Kiến thức

Tổng hợp thông tin về REQ token và nền tảng Request

Binh

04 Tháng Tám 2022

Các dự án xây dựng nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) và phương thức thanh toán kết hợp Blockchain đang được nhiều nhà phát triển lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của thị trường Crypto. Một trong những ví dụ không thể bỏ qua là nền tảng thanh toán có tên Request. Trong bài viết này, hãy cùng bePAY khám phá chi tiết hơn về Request cũng như đồng tiền mã hóa của dự án – REQ token. 

Request Network là gì?

Request hay Request network là một mạng phi tập trung cung cấp những giải pháp và phương thức thanh toán an toàn giữa bên yêu cầu và bên thực hiện thanh toán. Request được hứa hẹn có thể giúp quá trình thanh toán trở nên nhanh chóng, dễ dàng và rẻ hơn đáng kể so với phương thức truyền thống. Theo đó, mọi thông tin giao dịch sẽ được lưu trữ trong số cái Blockchain riêng biệt với các đặc tính sau:

  • Hỗ trợ 100% các giao dịch mang tính toàn cầu, kể cả đối với tiền tệ, luật pháp hay ngôn ngữ. 
  • Tích hợp những công nghệ và thuật toán hiện đại giúp quản lý dữ liệu và thông tin tài chính một cách tự động, thông minh, tương tự như trên các sàn giao dịch Crypto hiện nay. 

request-network-la-gi

Request Network là gì?

Về mặt kỹ thuật, Request network sẽ phát triển trên một layer của mạng Ethereum 2.0, mang đến khả năng đáp ứng các khuôn khổ pháp lý trong thanh toán và tiền tệ nhờ smart contract (hợp đồng thông minh). Bản thân dự án cũng có đồng tiền mã hóa riêng – REQ token để hỗ trợ tối đa những nhu cầu thanh toán của cộng đồng người dùng toàn cầu. 

Request Network hoạt động ra sao?

Về cơ bản, tất cả người dùng đều có thể khởi tạo yêu cầu thanh toán trên sổ cái của Request. Các yêu cầu sẽ được gửi đến bên nhận thông qua ví hay ứng dụng tài chính tương thích. Nếu bên nhận chấp thuận, họ sẽ thực hiện giao dịch chỉ với một cú nhấp chuột.

Hệ thống sẽ cập nhật thông tin trên mạng lưới ngay khi quá trình được hoàn tất và bên yêu cầu có thể nắm bắt được kết quả. Ngược lại, hai bên sẽ có thể đưa ra những phương án thanh toán một cách tối ưu, phù hợp hơn. 

cach-thuc-hoat-dong-cua-request

Request Network hoạt động ra sao?

Ví dụ, A mua hàng trên Amazon nhưng muốn B thanh toán giúp. A sẽ tạo yêu cầu (hóa đơn) trên Request và gửi đến B. B sẽ nhận được thông báo, chấp nhận thanh toán và giao dịch được thực hiện. 

>> Xem thêm: DIA token là gì? Tất tần tật về dự án DIA

Các trường hợp sử dụng Request

Với những khả năng của mình, nền tảng Request có thể được sử dụng trong các trường hợp cụ thể sau:

Hóa đơn B2B (B2B invoicing)

Mỗi năm, có hàng tỷ hóa đơn được chia sẻ giữa các công ty. Hầu hết vẫn được gửi dưới dạng email hoặc văn bản giấy. Điều đáng nói ở đây là rất dễ xảy ra các lỗi trong quá trình tạo và chuyển những thông báo thanh toán này. Nhất là khi hàng loạt quy tắc thanh toán và chính sách thuế được áp dụng. 

Với Request, các công ty sẽ chia sẻ hóa đơn một cách trực tiếp nhờ công nghệ Blockchain, không cần thông qua bên thứ ba, tránh được sự trùng lặp hay sai sót thông tin. Trong trường hợp có những sự chậm trễ trong thanh toán, các bên sẽ phát hiện gần như ngay lập tức và hạn chế tối đa thiệt hại tài chính phải gánh chịu.

truong-hop-su-dung-request

Các trường hợp sử dụng Request – Hóa đơn B2B

Thanh toán hóa đơn trực tuyến (Online payments)

Nhu cầu mua sắm online đang thực sự bùng nổ. Tuy nhiên, các nền tảng mua sắm trực tuyến hiện nay vẫn tồn tại những vấn đề nhất định về tính bảo mật, về phí dịch vụ hay quy trình giao dịch.

