KYC Pi network là gì? Cách xác minh tài khoản Pi network thành công 100%
03 Tháng Sáu 2022
Trong thời gian gần đây, Pi network một lần nữa trở thành trung tâm chú ý của cộng đồng Crypto, nhất là trong bối cảnh những đồng tiền mã hóa hàng đầu như Bitcoin, ETH đều bị cuốn theo làn sóng “Luna coin”. Trong bài viết dưới đây, bePAY không đề cập đến câu chuyện mạng lưới Pi có tiềm năng hay không mà sẽ giúp bạn hiểu KYC Pi network là gì, cách thực hiện ra sao?
KYC Pi network là gì?
Nếu bạn là là một nhà đầu tư hay đã tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như Crypto, không khó để biết KYC Pi network là gì? Đây là một quá trình thực hiện xác minh danh tính cho các tài khoản người dùng muốn tham gia vào mạng lưới Pi, tránh tình trạng giả mạo thông tin hay vi phạm chính sách của nền tảng này.
Tương tự như KYC (Know Your Customer) trên thị trường tài chính hay các dịch vụ ngân hàng khác, khách hàng cần cung cấp những thông tin cá nhân của mình cho bên chủ quản, bao gồm CCCD, hộ chiếu hoặc bằng lái xe,… Đơn vị chủ quản sẽ thông qua dữ liệu thu được để rà soát, xác thực tài khoản người dùng trước khi cho tài khoản chính thức đi vào hoạt động.
KYC Pi network là gì?
Đối với những tài khoản không hoàn tất KYC Pi network bằng CMND và giấy tờ được yêu cầu, hệ thống hoàn toàn có thể khóa vĩnh viễn hoặc hạn chế một số quyền lợi nhất định. Ngược lại, tài khoản đã xác thực danh tính sẽ sử dụng được những tính năng hữu ích như chuyển, giao dịch Pi coin.
Nhìn chung, hoạt động này không quá khác so với các nền tảng Blockchain hay ngân hàng hiện nay. Nhưng không thể phủ nhận, quy trình Know Your Customer của mạng lưới Pi có một số điểm đặc biệt bao gồm:
- Pi network chia thành nhiều đợt KYC, bắt đầu từ 14/03/2020.
- Trước khi hoàn tất Mainnet, tất cả tài khoản Pi hợp lệ đều được thực hiện KYC.
- Know Your Customer trên Pi Network hoàn toàn miễn phí cho những tài khoản tiên phong (pioneer).
Cùng với việc nắm rõ KYC Pi network là gì, chúng ta cần biết điều kiện để thực hiện quy trình xác thực này. Theo đó, một tài khoản muốn vượt qua vòng xét duyệt thông tin cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Chủ sở hữu tài khoản cần trên 18 tuổi. Với khách hàng dưới 18 tuổi, họ phải chờ thông báo mới từ Pi Core-Team sau.
- Người dùng đồng ý và chấp nhận tuân thủ điều khoản dịch vụ cũng như chính sách hoạt động của mạng lưới.
- Tài khoản phải trả 1 coin Pi như phí xác thực này.
>> Xem thêm: ATA là gì? Có nên tin tưởng dự án Automata Network?
Tại sao cần xác minh tài khoản Pi network?
Vậy lý do tài khoản cần thực hiện KYC Pi network là gì? Các lý do cơ bản bao gồm:
- KYC Pi network bằng CMND, Passport (hộ chiếu) hay Driver license (Giấy phép lái xe) sẽ giúp tài khoản hạn chế tối đa tình trạng bị giả mạo, lừa đảo để chiếm đoạt tài sản.
- Hệ thống Pi network có được cơ sở dữ liệu để nâng cao chất lượng dịch vụ và sự ổn định cho mạng lưới.
- Pi network xây dựng được một cộng đồng khách hàng quy mô và bền vững.
- Pi Core-Team đảm bảo một số yếu tố liên quan đến pháp lý.
Tại sao cần thực hiện KYC Pi network?
Chuẩn bị gì trước khi xác minh tài khoản Pi network?
