Kiến thức

Segwit là gì? 4 điều thú vị về phiên bản nâng cấp của Blockchain

bePAY

17 Tháng Mười Hai 2021

Segwit là gì mà có sức hút lớn đối với cộng crypto và yêu thích công nghệ Blockchain đến như vậy? Trong bài chia sẻ này, hãy cùng bePAY tìm hiểu kỹ hơn về Segwit để tìm ra đáp án cho riêng mình.

Giải thích Segwit là gì?

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Segwit là gì? Segwit, viết tắt của cụm từ Segregated Witness là một phiên bản nâng cấp giao thức cho Bitcoin, được phát triển vào năm 2015. Vì thế, nó còn sở hữu tên gọi khác là BTC SegWit. Mục tiêu của Segwit là giải quyết các vấn đề liên quan tới khả năng mở rộng mà những mạng Blockchain tại thời điểm đó còn đang gặp phải.

Segwit-la-gi

Segwit là gì?

Trung bình, mạng Bitcoin cần 10 phút để xác nhận một khối mới và có thể xử lý khoảng 7 giao dịch mỗi giây. Kích thước khối ảnh hưởng lớn đến số lượng giao dịch xử lý. Do đó, để mở Blockchain sẽ cần thực hiện giảm thời gian tạo một giao dịch vào khối hoặc giảm thời gian đồng thuận. Vậy, giải pháp của Segwit là gì? Đó là kết hợp cả hai hướng đi này.

Thứ nhất, SegWit có khả năng tổ chức lại dữ liệu trong khối thông qua việc tách biệt chữ ký (vật chứng) với thông tin liên quan tới giao dịch. Đồng nghĩa, nhiều giao dịch được lưu trữ trong một khối duy nhất cũng như tăng thông lượng giao dịch của mạng lên đáng kể. Điều này tạo nên hiệu năng sử dụng hơn khi so sánh SegWit vs Legacy (địa chỉ Bitcoin ban đầu, bắt đầu bằng “1”).

Thứ hai, SegWit sử dụng Lightning Network nhằm giảm thời gian đồng thuận và nâng cao khả năng hoạt động của Blockchain. Lightning Network được biết đến là một giao thức “lớp thứ cấp” hoạt động trên một Blockchain như Bitcoin. Mạng này cho phép tạo ra giao dịch tức thời giữa các node tham gia.

Nói cách khác, giao thức “lớp thứ cấp” sẽ được thực hiện nhiều thanh toán vi mô ngoài chuỗi. Thiết kế này mang tới tốc độ xử lý giao dịch trong chuỗi khối nhanh hơn. Việc thanh toán được diễn ra hai chiều mà không cần ủy thác hoặc sự tin tưởng với bên thứ ba – đóng vai trò như “nhân chứng”. Ngoài ra, Lightning Network cũng giúp việc hoán đổi cơ sở (atomic swap) đơn giản hơn trước đây. Sự kết của cả hai phương thức kể trên đã mang đến hiệu quả bất ngờ. Chúng giúp BTC SegWit trở thành giải pháp tối ưu cho công nghệ Blockchain tại cùng thời điểm.

segwit-su-dung-lightning-network

SegWit sử dụng Lightning Network

Tóm lại, SegWit giúp cải thiện tốc độ xử lý, công suất khối cũng như giải quyết vấn đề lỗi sửa đổi giao dịch (malleability bug) trong “Chuỗi khối”. Hiện nay, Segregated Witness đã và đang được áp dụng cho một số dự án tiền điện tử như Bitcoin và Litecoin. 

Vai trò của Segwit là gì?

Đối với Blockchain

  • Tăng công suất lưu trữ dữ liệu của khối

Thông qua việc xóa dữ liệu chữ ký khỏi dữ liệu đầu vào giao dịch, mỗi khối có thể lưu trữ được nhiều thông tin hơn. Đây là một trong những công dụng lớn nhất của SegWit. Mỗi thông tin giao dịch gồm hai thành phần chính: dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra. Về cơ bản, dữ liệu đầu vào chứa địa chỉ công khai của bên gửi, dữ liệu đầu ra chứa địa chỉ công khai của bên nhận. Tuy nhiên, bên gửi phải có chữ ký số để chứng minh rằng họ đã chuyển tiền.

Trước đây, dữ liệu chữ ký như vậy có thể chiếm tới 65% kích thước từng khối. Nhưng khi SegWit hoạt động, nó đã tách phần dữ liệu này khỏi thông tin đầu vào của giao dịch. Nhờ đó, kích thước khối khả dụng tăng từ 1 MB đến 4 MB. Song cần phải lưu ý rằng, đây là việc tăng khả năng lưu trữ, không phải tăng giới hạn lưu trữ của mỗi khối.

vai-tro-cua-Segwit-la-gi

Segwit giúp tăng công suất lưu trữ dữ liệu

>> Xem thêm: Blockchain Platform là gì? Top 5 Blockchain Platforms uy tín nhất

  • Tăng tốc độ xử lý giao dịch

Rõ ràng, nhờ sự mở rộng khả năng lưu trữ dữ liệu so với trước thì tốc độ xử lý giao dịch hay tỷ lệ TPS (số giao dịch mỗi giây) cũng được cải thiện hơn. Tuy vậy, thời gian để tạo khối mới không đổi.