Request phần nào sẽ giải quyết được triệt để những vấn đề kể trên khi đưa ra cơ chế xác thực khoản thanh toán trước khi chúng xảy ra, đảm bảo sự riêng tư của thông tin thanh toán cũng như không có bên thứ ba tham gia, giúp giảm chi phí tối đa.

truong-hop-su-dung-request-network

Các trường hợp sử dụng Request – Thanh toán online

Roadmap

Lộ trình phát triển của dự án Request network có một số mốc quan trọng sau:

  • Quý 4 năm 2017: Giới thiệu phiên bản Testnet đầu tiên và công bố các báo cáo về giải pháp kỹ thuật của dự án.
  • Quý 1 năm 2018: Chạy thử nghiệm trên Mainnet; xây dựng website cho cổng thanh toán; khởi tạo tiền kỹ thuật số – Request token; đẩy mạnh hợp tác với các công ty thanh toán, kế toán, kiểm toán; phát triển tính năng “Pay with request”.
  • Quý 2 năm 2018: Triển khai ý tưởng scaling dự án thông qua Plasma chain; ý tưởng về bảo mật nhờ ZkSnarks (đối số tri thức không tương tác cô đọng); tích hợp các loại tiền pháp định như USD, EUR, CNY.
  • Quý 3 năm 2018: Khởi tạo ứng dụng escrow hỗ trợ thanh toán thuế và phí thanh toán muộn.
  • Quý 4 năm 2018: Phát triển mô hình quản trị hệ thống qua voting; triển khai dự án IOT framework.

Trong năm 2022, thông tin về lộ trình phát triển của Request và REQ token chưa được công bố. 

request-roadmap

Roadmap dự án Request

Đội ngũ phát triển dự án

Dự án Request được khởi xướng bởi nhóm nhà phát triển gồm 6 thành viên cùng đến từ Moneytis – một công ty chuyên về các dịch vụ chuyển tiền trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, nhà sáng lập dự án là Christopher Lassuyt; giám đốc công nghệ (CTO) là Etienne Tatur.

Các thành viên khác đều có nhiều kinh nghiệm trong mảng tài chính, phát triển phần mềm. Ngoài ra, Request đã nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ phía Ycombinator – một trong những vườn ươm uy tín nhất thế giới cho các đơn vị khởi nghiệp.  

team-du-an-request

Đội ngũ phát triển nền tảng Request

Thông tin về REQ token

Thông tin cơ bản của REQ token

Tới đây, hẳn là bạn đã biết REQ token là gì. Đây chính là đồng tiền mã hóa chính thức của dự án phát triển nền tảng thanh toán Request. Đồng REQ được thiết kế theo tiêu chuẩn ERC20 của mạng Ethereum với tổng nguồn cung là 999,877,117 REQ coins.

Tính đến ngày 04/08/2022, theo thông tin cập nhật từ Coinmarketcap, lượng Request token đang lưu hành là khoảng 999,846,320.46 REQ với vốn hóa $132.459.759 và giá bán $0,132482/REQ token.

thong-tin-req-token

Thông tin cơ bản của REQ token

Phân bổ token

Token của dự án Request được phân bổ theo tỷ lệ sau:

  • 50% token REQ sẽ phát hành thông qua hình thức ICO (Crowdsale).
  • 20% REQ token sẽ dành cho quỹ đầu tư và người có đóng cho sớm cho dự án.
  • 15% sẽ được dùng để làm quỹ phát triển dự án.
  • 15% Request token còn lại thuộc về đội ngũ phát triển và cố vấn, được mở khóa dần trong 2 năm.

phan-bo-req

Phân bổ REQ

Mục đích sử dụng

Vậy, vai trò và mục đích sử dụng của REQ token là gì? Theo thông tin được chia sẻ trên Whitepaper của Request, đồng tiền ảo REQ được sử dụng với 5 mục đích chính là:

  • Dùng làm phần thường cho các nền tảng và dự án phát triển ứng dụng hay tiện ích được tích hợp trên Request.
  • Trao quyền tham gia quản trị nền tảng Request cho những ai nắm giữ token REQ.
  • REQ có thể được dùng như một loại tiền tệ mã hóa độc lập, có tính thanh khoản trên thị trường Crypto nói chung. 
  • Token REQ sẽ giúp dự án Request đạt được sự linh hoạt và khả năng mở rộng mang tính dài hạn, nhất là khi nền tảng đang có định hướng chuyển sang Proof of Stake (PoS) trong tương lai.
  • Token cũng có thể trở thành một phương tiện trao đổi với các token khác trong mạng lưới Ethereum khi những thỏa thuận hợp tác giữa Request và Kyber Network được hoàn tất. 

muc-dich-su-dung-req-token

Mục đích sử dụng REQ token

Lưu trữ, giao dịch REQ token ở đâu? 