Khi đã hiểu về thông tin chính sách và điều khoản KYC Pi network là gì, chúng ta sẽ thấy rằng các tài khoản thật đều được nền tảng này thực hiện xác minh. Đặc biệt, những khách hàng có nhiều đóng góp cho hệ thống thông qua việc giới thiệu người mới sẽ được ưu tiên xét duyệt và xác minh tài khoản. Do đó, bạn không nên quá nóng vội nếu lỡ đợt KYC trước mà cần tập trung tăng tốc độ đào cùng lượng Pi coin tích lũy.
Thứ hai, một trong những cách KYC Pi network nhanh nhất là đảm bảo tài khoản bạn sở hữu mang tính duy nhất, đáp ứng những điều kiện cơ bản về độ tuổi, về phí thực hiện,… mà Pi network yêu cầu.
Thứ ba, hãy chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ tùy thân, bao gồm: Passport (hộ chiếu), Driver license (Giấy phép lái xe, loại thẻ nhựa và song ngữ), ID Card (chứng minh nhân dân CMND hay căn cước công dân mới). Trong ba loại này, Passport được Pi network ưu tiên hơn cả.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên ghi sẵn ra giấy thông tin cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, mã bưu chính,…). Điều này sẽ giúp các bước KYC Pi network diễn ra nhanh hơn.
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện KYC Pi network?
Hướng dẫn KYC Pi network hiệu quả
Trong phần hướng dẫn KYC Pi network dưới đây, bePAY sẽ chia sẻ quy trình KYC Pi network bằng Yoti và thông qua Pi browser.
KYC Pi network qua Yoti
Hiện nay, cách đăng ký KYC Pi network bằng Yoti đã tương đối cũ nhưng vẫn được nhiều người dùng lựa chọn bởi tính đơn giản. Các bước bao gồm:
- Bước 1: Tạo tài khoản Yoti. Nếu bạn đã có tài khoản Yoti từ trước, hãy chắc chắn thông tin cá nhân đã cập nhật thành công.
- Bước 2: Ngay khi nhận được thông báo KYC từ Pi network, bạn cần tích để submit những thông tin quan trọng như quốc tịch, loại giấy tờ xác minh,…
- Bước 3: Nhấn “Start” để khởi tạo chạy KYC Pi network bằng Yoti. Sau khi khởi tạo xong, hệ thống sẽ chuyển bạn qua ứng dụng Yoti.
- Bước 4: Gửi các dữ liệu cá nhân từ Yoti đến Pi network.
Ở bước này, ứng dụng Yoti sẽ được kết nối với Pi network nên thời gian gửi khá nhanh chóng. Nếu hệ thống thông báo “You have successfully…”, bạn đã hoàn tất quy trình. Trong trường hợp thất bại, rất có thể do bạn đang sử dụng Driver license thay cho Passport để xác thực.
Xác minh tài khoản Pi network qua Yoti
KYC Pi network qua Pi browser
Theo chính sách mới nhất, Pioneers hoàn toàn có thể xác minh tài khoản qua Pi browser. Vậy, hãy tham khảo hướng dẫn KYC Pi network theo cách dưới đây:
- Bước 1: Tải và cài đặt Pi browser trên CH Play hoặc App Store.
- Bước 2: Đăng nhập Pi browser bằng tài khoản Pi network đã có.
- Bước 3: Mở app Pi network và chọn “Open Pi Brower” ngay khi có thông báo KYC. Lưu ý, bạn chỉ có 15 giây để thực hiện thao tác nếu không muốn mất lượt.
- Bước 4: Chọn icon “KYC.pi” hoặc click “kyc.pi” trên thanh địa chỉ sau khi mở Pi browser. Bước này có thể bỏ qua nếu đã nhận được thông báo KYC.
- Bước 5: Chọn loại giấy tờ phù hợp để tiến hành xác minh.
- Bước 6: Chụp và gửi ảnh của giấy tờ xác minh (cả mặt trước và mặt sau).
- Bước 7: Điền thông tin cá nhân theo yêu cầu của Pi.
