Kiến thức

Blockchain là gì? Bách khoa toàn thư về công nghệ Blockchain

3503644
bePAY

16 Tháng Mười Hai 2021

Blockchain là chủ đề vô cùng hot hiện nay trên toàn thế giới. Blockchain cùng với Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số đã và đang là đề tài bàn luận nóng hổi trên nhiều trang báo và trong cả những cuộc trò chuyện đời thường. Chắc hẳn rất nhiều bạn trẻ quan tâm và muốn tìm hiểu Blockchain là gì? Các phiên bản của Blockchain và cách ứng dụng công nghệ này ra sao? Hãy cùng bePAY tìm hiểu tất tần tật những thông tin xoay quanh Blockchain trong bài viết dưới đây.

Blockchain là gì?

Blockchain là một hệ thống ghi lại những thông tin không thể thay đổi, không thể bị hack hoặc gian lận hệ thống. Đó là cơ sở dữ liệu phân tán được chia sẻ giữa các nút mạng máy tính. Đồng thời đây cũng là một cơ sở dữ liệu, một chuỗi khối có thể lưu trữ những thông tin điện tử ở dạng kỹ thuật số. 

Blockchain được biết đến nhiều nhất với vai trò cốt lõi trong các hệ thống tiền điện tử giúp duy trì hồ sơ giao dịch một cách an toàn và phi tập trung. Sự đổi mới của Blockchain là có thể đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối của việc ghi nhận dữ liệu và tạo ra sự tin cậy mà không cần đến bên thứ ba tham gia vào.

blockchain-la-gi

Blockchain là gì?

Về cơ bản, bạn có thể hiểu Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số của các giao dịch được sao chép và phân phối trên toàn bộ mạng lưới hệ thống máy tính trên chuỗi khối. Mỗi khối (block) trong chuỗi (chain) chứa một số giao dịch nhất định. Khi một giao dịch mới xảy ra trên chuỗi khối, bản ghi của giao dịch đó sẽ được thêm vào sổ cái mà mọi người đều có thể xem được. Cơ sở dữ liệu phi tập trung được quản lý bởi nhiều người được gọi là Công nghệ sổ cái phân tán (DLT).

Blockchain là một loại DLT. Trong đó, các giao dịch được ghi lại bằng một chữ ký mật mã bất biến được gọi là băm (hash). Điều này có nghĩa rằng nếu một khối trong chuỗi bị thay đổi, bạn có thể biết được rằng nó đã bị giả mạo. Nếu tin tặc muốn làm hỏng và đánh sập một hệ thống Blockchain, chúng sẽ phải thay đổi mọi khối trong chuỗi và trên tất cả các phiên bản phân tán của chuỗi đó.

Những nền tảng Blockchain như Bitcoin và Ethereum đang phát triển liên tục và mạnh mẽ khi các khối được thêm vào chuỗi. Điều này đã giúp củng cố tính bảo mật của sổ cái.

Những nhân tố chủ chốt làm nên hệ thống Blockchain

Công nghệ sổ cái phân tán

Tất cả những người tham gia hệ thống Blockchain đều có quyền truy cập vào sổ cái phân tán và hồ sơ giao dịch bất biến. Với sổ cái được chia sẻ công khai này, mỗi giao dịch chỉ được ghi lại một lần. Điều này loại bỏ những nguy cơ làm giả thường thấy của các mạng kinh doanh truyền thống.

Bản ghi bất biến

Không người tham gia nào có thể thay đổi hoặc giả mạo giao dịch sau khi giao dịch đó được ghi vào sổ cái công khai. Nếu bản ghi giao dịch có lỗi, một giao dịch mới phải được thêm vào để sửa lỗi. Khi đó cả hai giao dịch đều hiển thị chứ sẽ không bị ẩn đi.

nhung-nhan-to-tao-nen-he-thong-blockchain

Những nhân tố tạo nên hệ thống Blockchain

Hợp đồng thông minh

Để tăng tốc độ giao dịch, một bộ quy tắc đã được soạn – gọi là hợp đồng thông minh. Chúng được lưu trữ trên Blockchain và thực thi hoàn toàn tự động. Hợp đồng thông minh có thể tự xác định các điều kiện để chuyển nhượng cổ phiếu hay trái phiếu công ty, bao gồm những điều khoản thanh toán bảo hiểm và hơn thế nữa.

