Trader là gì? Những loại Trader phổ biến nhất (2022)
26 Tháng Ba 2022
Trader là gì mà đang ngày càng thu hút nhiều người tham gia đến vậy? Đây có phải là con đường giúp bạn làm giàu nhanh chóng? Nếu bạn đang có những thắc mắc tương tự hoặc muốn tìm hiểu nhiều hơn về công việc rất “hot” này, vậy đừng bỏ qua bài viết dưới đây của bePAY.
Tổng quan về nghề Trader
Trader là gì?
Trader, phiên dịch ra tiếng Việt mang nghĩa là “người thực hiện giao dịch”. Cụ thể, đây là thuật ngữ dùng để nói về những người trực tiếp tham gia mua, bán tài sản với mục đích thu về lợi nhuận thông qua sự chênh lệch giá cả giữa các phiên. Trong đó, tài sản có thể là tiền điện tử, cổ phiếu, ngoại tệ hoặc vàng, bạc, trang sức, đá quý,… Nhưng chủ yếu là nhóm tài sản thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Với đặc điểm như trên, mỗi Trader hoàn toàn có thể hoạt động độc lập hoặc “phục vụ” cho một doanh nghiệp, một tổ chức tài chính nào đó như ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ đầu tư…
Ngoài ra, Trader không phải là một nghề quá khuôn mẫu, quá gò bó về mặt thời gian làm việc. Bạn có thể trở thành một người giao dịch full-time hay part-time tùy theo mong muốn. Đây chính là những yếu tố cơ bản nhất, góp phần tạo nên sức hút của nghề Trader.
Bạn đã biết chính xác Trader là gì?
Song, cần lưu ý rằng, “giao dịch viên” không hoàn toàn là những nhà đầu tư. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng xem sự khác biệt giữa nhà đầu tư (Investor) với Trader là gì? Trong khá nhiều yếu tố giúp phân biệt hai thuật ngữ này, có 3 điểm nổi bật sau đây:
- Lợi nhuận chủ yếu của Investor đến từ việc giá trị nội tại của tài sản được nâng cao, đó là sự gia tăng mức giá của tài sản trên thị trường ở tương lai. Trong khi đó, lợi nhuận Trader có được đến từ chênh lệch mức giá của tài sản, thường trong thời gian ngắn hơn.
- Một kế hoạch đầu tư thường mang tính dài hơi hơn một giao dịch bất kỳ.
- Nhà đầu tư bắt buộc cần có vốn ban đầu dù ít hay nhiều và họ trực tiếp nhận về lợi nhuận hoặc chịu hoàn toàn rủi ro. Điều này không hoàn toàn đúng với các Trader. Đặc biệt trong trường hợp họ làm việc cho một doanh nghiệp nào đó. Khi này, vốn, lợi nhuận hoặc rủi ro đều thuộc về doanh nghiệp.
Thuận lợi, khó khăn của nghề Trader là gì?
Tiếp theo, chúng ta hãy cùng khám phá những thuận lợi và khó khăn của nghề Trader là gì?
Thuận lợi khi trở thành Trader
- Có nhiều lĩnh vực và vị trí để lựa chọn
Tương tự nhà đầu tư, một Trader có thể trao đổi, thực hiện giao dịch với một hoặc nhiều loại tài sản khác nhau: cổ phiếu, trái phiếu, vàng bạc,… Sự xuất hiện của các loại, các dạng tài sản mới càng giúp người giao dịch có thêm những lựa chọn. Cụ thể là trường Crypto với những đồng tiền mã hóa như: BTC, ETH, XVG,…
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh một lần nữa, lĩnh vực tài chính vẫn là trọng tâm được các Trader hướng đến bởi tính linh hoạt, thuận tiện và được hợp pháp hóa toàn cầu. Xét theo chiều dọc, tức là vị trí công việc, khi đã tích lũy được những kinh nghiệm của một Trader, bạn có thể tiếp tục giao dịch kiếm lợi nhuận hoặc trở thành một tư vấn viên hay mở các lớp đào tạo Trading…
Thuận lợi khi trở thành Trader
- Tính linh hoạt, ít bị gò bó
Bạn có thể làm nghề Trader chứng khoán hay nghề Trader forex, lựa chọn nghề Trader chuyên nghiệp hoặc coi việc giao dịch như nghề tay trái,… Tất cả đều không bị gò bó, không bị bắt buộc theo khuôn mẫu nào.