- Bước 8: Chụp và gửi ảnh selfie cùng giấy tờ xác minh theo yêu cầu của Pi network. Sau khi hoàn tất thao tác, bạn chọn Submit để kết thúc.
Xác minh tài khoản Pi network qua Pi browser
Vậy là bạn đã nắm được cách đăng ký KYC Pi network thông qua Pi browser. Công việc tiếp theo là chờ kết quả xác thực từ hệ thống.
Theo thông tin cập nhật, từ ngày 01/01/2022, đội ngũ phát triển mạng lưới Pi đã thay đổi hình thức chụp ảnh selfie và các giấy tờ. Cụ thể, trong quá trình KYC, hệ thống sẽ yêu cầu 3 bức ảnh thể hiện các trạng thái khuôn mặt, đó là: nhìn thẳng vào máy ảnh và cười, mở miệng (thè lưỡi) và nhìn thẳng selfie. Khách hàng cũng cần lưu ý thêm điều này để tránh thiếu sót, nhầm lẫn khi thực hiện.
Những lưu ý khi KYC Pi network là gì?
Dưới đây là một số lưu ý khi KYC Pi network mà bạn cần biết trước khi thực hiện:
- Tài khoản ảo chắc chắn không được Pi network thực hiện xác minh KYC. Do đó, không nên lập nhiều tài khoản Pi để gia tăng lợi nhuận.
- KYC trên Pi network sẽ không triển khai hàng loạt mà chia thành nhiều đợt để tránh tình trạng bán tháo đồng Pi, khiến mạng lưới sụp đổ nhanh chóng.
- Càng đóng góp hay giới thiệu nhiều người mới, tài khoản càng được Pi network ưu tiên xác thực danh tính.
- Lưu chú ý thông báo KYC từ hệ thống Pi network, tránh bỏ lỡ dịp xác thực.
Những lưu ý khi KYC Pi network là gì?
>> Xem thêm: SFP coin là gì? 6 bước tạo ví Safepal đơn giản
Hy vọng rằng những nội dung đã chia sẻ trên đây đã giúp bạn đã hiểu rõ KYC Pi network là gì, cách KYC Pi network ra sao. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng bỏ qua những lưu ý được nhắc đến để việc xác minh tài khoản Pi diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.
FAQ
KYC trên Pi network có mất phí không?
Đối với các pioneers, quy trình KYC trên Pi network hoàn toàn miễn phí. Đối với người dùng thâm niên, hệ thống sẽ yêu cầu trả phí, tương ứng 1 đồng Pi.
Tại sao không thực hiện KYC Pi network qua Yoti được?
Một số lý do khiến tài khoản Pi network không thực hiện được KYC qua Yoti gồm:
- Tài khoản Pi network là tài khoản ảo.
- Tài khoản chưa thỏa mãn điều kiện về độ tuổi, lượng Pi tích trữ,… theo yêu cầu từ Pi network.
- Quá trình KYC, chủ sở hữu sử dụng Driver license thây cho Passport.
Vulcan Forged là gì? Đánh giá dự án game Vulcan Forged (2022)
12 Tháng Hai 2022Mirror protocol là gì? Từ A-Z về giao thức Mirror và MIR token
24 Tháng Tám 2022Dego Finance là gì? Những điều phải biết về dự án DEGO
13 Tháng Năm 2022REEF coin là gì? Thông tin về REEF coin và Reef Finance (2022)
19 Tháng Năm 2022RACA token là gì? Đánh giá chi tiết tiềm năng của RACA token
30 Tháng Sáu 2022Helium coin là gì? Thông tin về Helium nhà đầu tư cần biết 2022
20 Tháng Năm 2022Liber Forex – Từ sàn môi giới đến bài học đầu tư
12 Tháng Ba 2022Giải mã: NFT có phải Bitcoin hay không?
07 Tháng Năm 2022SuperFarm là gì? Tất tần tật về nền tảng Cross-Chain NFT
22 Tháng Một 2022Oasis Network là gì? Tất tần tật về hệ sinh thái Oasis (2022)
06 Tháng Bảy 2022