Vai trò quan trọng của Blockchain

Tại sao Blockchain lại quan trọng? Câu trả lời đó chính là bảo mật thông tin. Thông tin càng được ghi nhận nhanh chóng và chính xác thì càng tốt cho doanh nghiệp. 

Blockchain là công nghệ lý tưởng để làm điều đó. Bởi nền tảng này cung cấp thông tin gần như ngay lập tức, được chia sẻ và hoàn toàn minh bạch. Bên cạnh đó, mọi thông tin sẽ được lưu trữ trên một sổ cái bất biến và chỉ có thể được truy cập bởi các thành viên được ủy quyền trong mạng lưới. 

vai-tro-blockchain-la-gi

Vai trò của Blockchain là gì?

Một mạng Blockchain có thể theo dõi tài khoản, đơn đặt hàng, thanh toán, sản xuất và rất nhiều lĩnh vực khác nữa. Đặc biệt là các thành viên đều có thể xem tất cả các chi tiết của một giao dịch từ đầu đến cuối, mang lại cho bạn sự tin tưởng cũng như hiệu quả và cơ hội mới.

Các giai đoạn phát triển của Blockchain

Theo thời gian phát triển, các phiên bản của Blockchain có những đặc điểm khác nhau. Hãy cùng bePAY điểm qua 4 phiên bản của Blockchain sau đây.

Giai đoạn 2008 – 2013: Blockchain 1.0

Blockchain 1.0 là gì? Blockchain 1.0 là giai đoạn đầu tiên của Blockchain khi xuất hiện trên thị trường. Đây cũng là mốc đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của Bitcoin.

Hầu hết mọi người đều cho rằng Bitcoin và Blockchain là một. Tuy nhiên, đó không phải là một giả thuyết đúng, Bởi Blockchain lúc đó là công nghệ cơ bản cung cấp năng lượng cho hầu hết các ứng dụng, còn Bitcoin là tiền điện tử hay còn gọi là tiền số hóa.

blockchain-1-0-la-gi

Blockchain 1.0 là gì?

Bitcoin ra đời vào năm 2008 với tư cách là ứng dụng đầu tiên của công nghệ Blockchain. Satoshi Nakamoto trong cuốn sách của mình đã mô tả Bitcoin như một hệ thống điện tử peer-to-peer. Nakamoto đã tạo ra khối Genesis đầu tiên. Từ đó, các khối khác được khai thác, kết nối với nhau. Chúng tạo ra chuỗi khối lớn nhất chứa tất cả thông tin và giao dịch khác nhau.

Kể từ khi Bitcoin – ứng dụng của Blockchain được lên sóng, một số ứng dụng cũng đã tìm cách tận dụng các nguyên tắc và khả năng của công nghệ sổ cái kỹ thuật số. Do đó, lịch sử Blockchain chứa một danh sách dài những ứng dụng đã ra đời cùng với sự phát triển của công nghệ này.

Giai đoạn 2013 – 2015: Blockchain 2.0

Blockchain 2.0 đánh dấu sự phát triển của Ethereum. Trong một thế giới mà sự đổi mới là thứ nhất định phải có của thời đại, việc tận dụng toàn bộ khả năng của công nghệ chuỗi khối là điều tất yếu mà các nhà phát triển phải tiến hành. 

Lo ngại bởi những hạn chế của Bitcoin, Ethereum được coi như một Blockchain mới. Nền tảng này ra mắt vào năm 2013 với các chức năng bổ sung so với Bitcoin. Dấu mốc này đã đánh dấu một sự phát triển quan trọng trong lịch sử Blockchain.

blockchain-2-0

Blockchain 2.0 là gì?