Ngoài ra, thời gian làm việc cũng linh hoạt hơn, không phải 8 tiếng một ngày mà là bất cứ khi nào bạn có thể. Bạn hoàn toàn được lựa chọn giữa giao dịch toàn thời gian hoặc tranh thủ cùng công việc chính, tương tự một CTV bán hàng online nhưng tiềm năng hơn. Ngay cả địa điểm cũng chẳng cố định mà là bất cứ nơi đâu phù hợp: văn phòng, quán cà phê, tại nhà,…
- Trau dồi kiến thức và kinh nghiệm hữu ích, nhất là tài chính
Thực tế, đây vừa là lợi ích, vừa là yêu cầu đối với một Trader. Tất nhiên, chúng cần thời gian để tích lũy và hình thành, không ai có thể sở hữu trong ngày một, ngày hai. Điều quan trọng nằm ở chỗ, những kiến thức này sẽ là công cụ vô cùng thiết thực trong cuộc sống, nhất là với những ai có định hướng lớn hơn như lập công ty hay kinh doanh.
Các Trader cần trau dồi kiến thức tài chính
- Cơ hội về lợi nhuận cao
Dù là bán hàng, làm thêm hay Trading thì đều hướng tới lợi nhuận. Song, thu nhập mà công việc Trader mang lại có thể là những con số khổng lồ và liên tục mỗi ngày nếu bạn có đủ kiến thức, kinh nghiệm.
Tất nhiên, điều này không hề dễ dàng ngay cả với người giao dịch kỳ cựu. Nhưng thực sự, đây là một nghề rất đáng để chúng ta thử sức dù chỉ một lần. Ngoài ra, có thể kể tới những lợi ích khác mà giao dịch nhận được như cập nhật thông tin đa lĩnh vực một cách liên tục, phát triển mối quan hệ đối tác,…
>> Xem thêm: Trade coin là gì? Từ A-Z kinh nghiệm Trade coin nhà đầu tư cần biết
Thách thức của Trader
Thuận lợi là vậy. Liệu, thách thức của Trader là gì?
- Lĩnh vực tài chính phức tạp, nhiều rủi ro
Không cần phải nói nhiều, tài chính là lĩnh vực khó khăn và phức tạp hàng đầu hiện nay. Để một cá nhân hiểu và phân tích được những vấn đề cơ bản xoay quanh thị trường này thì tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu, học hỏi. Ngoài ra, lĩnh vực tài chính luôn biến động và chẳng có quy luật cụ thể nào. Vì thế, bản thân nó chứa đựng vô vàn rủi ro và khó dự đoán so với đa số thị trường khác.
Thách thức, khó khăn khi làm Trader
- Không phải lĩnh vực Trading nào cũng được hợp pháp hóa
Forex, Crypto chưa được chính phủ Việt Nam và nhiều quốc gia công nhận tính hợp pháp. Điều này không cấm bạn trở thành một Trader nhưng nếu có tranh chấp phát sinh, bạn sẽ không được luật pháp bảo vệ.
- Yêu cầu nhiều thời gian phân tích, nghiên cứu
Phân tích kỹ thuật, chỉ số P/E, chỉ số P/B,… tất cả là những kiến thức cần thiết mà người làm nghề Trader chứng khoán hay nghề Trader forex cần nắm rõ. Vấn đề ở chỗ, những nội dung này khá khó hiểu, khó thuần thục để vận dụng tốt. Bạn buộc phải dành thời gian nghiên cứu, học hỏi, trải nghiệm nếu muốn theo nghề Trader chuyên nghiệp.
Top 5 Trader nổi tiếng nhất thế giới
Jesse Livermore (1877–1940)
Jesse Lauriston Livermore được biết đến là một trong những Trader tài năng nhất thế giới mà nước Mỹ từng sản sinh. Ngay từ năm 14 tuổi, ông đã có cơ hội tiếp xúc với thị trường tài chính với công việc trông coi bảng yết giá tại công ty môi giới chứng khoán Payne Webber ở Boston.
Ngay sau đó, cậu thiếu niên Jesse Livermore đã cho thấy niềm đam mê mãnh liệt với những chỉ số tài chính. Mỗi ngày, ông đều đặn ghi lại các thay đổi của cổ phiếu trong cuốn sổ nhỏ của mình và nghiên cứu chúng. Đến năm 15 tuổi, ông trực tiếp mua cổ phiếu của Burlington.
