Ví dụ như Staking Defi của Binance. Đây là một tính năng đang được nhiều sàn áp dụng. Trên Binance, Staking Defi cho phép người dùng truy cập vào dự án tài chính phi tập trung một cách dễ dàng và đơn giản hơn. Họ sẽ không cần phải quản lý các private key (khóa riêng tư), tài sản đã mua,… mà vẫn có thể tham gia Staking cho các dự án này.
Để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong Staking, một vài đồng xu đã bổ sung tính ngẫu nhiên vào quá trình và bỏ phiếu đánh giá “Staker” để người tham gia xấu khó lòng thao túng kết quả. Tương tự xổ số khi số lượng tiền mã hóa nắm giữ tương đương với số lượng vé số.
Trong hầu hết các trường hợp, việc Staking có thể thực hiện trực tiếp từ ví tiền điện tử của người dùng, hoặc khóa chúng trong một hợp đồng thông minh (masternode). Ngoài ra, một số sàn giao dịch tiền điện tử cũng cung cấp dịch vụ đặc biệt này.
Điểm khác biệt cơ bản của Staking so với đào coin qua Proof of Work là tính phụ thuộc vào các thiết bị đào (ASICs). Nếu như thợ đào coin POW cần trang bị hệ thống phần cứng mạnh mẽ, có hiệu năng vô cùng cao thì “nhân viên POS” được giảm tải khá nhiều áp lực về vấn đề này. Thay vì được yêu cầu về ASICs, họ được yêu cầu về việc đầu tư tiền mã hóa.
So sánh Staking bằng POS và POW
Lý do là bởi các nút xác thực POS được chọn dựa trên số lượng và thời gian “đặt cọc” tiền và không cạnh tranh nhau dựa trên hiệu quả công việc tính toán như POW. Tuy nhiên, mỗi một nền tảng Blockchain POS sẽ sử dụng một loại Crypto riêng mà không có đại diện chung. Staking Kucoin sẽ khác Staking ADA coin hay Staking TRON coin,… Điều này đồng nghĩa các thợ đào cần có sự cân nhắc lựa chọn thật kỹ lưỡng trước khi tham gia kiếm tiền từ Staking.
>> Xem thêm: Proof of Work là gì? 4 thông tin quan trọng về Proof of Work
Lợi ích của việc Staking là gì?
Đối với người thực hiện – “Staker”
Lợi ích đầu tiên đối với người tham gia Staking chính là tạo ra thu nhập thụ động. Như đã chia sẻ, điều này khá giống với việc bạn gửi tiền vào ngân hàng và nhận lãi. Tuy nhiên, bạn sẽ trực tiếp đóng góp một phần công sức vào quy trình hoạt động của nền tảng Blockchain.
Tuy nhiên, nếu bạn là nhà đầu tư muốn làm giàu từ việc trading, liên tục giao dịch tiền mã hóa thì có vẻ đây không phải lựa chọn phù hợp. Staking TRON coin, Staking Shiba coin hay bất kỳ loại Crypto nào cũng nên là định hướng đầu tư lâu dài.
Thứ hai, vốn đầu tư ban đầu về cơ bản thấp hơn hình thức đào coin qua POW. Ở đây, chúng ta tập trung vào yêu cầu xây dựng ASIC. Không khó để nhận ra chi phí cho một bộ máy cơ bản phục vụ Staking rẻ hơn đáng kể. Nguyên nhân không chỉ đến từ đòi hỏi cao về cấu hình, hiệu năng của mỗi dàn ASIC đào coin, mà còn là đòi hỏi về số lượng máy, càng nhiều càng mang đến khả năng khai thác cao hơn. Trong khi đó, với POS, người tham gia gần như chỉ cần một case, cài đặt một lần và càng tiết kiệm hơn khi Stake coin trên Binance hoặc các ví điện tử.
Lợi ích của việc Staking là gì?
Thứ ba, việc Staking luôn có bản backup giúp quá trình thực hiện được an toàn hơn. Về cơ bản, nếu có lỗi phát sinh thì bạn có thể khôi phục hệ thống dễ dàng hơn so với đào qua POW.
Thứ tư, người tham gia có thể chủ động trong việc tính toán tỷ lệ lợi nhuận cũng như thời gian “unlock” khoản tiền cọc…, nhất là khi thực hiện Stake coin trên Binance hay các sàn hỗ trợ. Nhờ vậy, kế hoạch đầu tư được tối ưu hơn so với khai thác qua Proof of Work.
Đối với các dự án sử dụng Staking
Lợi ích của các dự án Staking là gì? Đó là tận dụng được nguồn lực dồi dào từ phía cộng đồng để cùng tham gia vào hoạt động mạng lưới. Lúc này, quyền lực và sức mạnh không còn mang tính độc quyền mà được chia đều hơn cho những Staker hay chính là Node, Masternodes,… Đây cũng chính là tính phi tập trung mà mọi nền tảng Blockchain đang hướng tới.
Bên cạnh đó, nhờ khả năng kiếm thêm thu nhập, những người tham gia sẽ có thêm động lực để cống hiến nhiều hơn, trong thời gian dài hơn. Từ đây, mạng lưới được đảm bảo khả năng phát triển bền vững.
Staking giúp các dự án có nguồn lực dồi dào
Cuối cùng, đi đôi với Staking coin là cơ chế “51%” với khả năng bảo mật vô cùng cao. Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn thao túng nền tảng, đánh cắp thông tin người dùng thì đều cần nắm giữ tối thiểu 51% lượng coin đang lưu hành của mạng lưới. Điều này hiếm có thể xảy ra vì sự phân tán của các Nodes và chi phí quá lớn.