Buterin – người sáng lập ra Ethereum đã khiến nền tảng này khác biệt hơn hẳn so với Bitcoin Blockchain. Cụ thể, Buterin đã tạo ra chức năng cho phép mọi người ghi lại các tài sản khác như slogan cũng như hợp đồng. Tính năng mới đã mở rộng những chức năng của Ethereum hơn. Từ việc là một loại tiền điện tử, Ethereum đang dần trở thành một nền tảng để phát triển các ứng dụng phi tập trung.

Chính thức ra mắt vào năm 2015, Ethereum đã phát triển để trở thành một trong những ứng dụng lớn nhất của công nghệ chuỗi khối nhờ khả năng hỗ trợ các hợp đồng thông minh được sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau. Nền tảng Blockchain Ethereum cũng đã thành công trong việc tập hợp một cộng đồng nhà phát triển tích cực và thiết lập một hệ sinh thái thực sự.

Năm 2018: công nghệ Blockchain 3.0

Lịch sử phát triển của Blockchain không chỉ dừng lại ở nền tảng Ethereum và Bitcoin. Trong những năm gần đây, một số dự án đã tìm cách giải quyết những điểm yếu của Bitcoin và Ethereum. Ngoài việc đưa ra các tính năng mới, chúng còn tận dụng được những khả năng Blockchain có thể làm được.

cong-nghe-blockchain-3-0

Công nghệ Blockchain 3.0

Một số ứng dụng blockchain mới bao gồm NEO – nền tảng mã nguồn mở, phi tập trung và Blockchain đầu tiên được ra mắt ở Trung Quốc. Mặc dù quốc gia này đã cấm tiền điện tử, nhưng nó vẫn hoạt động khi thấy các đổi mới. NEO tự nhận là “Ethereum Trung Quốc” sau khi nhận được sự ủng hộ của Jack Ma – vị Giám đốc điều hành tập đoàn Alibaba.

Ngoài NEO, có nhiều nền tảng Blockchain thế hệ thứ 2 khác cũng đang phát triển. Ví dụ như Blockchains Monero Zcash và Dash ra đời dựa trên công nghệ Blockchain 3.0. Những nền tảng này là giải pháp cho một số vấn đề về bảo mật và khả năng mở rộng liên quan đến các ứng dụng Blockchain ban đầu. Được mệnh danh là Altcoins bảo mật, ba nền tảng Blockchain tìm cách cung cấp mức độ riêng tư và bảo mật cao khi có giao dịch xảy ra.

>> Xem thêm: Blockchain 3.0 là gì? Những ưu điểm vượt trội của Blockchain 3.0

Năm 2020: công nghệ Blockchain 4.0

Tương lai của công nghệ Blockchain trở nên tươi sáng hơn khi các tổ chức chính phủ và doanh nghiệp đang rót số vốn đầu tư cực lớn. Những người ủng hộ hy vọng công nghệ này sẽ giúp tự động hóa hầu hết các nghiệp vụ trong mọi lĩnh vực. Blockchain đã và đang được sử dụng rất nhiều trong quản lý chuỗi cung ứng (Logistics) hay kinh doanh trên điện toán đám mây (Cloud). Trong tương lai, chắc chắn công nghệ này sẽ tham gia vào các công cụ tìm kiếm trên Internet.

cong-nghe-blockchain-4-0

Công nghệ Blockchain 4.0

Khi công nghệ Blockchain 4.0 phát triển, Gartner Trend Insights dự kiến ít nhất một doanh nghiệp được xây dựng trên Blockchain sẽ có giá trị hơn 10 tỷ đô la vào năm 2022. Do sự chuyển đổi kỹ thuật số của Blockchain, nhiều nghiên cứu đã được triển khai và hy vọng giá trị doanh nghiệp tăng lên hơn 176 tỷ đô la tới năm 2025, và dự kiến vượt mức 3,1 nghìn tỷ đô la vào năm 2030.