Jesse Livermore – Top 5 Trader nổi tiếng thế giới
Với những tích lũy từ bản thân, không khó để Livermore đạt được những lợi nhuận đầu tiên, cũng là tiền đề cho những thành công sau này. Thậm chí, vào năm 20 tuổi, một số công ty chứng khoán trong vùng đã cấm ông tham gia giao dịch vì lo sợ chàng trai trẻ có thể khiến họ phá sản.
Để tiếp tục sự nghiệp của mình, Jesse Livermore đã tới phố Wall (New York). Đây cũng là nơi ông gây dựng được khối tài sản lên đến 100 triệu USD bất chấp thị trường đang bất ổn giữa cuộc khủng hoảng kinh tế 1929. Dẫu vậy, đến năm 1934, vị Trader tài năng đã phải nếm trải mùi vị thua lỗ, đến mức ông đã quyết định kết thúc cuộc đời mình vào năm 1940.
Richard Dennis
Richard J. Dennis sinh ra vào năm 1949. Ông cũng đã ghi tên mình vào danh sách các Trader rất thành công tại Chicago nói riêng và thế giới nói chung.
Chắc chắn, câu chuyện về một chàng trai 23 tuổi, đã biến khoản vay 1,600 USD trở thành khối tài sản 200 triệu USD sau 10 năm giao dịch hàng hóa hay một vị triệu phú đô la ở tuổi 26 sẽ còn được nhắc đến mãi về sau.
W. Delbert Gann (1878–1955)
William Delbert Gann chắc chắn là vị Trader gây được nhiều ấn tượng với không ít người. Điều đó không chỉ đến từ những thành công to lớn mà Delbert Gann đạt được mà còn đến từ nhiều quan điểm đầu tư, giao dịch có 1-0-2 của ông.
Ông tin rằng mọi sự kiện diễn ra, kể cả trên thị trường tài chính đều có mốc tham khảo từ lịch sử. Vì thế, tất cả chúng sẽ được lặp lại vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Để tối ưu hóa cơ hội thành công, Delbert Gann còn kết hợp nghiên cứu hình học cổ đại, chiêm tinh học với những sự kiện thực tế cũng như các con số cụ thể lặp lại như thế nào trong những chu kỳ thời gian khác nhau.
W. Delbert Gann – Top 5 Trader nổi tiếng thế giới
Ngay cả phong cách giao dịch, đầu tư của vị Trader cũng rất độc đáo. Thay vì phương thức thông thường là chỉ số tài chính, ông dự báo thị trường dựa trên hình học, chiêm tinh học và toán học cổ đại. Đặc biệt là một số công cụ kỹ thuật như góc Gann và Hình vuông số 9.
Jim Rogers
James Rogers là một Trader vô cùng thành công, kiêm chủ tịch của Rogers Holdings và nhà đồng sáng lập Quỹ lượng tử vào đầu những năm 1970.
Ông đặc biệt nổi tiếng với lời “tiên tri” chính xác về biến động giá của hàng hóa vào những năm 1990. Bên cạnh công việc của một người giao dịch, Jim Rogers cũng yêu thích du lịch và từng chia sẻ nhiều cuốn sách kể về hành trình vòng quanh thế giới đầy phiêu lưu của mình.
George Soros
George Soros có lẽ là cái tên không quá xa lạ với giới đầu tư. Ông là chủ tịch của Soros Fund Management – một trong những công ty thành công nhất trong lĩnh vực “quỹ đầu cơ” mà lịch sử từng ghi nhận.
Ngoài ra, ông còn gây được ấn tượng lớn với danh hiệu “Kẻ đã phá sản Ngân hàng Anh” với lệnh bán khống 10 tỷ USD, được tính bằng pound sterling. Đây cũng là sự kiện giúp George Soros thu về khoản lợi nhuận 1 tỷ USD trong cuộc khủng hoảng tiền tệ lần thứ tư của Anh vào năm 1992 .
George Soros – Top 5 Trader nổi tiếng thế giới
Bên cạnh những thành công trong việc đầu tư, George Soros còn để lại cho thế giới một công trình riêng. Đó là ứng dụng cho thị trường vốn, được phát triển từ “Lý thuyết phản xạ chung” của Karl Popper.