Là một token ERC20 nên người dùng có thể lưu trữ đồng REQ trên các ví sàn giao dịch hỗ trợ, các ví nóng như Metamask, Myetherwallet,… hay ví lạnh như Ledger, Trezor. Hiện tại, những sàn Crypto đang hỗ trợ mua bán, giao dịch token REQ gồm Binance, Huobi , OKEx, Gate.io,… thông qua các cặp tiền như REQ/BTC, REQ/ETH, REQ/USDT,…

luu-tru-giao-dich-req-token

Lưu trữ, giao dịch REQ token ở đâu?

Phí giao dịch 

Các loại phí có thể được áp dụng khi giao dịch REQ token là: 

  • Phí nền tảng Request.
  • Phí Transaction trong mạng lưới Blockchain của Ethereum.

Ngoài ra, một số sàn giao dịch cũng yêu cầu người dùng trả phí nạp/rút token REQ. Mức phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào sàn giao dịch, số lượng tiền ảo REQ khi rút. Ví dụ, sàn Binance miền toàn bộ phí nạp REQ nhưng phí rút là 34,7 REQ với số GTO tối thiểu ở mức 69,4 REQ.

Đánh giá tiềm năng Request Network và token REQ

Ưu điểm

Một số ưu điểm nổi bật của Request là: 

  • Tính bảo mật cao do không bắt buộc phải chia sẻ thông tin giao dịch với phía ngân hàng. 
  • Nền tảng Request được tối ưu tốt về trải nghiệm nên thao tác sử dụng dễ dàng. 
  • Không có sự tham gia của bên thanh toán thứ ba như Paypal nên tối ưu được chi phí dịch vụ. 

uu-diem-cua-request-va-req-token

Ưu điểm của Request Network và REQ token

Nhìn chung, Request được hứa hẹn có thể thay thế các nền tảng hỗ trợ thanh toán hiện nay. Đặc biệt, với sự tích hợp của công nghệ Blockchain và những thuật toán hiện đại, dự án do Christopher Lassuyt sẽ là mảnh ghép phù hợp không chỉ đối với người dùng phổ thông mà còn với các doanh nghiệp, các công ty trên toàn thế giới. 

Nhược điểm

Dù cho thấy những ấn tượng nhất định nhưng Request vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Thông tin về lộ trình phát triển trong thời gian tới của dự án chưa được công khai.
  • Tác động từ thị trường Crypto trong thời gian qua. 
  • Các vấn đề pháp lý liên quan.
  • Sự cạnh tranh của hàng loạt dự án tương tự như Tribal Credit (TRIBL), Maker (MKR), Synthetix (SNX),…

Có nên đầu tư vào dự án Request không?

Thực tế, quyết định nên hay không nên đầu tư vào Request và REQ token hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định và đánh giá của từng nhà đầu tư. Với những thông tin đã chia sẻ, bePAY mong rằng đã giúp bạn đọc có cái nhìn chi tiết, đầy đủ nhất về nền tảng thanh toán phi tập trung này. 

co-nen-dau-tu-vao-request-khong

Có nên đầu tư vào dự án Request không?

>> Xem thêm: Kylin network là gì? Thông tin về mạng quản trị dữ liệu Kylin

Tổng kết lại, nếu thành công, dự án Request sẽ mang đến những giải pháp thực sự hiệu quả cho hoạt động thanh toán hóa đơn của người tiêu dùng cũng như hoàn tất giao dịch giữa các công ty, doanh nghiệp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thêm thời gian để biết chính xác những tiềm năng của Request và REQ token có được hiện thực hóa hay không.

FAQ

Sàn Binance đang hỗ trợ giao dịch token REQ với các cặp tiền nào?

Hiện nay, Binance đang hỗ trợ giao dịch, mua bán token REQ với các cặp tiền sau:

  • REQ/USDT
  • REQ/BUSD.
  • REQ/BTC.

Những đối thủ nào đang cạnh tranh trực tiếp với dự án Request?

Một số dự án đang cạnh tranh trực tiếp với Request gồm:

  • Tribal Credit (TRIBL).
  • Maker (MKR).
  • Synthetix (SNX).