>> Xem thêm: Công nghệ Blockchain 4.0 là gì? Ví dụ về ứng dụng Blockchain 4.0 

Ưu điểm của công nghệ Blockchain là gì?

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu các phiên bản của Blockchain qua từng giai đoạn phát triển. Tiếp theo hãy cùng khám phá xem những ưu điểm của công nghệ Blockchain là gì nhé!

Khả năng tiếp cận tuyệt đối

Nhìn chung, Blockchain là một công nghệ mã nguồn mở và bất kỳ ai cũng có thể truy cập dễ dàng. Cho dù là một người chỉ làm việc ở nhà hay là một doanh nghiệp nằm trong danh sách Fortune 500, bạn đều có thể sao chép mã nguồn của Ethereum và tạo mạng lưới của riêng mình. Điều này làm cho Blockchain trở thành  công nghệ dân chủ đặc biệt. 

Blockchain cũng chào đón và hoan nghênh sự tham gia của cộng đồng. Từ việc một anh chàng sinh viên gửi một vài dòng mã code cho GitHub, đến việc EY chi hơn 1.000.000 đô la để phát triển giao thức giao dịch riêng tư Nightfall cho Ethereum. 

Chuyển tiền cực nhanh

Không có gì ngạc nhiên khi ai ai cũng muốn làm việc với công nghệ mới này. Lý do là bởi Blockchain tốt hơn hẳn so với các giải pháp hiện có. Bitcoin – đồng tiền ảo hoạt động dựa trên Blockchain có thể được giao dịch lên tới con số hàng triệu hoặc hàng tỷ đô la chỉ trong vòng một giờ, bất kể bạn đang ở quốc gia nào.

uu-diem-cua-cong-nghe-blockchain-chuyen-tien-nhanh

Khả năng chuyển tiền cực nhanh

Theo truyền thống, khi di chuyển giữa các hành lang thanh khoản thấp, chẳng hạn như Nam Phi đến Ecuador, giao dịch có thể mất một tuần hoặc hơn. Blockchain ra đời là một cải tiến lớn và nó cung cấp dịch vụ chuyển tiền xuyên biên giới. Các blockchain có thể chuyển tiền nhanh hơn theo cấp số nhân so với các phương pháp truyền thống, cho dù đó là đồng tiền công khai như XRP hay đồng tiền riêng tư như đồng xu JPM của JP Morgan.

Tính minh bạch

Blockchains được thiết kế để lưu trữ dữ liệu giao dịch mãi mãi. Điều này nghĩa là sẽ không có giao dịch nào bị xóa kể cả đó là giao dịch lỗi. Một khi giao dịch đã được cộng vào chuỗi khối (ít nhất là một dự án an toàn), nó sẽ ở đó vĩnh viễn. 

Vì các giao dịch là bất biến nên thật dễ dàng để biết ai là chủ sở hữu hợp pháp (đặc biệt là khi danh tính được lưu trữ trên Blockchain) và hành vi trộm cắp trở nên khó khăn hơn nhiều. Lấy ví dụ: Kẻ trộm muốn lấy một chiếc xe, hắn cần trộm chiếc xe và sau đó buộc chủ sở hữu phải chuyển quyền sở hữu cho anh ta thông qua Blockchain. 

Giảm thiểu giấy tờ, giao dịch nhanh hơn

Một sự phát triển mới thú vị của Blockchain đó là sự ra đời của hợp đồng thông minh. Sự có mặt của các hợp đồng thông minh sẽ cắt giảm đáng kể thời gian nhận được tiền của nhà cung cấp. 