Theo đó, ông khẳng định công trình của mình sở hữu khả năng tái hiện chi tiết bức tranh về bong bóng tài sản và giá trị cơ bản của chứng khoán. Cùng với đó là sự khác biệt giữa giá trị được dùng cho bán khống và dùng cho hoán đổi cổ phiếu.
Bên cạnh 5 Trader trên đây, thế giới còn ghi nhận nhiều cái tên thành công khác như Paul Tudor Jones, John Paulson, Steven Cohen,…
Những loại Trader phổ biến nhất hiện nay
Tùy vào tiêu chí mà có thể phân loại Trader thành nhiều mẫu khác nhau.
- Theo chủ thể quản lý:
Trader hoạt động độc lập: sở hữu và chịu hoàn toàn trách nhiệm với tài sản của mình. Trader làm việc cho đơn vị khác: sử dụng tài sản của đơn vị chủ quản, không trực tiếp hưởng lợi nhuận hay chịu rủi ro cuối cùng.
- Theo phong cách phân tích:
Trader phân tích cơ bản: Đưa ra quyết định giao dịch dựa vào tin tức, thông tin được công khai trên toàn thị trường.
Trader phân tích kỹ thuật: Đưa ra các lệnh dựa theo những kết quả phân tích trên biểu đồ giá, chỉ số phân tích.
Trader phân tích tổng hợp: Kết hợp cả phân tích cơ bản với phân tích kỹ thuật để đưa ra quyết định.
Trader phân tích tự do: Đưa ra lựa chọn giao dịch dựa chủ yếu vào cảm tính cá nhân.
Theo đó, mỗi mẫu Trader sở hữu những đặc điểm và phong cách giao dịch riêng. Và những phong cách thường thấy là Scalper Trader, Swing Trader, Day Trader,…
Những mẫu Trader phổ biến nhất hiện nay
- Scalper Trader
Scalper Trader là gì? Scalper Trader là người áp dụng chiến thuật giao dịch lướt sóng trên thị trường. Đặc điểm nổi bật là khai thác những sự chênh lệch “nhỏ” về giá của tài sản trong thời gian ngắn, thậm chí là rất ngắn; tần suất tham gia giao dịch khá lớn, nhiều lệnh được thực hiện trong một ngày. Phong cách này phù hợp với những ai bị hạn chế về quỹ thời gian, có ít vốn đầu tư nhưng sở hữu tính quyết đoán.
- Day Trader
Đây là nhóm Traders ít quan tâm tới lãi lỗ và chỉ giữ lệnh trong duy nhất một ngày. Vì thế, họ còn gắn liền với cụm từ “đầu cơ”, ít sử dụng kế hoạch đầu tư, ít hướng đến giá trị cốt lõi của tài sản. Tuy nhiên, Day Trader thường gặp nhiều rủi ro.
- Swing Trader
Đặc điểm của các Swing Trader là thường kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, họ hứng thú với một thị trường chưa rõ xu hướng, họ thường xuyên theo dõi tin tức về thị trường,… Khi đó đưa ra hướng đầu tư, Swing Trader sẽ vào và giữ lệnh trong thời gian khá dài, sau đó kết thúc với khoản giao dịch lớn so với Scalper Trader hoặc Day Trader. Hiện tại, phong cách giao dịch này được cho là thịnh hành nhất.
- Position Trader
Bạn đã biết Position Trader là gì? Position Trader là những nhà giao dịch sở hữu kiến thức, kinh nghiệm dày dặn. Họ có thể đưa ra đánh giá, nhận định có tỷ lệ chính xác cao. Do đó, Position Trader thường giữ lệnh lâu dài, thậm chí tính bằng năm và thu về mức lợi nhuận lớn.
Phong cách Position Trader
- Insider Trader
Thuật ngữ Insider Trader hay người giao dịch nội gián đề cập tới những nhà giao dịch nắm trong tay nhiều “thông tin mật” về doanh nghiệp, tài sản liên quan, trước cả khi nó được công khai trên thị trường. Vì thế, họ thường chiếm được lợi thế lớn so với Traders còn lại.
Song, nhóm này cũng có thể bị xử phạt hay truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tận dụng thông tin kể trên để chuộc lợi trao giao dịch. Vụ việc của Brett Kennedy – cựu nhân viên phân tích tài chính tại Amazon là ví dụ điển hình.