Đánh giá ưu và nhược điểm của Staking
Hãy cùng tìm hiểu xem ưu, nhược điểm của staking là gì?
Ưu điểm của Staking
- Quá trình khai thác tiền mã hóa dễ dàng hơn
Với Staking, mọi người có thể thực hiện khai thác dễ dàng hơn. Đầu tiên là yêu cầu về dàn máy đào không còn “đắt giá” như POW. Vì thế, không chỉ là những nhà đầu tư bạc tỷ mà ngay cả người dùng thông thường cũng có thể tiếp cận và khai thác coin với POS.
Thứ hai, Staking không đòi hỏi vốn kiến thức chuyên môn sâu rộng về cả công nghệ kỹ thuật lẫn kế hoạch khai thác (lựa chọn phần mềm đào, mỏ đào,…). Nhiệm vụ của Staker khá đơn giản, chỉ cần tham gia mạng lưới, đặt cọc coin và chờ nhận thưởng.
- Tính thân thiện với môi trường
Nếu bạn chưa biết thì để chạy dàn máy đào coin qua Proof of Work, điện năng tiêu thụ còn lớn hơn nhu cầu sử dụng hàng ngày của cá nhân. Vì thế, không ít các cuộc tranh luận đã nổ ra, liên quan tới sự tác động của quá trình khai thác Crypto với môi trường.
Và trong đó, Staking ADA coin, Staking Kucoin, Staking Shiba coin,… mang lại những tín hiệu tốt hơn trong vấn đề tiết kiệm năng lượng và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Đánh giá ưu và nhược điểm của Staking
Nhược điểm của Staking
Tuy được xem là phương thức khai thác coin cải tiến so với POW nhưng Staking vẫn có một số nhược điểm như:
- Tính phụ thuộc vào biến động giá.
- Không thể sử dụng lượng tiền mã hóa đã đặt cọc.
- Một số nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân từ ví điện tử.
Một số lưu ý khi thực hiện Staking
Dưới đây là một số lưu ý dành cho nhà đầu tư cũng như thợ khai thác coin thông qua Staking:
Các chỉ số cần đặc biệt quan tâm khi Staking
Giống như mọi kênh đầu tư khác, trước khi rót vốn vào bất kỳ dự án hay lĩnh vực nào, bạn đều cần quan tâm tới các chỉ số liên quan. Với Staking, đó là:
- Tỷ lệ lạm phát của đồng tiền mã hóa được chọn.
- Thời gian khóa và mở khóa tiền đặt cọc.
- Lãi suất hay lượng phần thưởng của mỗi đợt Staking.
- Số lượng tiền mã hóa tối thiểu để tham gia Staking.
- Các thông tin về coin: Độ tuổi, tiềm năng phát triển,…
Một số lưu ý khi thực hiện Staking – chỉ số cần quan tâm
Những lưu ý khác
Bên cạnh các chỉ số, bạn cũng nên ghi nhớ những lưu ý sau đây:
- Xác định phương pháp Staking coin phù hợp, gồm tham gia vote, nhận ủy quyền hay trở thành Masternodes.
- Lựa chọn loại coin phù hợp.
- Lựa chọn ví/ sàn giao dịch hỗ trợ Staking có uy tín cao.
- Staking phù hợp với định hướng đầu tư lâu dài.
Staking thực sự là một trong những phương thức đầu tư và khai thác coin hiệu quả. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Staking và đặc điểm của Staking là gì? Đừng quên theo dõi blog của bePAY để nhận thêm nhiều bài viết hay và hấp dẫn hơn.
FAQ
Những tiêu chí lựa chọn dự án Staking là gì?
Có nhiều tiêu chí khác nhau để bạn lựa chọn một dự án Staking. Trong đó không nên bỏ qua:
- Tiềm năng phát triển của dự án ra sao: định hướng, đội ngũ phát triển và đối tác.
- Yêu cầu đối với việc Staking: cấu hình máy, lượng coin đặt cọc,…
- Tỷ suất và thời lượng Staking.
- Đánh giá của thị trường: biến động giá, tính thanh khoản,…
Staking Defi là gì?
Đây là một tính năng Staking đang được nhiều sàn áp dụng như Binance. Theo đó, người dùng có thể truy cập vào dự án tài chính phi tập trung dễ dàng và đơn giản hơn. Họ sẽ không cần phải quản lý các private key (khóa riêng tư), tài sản đã mua,… để tham gia Staking cho các dự án này.
CEEK coin là gì? Thông tin mới nhất về dự án CEEK (2022)
22 Tháng Một 2022TVK là gì? Tất tần tật về dự án NFT Terra Virtua (2022)
28 Tháng Một 2022Nucleus Vision (nCash) là gì? Tổng quan vền nCash coin từ A-Z
28 Tháng Mười Hai 2021[MỚI NHẤT] Hive coin là gì? Toàn tập về dự án Hive coin
23 Tháng Tư 2022Cloud mining là gì? Nên dùng Cloud Mining để đào coin hay không?
08 Tháng Một 2022Toàn tập về dự án MetaPool và token META (2023)
19 Tháng Một 2023Slippage là gì? Cách tránh trượt giá trong giao dịch Crypto (2022)
03 Tháng Ba 2022Utility token là gì? Utility Token và Security Token có gì khác nhau?
27 Tháng Mười Hai 2021Julswap là gì? Thông tin về dự án Julswap nhà đầu tư cần biết (2022)
06 Tháng Bảy 2022Ardana là gì? Có nên đầu tư vào dự án Ardana không?
30 Tháng Tám 2022