Với Blockchain, khoản thanh toán cho một lô hàng có thể được ký quỹ trước trong một hợp đồng thông minh. Sau đó khi lô hàng đến nơi và vận đơn kỹ thuật số được ký kết, tiền sẽ tự động được gửi đến nhà sản xuất. Hiện tại, có thể mất một tháng hoặc hơn để một công ty được thanh toán cho một sản phẩm sau khi họ đã giao sản phẩm đó. Blockchain sẽ tăng tốc quá trình này lên rất nhiều.

cong-nghe-blockchain-giup-giao-dich-nhanh

Giảm thiểu giấy tờ, giao dịch nhanh hơn

Hơn nữa, hợp đồng thông minh hứa hẹn sẽ giảm tình trạng gian lận. Với bản chất bất biến của Blockchain, các hợp đồng không thể bị xóa hoặc thay đổi một cách lén lút. Tất cả các thay đổi đều được ghi lại. Vì vậy không thể thay đổi hay làm giả hợp đồng. Tính minh bạch cũng là một ưu điểm lớn của Blockchain khi mà bất kỳ ai được cho phép đều có thể xem hợp đồng thông minh từ mọi nơi trên thế giới. 

Nhược điểm của Blockchain

Blockchain có khá ít nhược điểm. Một nhược điểm của các hệ thống blockchain là một khi dữ liệu đã được thêm vào hệ thống chuỗi khối thì việc chỉnh sửa là rất khó. Mặc dù tính ổn định và không thể thay thế hay sửa đổi là một trong những lợi thế của blockchain, nhưng tính năng này không phải lúc nào cũng tốt. Việc thay đổi dữ liệu hoặc mã code trên blockchain thường rất phức tạp và cần có một hard fork, trong đó một chuỗi sẽ phải bị lược bỏ và một chuỗi mới được đưa lên.

Cấu trúc của Blockchain

Cấu trúc của Blockchain bao gồm 2 phần chính là: Public Blockchain và Private Blockchain. Cùng tìm hiểu khái niệm hai loại hình Blockchain này trong phần dưới đây nhé.

Public Blockchain là gì?

“Public Blockchain là gì?” là câu hỏi mà nhiều người quan tâm mỗi khi nhắc tới cấu trúc của chuỗi khối. Đây là một nền tảng “công cộng” mà bất kỳ ai cũng có quyền truy cập và ghi dữ liệu trên chuỗi khối. 

public-blockchain-la-gi

Public Blockchain là gì?

Để xác thực được giao dịch trên Public Blockchain cần phải có hàng nghìn hay thậm chí là hàng vạn nút (node) tham gia. Do đó việc kẻ gian có thể tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi. Bởi nếu thay đổi hay làm giả một khối thì phải thay đổi toàn bộ. Hiện nay, Bitcoin hay Ethereum là hai nền tảng phổ biến nhất trên thế giới đang sử dụng Public Blockchain. 

Đặc điểm nổi bật của Public Blockchain:

  • Không giới hạn lượng truy cập.
  • Tốc độ khá chậm.
  • Sử dụng hệ thống bảo mật: Proof of Work hay Proof of State.
  • Danh tính người tham gia: Ẩn danh.
  • Thể loại giao dịch: chủ yếu là các giao dịch cơ bản.
  • Chi phí khởi tạo thấp.
  • Chi phí giao dịch khá cao.

Private Blockchain là gì?

Private Blockchain là gì cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Private Blockchain là nền tảng cho phép người dùng đọc dữ liệu nhưng không cung cấp quyền ghi. Quyền ghi khi này thuộc về tổ chức thứ ba hoàn toàn đáng tin cậy. Tuy nhiên, tổ chức thứ ba này vẫn có thể cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp nhất định. 

private-blockchain-la-gi

Private Blockchain là gì?

Bạn có thể hiểu Private Blockchain là mạng lưới do một tổ chức dựng lên chỉ để phục vụ những nghiệp vụ kinh doanh nhất định trong tổ chức đó, mà không muốn những thế lực bên ngoài can thiệp vào. Ví dụ như một mạng Blockchain phân phối xe hơi giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối và những đơn vị bán lẻ với nhau.

Tổ chức thứ ba này sẽ có toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên chuỗi khối. Ví dụ Ripple là một dạng Private Blockchain. Hệ thống này cho phép 20% trong tổng số nút có thể gian dối và chỉ cần 80% số nút còn lại hoạt động ổn định là được.