>> Xem thêm: Copy Trade – Công cụ mà nhà đầu tư không nên bỏ qua
5 yêu cầu để trở thành Trader thành công
Dưới đây là 5 yêu cầu quan trọng để trở thành một Trader thành công trong sự nghiệp, gồm:
- Tư duy sắc bén, chính xác: Đây là yêu cầu bắt buộc với mọi Trader, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính đầy biến động. Ngoài tố chất bẩm sinh, bạn phải không ngừng rèn rũa để cải thiện và nâng cao khả năng tư duy của mình.
- Nắm được kiến thức tài chính nhất định: Như đã chia sẻ, kiến thức tài chính vừa là thuận lợi, vừa là yêu cầu bắt buộc với mọi Trader. Chỉ khi nắm chắc kiến thức, bạn mới có thể phân tích, đánh giá và nhận định xu hướng thị trường.
- Có phong cách giao dịch riêng: Thay vì cố gắng tìm ra cách giao dịch tốt nhất, hãy cân nhắc và lựa chọn phong cách phù hợp với bản thân. Ngoài ra, đừng quên tuân thủ phong cách ấy một cách nghiêm ngặt và điều chỉnh linh hoạt để ngày một “ăn ý” hơn.
-
Có tính kỷ luật cao và lý trí : Kỷ luật và lý trí rất cần thiết với bất kỳ người giao dịch nào, dù trong nghề Trader chứng khoán hay nghề Trader forex,… Nếu không có kỷ luật, bạn sẽ dễ bị cuốn theo cảm xúc, dẫn đến thất bại đáng tiếc. Đặc biệt, trong bối cảnh các luồng thông tin dễ bị “thao túng” như hiện nay thì yếu tố này sẽ là “vũ khí” không thể hữu ích hơn.
5 yêu cầu để trở thành Trader thành công
- Lựa chọn hệ thống giao dịch uy tín, chất lượng: Hiện nay, trên thị trường có nhiều sàn giao dịch khác nhau. Điều này giúp cho Trader có thêm lựa chọn nhưng cũng gây “nhiễu loạn” ít nhiều. Hãy tập trung vào tính trải nghiệm (thông tin đầy đủ, chính xác, sự tiện lợi,..) và mức độ uy tín của các hệ thống giao dịch để chọn được sàn giao dịch an toàn, chất lượng nhất. Đặc biệt, bạn nên tham khảo ý kiến từ những Trader trước để tối ưu quyết định.
Với những chia sẻ trên đây, bePAY mong rằng bạn đã hiểu hơn Trader là gì cũng như những yêu cầu để thành công với con đường này. Đừng quên theo dõi blog bePAY để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn về thị trường Crypto.
FAQ
Có những loại Trader phổ biến nào hiện nay?
Hiện nay, một số loại Trader phổ biến là:
- Scalper Trader.
- Day Trader.
- Swing Trader.
- Position Trader.
- Insider Trader.
- …
Mỗi loại Trader có những đặc điểm và phong cách giao dịch khác nhau.
Những lĩnh vực mà Trader có thể tham gia giao dịch hiện nay?
Mỗi Trader có thể tham gia giao dịch một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
- Chứng khoán: chứng chỉ quỹ, cổ phiếu, trái phiếu…
- Ngoại hối.
- Tiền điện tử: Bitcoin, ETH,…
- Hàng hóa đặc biệt khác: Vàng, bạc.
- …
[MỚI NHẤT] Hướng dẫn mua BECOIN trên Bitbns từ A-Z
16 Tháng Hai 2022Elpis Battle (EBA) là gì? Tổng hợp A-Z về dự án Elpis Battle (2023)
07 Tháng Ba 2023Cosmos là gì? Tất tần tật thông tin về dự án Cosmos
17 Tháng Một 2022Review chi tiết tiềm năng của BHO token và BHoldus network (2022)
30 Tháng Bảy 2022Tất tần tật thông tin về Certik và CTK coin (2022)
25 Tháng Năm 2022[Mới nhất] Toàn tập về Chain of Alliance và COA coin 2022
28 Tháng Bảy 2022[Mới nhất] Tổng hợp thông tin chi tiết về sàn T-Rex 2022
24 Tháng Sáu 2022Toàn tập về Poolz Finance và tiền điện tử POOLZ (2022)
17 Tháng Tám 2022Segwit là gì? 4 điều thú vị về phiên bản nâng cấp của Blockchain
17 Tháng Mười Hai 2021Duckstarter là gì? Chi tiết cách tham gia IDO trên Duckstarter (2023)
08 Tháng Hai 2023