  • Tiết kiệm chi phí thực hiện giao dịch trên Blockchain

Trước đây, chi phí thực hiện mỗi giao dịch trong khoảng 30$. Với SegWit, chi phí thực hiện giao dịch giảm xuống còn 20$. Yếu tố này được xem như một “cách mạng” cho Blockchain cũng như người dùng. Đây cũng được coi là ưu điểm của SegWit vs Legacy.

  • Khắc phục lỗi về vấn đề sửa đổi giao dịch (malleability bug)

Thông qua quá trình tách biệt chữ ký với dữ liệu liên quan đến giao dịch, SegWit cũng hạn chế được các sự cố liên quan tới vấn đề sửa đổi giao dịch (malleability bug).

Đối với cộng đồng người dùng

Không chỉ mang lại những tối ưu về mặt kỹ thuật, SegWit còn giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với Blockchain hơn nữa. Cụ thể, khả năng nâng cao công suất lưu trữ dữ liệu của khối, tăng tốc độ xử lý giao dịch, giảm chi phí giao dịch,… sẽ là cơ hội để kết nối công nghệ Chuỗi khối với nhiều ứng dụng.

Điều này cho phép ngay cả những khách hàng thông thường nhất, có ít kiến thức chuyên môn về công nghệ cũng dễ dàng sử dụng và khai thác giá trị của Blockchain.

vai-tro-cua-segwit-voi-nguoi-dung

Vai trò của Segwit với người dùng

Một số khó khăn của Segwit

  • Thứ nhất, cách giải quyết vấn đề lưu trữ khối của SegWit chưa thực sự tối ưu

Như đã chia sẻ, Segwit đang cố gắng giảm bớt lượng dữ liệu được lưu trữ trong mỗi khối thay vì thực sự mở rộng kích thước khối hay giảm tỷ lệ dữ liệu. Đồng nghĩa, bạn vẫn chỉ có thể lưu trữ một mức thông tin nhất định đã được “sàng lọc”. 

Đối với các giao dịch phức tạp như trong lĩnh vực tài chính, giải pháp này không đem lại nhiều thay đổi và rõ ràng chưa thể giúp Blockchain thế hệ đầu cạnh tranh với Ethereum… Một điều quan trọng hơn, chính các nhà phát triển của BTC Segwit cũng chưa thể khẳng định về việc hoàn toàn mở rộng kích thước lưu trữ khối.

kho-khan-cua-Segwit

Một số khó khăn của Segwit

  • Thứ hai, SegWit đang đưa “bên thứ ba” vào quy trình xử lý của Blockchain

Lightning Network có thể tạo ra những hiệu quả trông thấy. Tuy nhiên, chính công nghệ này khiến hệ thống Blockchain phải phụ thuộc ít nhiều và không còn được “độc lập” tuyệt đối như trước. Liệu rằng, trong tương lai xa, những điều tương tự có khiến công nghệ Chuỗi khối mất đi bản chất vốn có với những tính năng độc nhất? Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

>> Xem thêm: Smart Contract là gì? Một số loại hợp đồng thông minh phổ biến 

Triển vọng phát triển của Segwit ra sao?

Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng không thể phủ nhận Segwit có triển vọng phát triển lớn. Hiện có khoảng 100 công ty đang lên kế hoạch, nghiên cứu nhằm áp dụng việc kích hoạt SegWit. Một số cá nhân có tiếng nói trong cộng đồng Bitcoin đã thể hiện rõ quan điểm ủng hộ SegWit như Charlie Lee, Andreas Antonopoulos hay Samson Mow.  Bên cạnh đó, hơn 33.8% số thợ đào trong cộng đồng Bitcoin cũng bày tỏ quan điểm kỳ vọng vào SegWit.

trien-vong-cua-Segwit

Triển vọng phát triển của Segwit ra sao?

Qua bài chia sẻ “Segwit là gì? 4 điều thú vị về phiên bản nâng cấp của Blockchain”, bạn có suy nghĩ như thế nào về Segwit? Đừng quên để lại ý kiến và theo dõi blog bePAY, cập nhật thêm thông tin hơn nữa nhé. 

FAQ

Segwit là gì?

Segwit, viết tắt của cụm từ Segregated Witness là một phiên bản nâng cấp giao thức cho Bitcoin. Hệ thống này được phát triển vào năm 2015. Mục tiêu Segwit hướng tới là giải quyết các vấn đề liên quan tới khả năng mở rộng mà mạng lưới Blockchain tại thời điểm đó còn đang gặp phải.

Vai trò của Segwit là gì?

Một số vai trò của Segwit đó là:

  • Tăng công suất lưu trữ dữ liệu của khối so với trước.
  • Tăng tốc độ xử lý giao dịch của khối.
  • Giảm phí thực hiện giao dịch.
  • Khắc phục lỗi về vấn đề sửa đổi giao dịch (malleability bug) trong Blockchain.
  • Giúp công nghệ Blockchain tiếp cận được nhiều người dùng hơn.

So sánh SegWit vs Legacy?

Legacy hay Bitcoin Legacy là địa chỉ Bitcoin ban đầu, bắt đầu bằng “1”. SegWit hay Bitcoin SegWit là địa chỉ Bitcoin mới, đã được “nâng cấp, bắt đầu bằng “bc1”. Về chi phí giao dịch, Bitcoin SegWit sẽ có phí rẻ hơn đáng kể so với Bitcoin Legacy.