Những thuật toán Blockchain 

Thuật toán Blockchain hay còn gọi là những kỹ thuật Blockchain được áp dụng giúp cho công nghệ chuỗi khối vận hành một cách trơn tru. Dưới đây là những thuật toán cơ bản của Blockchain:

Thuật toán đồng thuận

Thuật toán đồng thuận (Consensus) là yếu tố vô cùng quan trọng của mỗi mạng lưới Blockchain. Thuật toán này chịu trách nhiệm duy trì tính bảo mật của cả hệ thống phân tán. Thuật toán đồng thuận được thiết kế bởi Satoshi Nakamoto lần đầu tiên với tên gọi Proof of Work (PoW) và được thực hiện trên Bitcoin để khắc phục lỗi Byzantine.

thuat-toan-dong-thuan-blockchain

Thuật toán đồng thuận

Vì bản chất của Blockchain là không lệ thuộc vào một cơ quan trung gian cũng như cơ quan chính phủ nào, nên các nút phân tán cần phải đồng thuận về tính hợp lệ của các giao dịch. Để vận hành tốt điều đó, các thuật toán đồng thuận chính là bức tường vững chắc đứng sau. 

Giao thức (Protocol)

Giao thức được xem như là các quy tắc chính cần phải được tuân theo của một Blockchain. Một mạng Blockchain bất kỳ sẽ được xây dựng trên một giao thức (protocol) giúp xác định cách hệ thống làm việc. Vì vậy, tất cả hệ thống và những đối tượng tham gia vào mạng lưới sẽ phải tuân theo những quy tắc của giao thức. Giao thức là một dạng kỹ thuật Blockchain cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động của chuỗi khối.

Những ứng dụng Blockchain

Blockchain dùng để làm gì? Trong thực tế, Blockchain được ứng dụng ở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Sau đây, hãy cùng bePAY tìm hiểu những ứng dụng Blockchain mang lại cho con người nhé.

Công nghệ Blockchain trong ngân hàng

Công nghệ Blockchain trong ngân hàng cung cấp giải pháp tạo ra bản ghi bất biến một cách an toàn và hiệu quả. Điều này làm cho Blockchain sớm trở thành phương thức hỗ trợ thanh toán quốc tế và chuyển tiền rộng rãi. 

Ví dụ, vào tháng 4 năm 2018, Banco Santander đã ra mắt dịch vụ chuyển tiền dựa bằng Blockchain đầu tiên trên thế giới, được gọi là “Santander One Pay FX”. Dịch vụ sử dụng xCurrent của Ripple cho phép khách hàng thực hiện chuyển tiền quốc tế trong ngày hoặc ngay ngày hôm sau. Bằng cách tự động hóa toàn bộ quy trình trên Blockchain, Santander đã giảm thiểu những thành phần trung gian, làm cho quy trình hiệu quả hơn.

cong-nghe-blockchain-trong-ngan-hang

Công nghệ Blockchain trong ngân hàng

Là một ngân hàng thương mại lớn, Santander có nhiều khách hàng lẻ, những người sẽ được hưởng lợi từ các khoản thanh toán hiệu quả và rẻ hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển khoản quốc tế. Công nghệ chuỗi khối có thể giúp giảm chi phí cho những giao dịch chuyển tiền bằng cách giảm thiểu một số công đoạn cho các ngân hàng so với việc giao dịch theo cách thủ công.

Công nghệ Blockchain trong kinh doanh

Công nghệ Blockchain trong kinh doanh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề như Logistics, bất động sản hay thậm chí là ngành truyền thông. Cùng xem ứng dụng của chuỗi khối trong một số ngành nghề kinh doanh đặc thù nhé.

Quản lý chuỗi cung ứng

Sổ cái bất biến của Blockchain rất phù hợp với những nhiệm vụ như theo dõi hàng hóa theo thời gian thực khi chúng di chuyển và đổi quyền sở hữu hàng hóa trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Sử dụng Blockchain sẽ mở ra một trang mới cho các công ty vận chuyển hàng hóa này. 

Blockchain giúp phân bổ hàng hóa mới cập cảng vào các container vận chuyển khác nhau, cung cấp một phương tiện tổ chức dữ liệu theo dõi và đưa vào sử dụng.

cong-nghe-blockchain-trong-kinh-doanh

Ứng dụng trong quản lý chuỗi cung ứng

Bất động sản

Thời gian trung bình mà những chủ sở hữu bất động sản sẽ bán tài sản của mình là từ 1 – 7 năm. Và một người trung bình sẽ chuyển nhà gần 12 lần trong suốt cuộc đời của họ. Với sự chuyển động thường xuyên như vậy, Blockchain chắc chắn có thể được sử dụng trong thị trường bất động sản. Chúng sẽ xúc tiến việc bán các tài sản địa ốc bằng cách nhanh chóng xác minh tài chính, giảm gian lận nhờ mã hóa và cung cấp sự minh bạch trong toàn bộ quá trình mua bán.

Ngành năng lượng

Theo PWC, công nghệ chuỗi khối có thể được sử dụng để thực hiện những giao dịch cung cấp năng lượng. Công nghệ này cũng cung cấp thêm cơ sở cho các quy trình đo lường và thanh toán bù trừ. Một số ứng dụng tiềm năng khác bao gồm lập hồ sơ quyền sở hữu, quản lý tài sản, đảm bảo nguồn gốc và chứng chỉ năng lượng tái tạo.

Ngành truyền thông

Các công ty truyền thông trên thế giới đã áp dụng công nghệ Blockchain để loại bỏ gian lận, giảm chi phí và thậm chí bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ (IP) đối với nội dung – như các bản ghi nhạc. Theo MarketWatch, thị trường toàn cầu Blockchain trong truyền thông và giải trí ước tính đạt 1,54 tỷ đô la vào năm 2024.

cong-nghe-blockchain-trong-truyen-thong

Blockchain ứng dụng trong ngành truyền thông

Một nền tảng nổi bật trong việc tận dụng công nghệ Blockchain cho truyền thông là Eluvio, Inc. Ra mắt chính thức vào năm 2019, Eluvio Content Fabric sử dụng Blockchain để cho phép các nhà sản xuất nội dung quản lý và phân phối video cao cấp cho người tiêu dùng, hay đối tác kinh doanh của mình.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu Blockchain là gì, Blockchain dùng để làm gì và được phát triển dựa trên những thuật toán nào. Công nghệ chuỗi khối được xem là tương lai của nhiều ngành nghề, đặc biệt là tiền điện tử và chuỗi cung ứng toàn thế giới. Hy vọng rằng những thông tin về Blockchain trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về loại công nghệ vĩ đại của nhân loại này.

FAQ

Ai tạo ra Blockchain?

Ai tạo ra Blockchain là một câu hỏi phổ biến mà ai khi tìm hiểu về công nghệ này cũng đều thắc mắc. Câu trả lời là Blockchain được thiết kế lần đầu tiên bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008 (đến nay nhân loại vẫn chưa biết đó là một người hay một nhóm người). Sau đó 1 năm, Blockchain chính thức được hiện thực hóa như là một phần cốt lõi của Bitcoin bởi công nghệ này đóng vai trò là cuốn sổ cái công khai cho tất cả các giao dịch xảy ra trên thế giới.

Công nghệ Blockchain tại Việt Nam được ứng dụng như thế nào?

Công nghệ Blockchain tại Việt Nam đã và đang được ứng dụng hiệu quả trong ngành nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đầu tư sử dụng Blockchain cho sản phẩm với mục đích là truy xuất nguồn gốc thực phẩm. 

Hiện nay, xu hướng khách hàng quan tâm đến nguồn gốc cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm tăng cao. Do đó, trong những năm qua công nghệ Blockchain đã được Việt Nam nắm bắt, vận dụng để đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng về nguồn gốc sản phẩm khi khi đem đi tiêu thụ.