NFT marketplace là gì? Top 5 NFT marketplace nổi bật nhất 2022
10 Tháng Tám 2022
Được xem là yếu tố không thể thiếu trong vũ trụ ảo Metaverse, NFT đã trở thành dạng tài sản mã hóa đặc biệt trên thị trường Crypto nói chung. Đây là những điều kiện thuận lợi để hoạt động trao đổi, mua bán NFT diễn ra sôi động hơn bao giờ hết, cũng là tiền đề để các dự án NFT marketplace đồng loạt được triển khai. Vậy, NFT marketplace là gì, có đặc điểm ra sao? bePAY sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh nền tảng độc đáo này thông qua bài chia sẻ dưới đây.
NFT marketplace là gì?
Dành cho những ai chưa biết NFT marketplace là gì, đây là những nền tảng hỗ trợ tạo, giao dịch các NFT (Non-fungible token) một cách nhanh chóng và dễ dàng. Ở một khía cạnh nào đó, NFT marketplace có thể được ví như những sàn Crypto khi cả hai cùng tích hợp công nghệ Blockchain và sở hữu những tính năng cơ bản như: mua bán, lưu trữ, niêm yết tài sản mã hóa.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các đồng coin/token không hoàn toàn giống NFT. Chúng cũng không thể được tạo trực tiếp thông qua sàn giao dịch như cách người dùng đúc ra Non-fungible token trên Opensea, SuperRare, bePAY,…
NFT marketplace là gì?
Bên cạnh đó, khả năng sinh ra lợi nhuận từ các đồng coin/token cũng khác với NFT vốn thường gắn liền với một sản phẩm mang tính nghệ thuật. Do đó, giữa NFT marketplace với sàn Crypto sẽ không đồng nhất về định hướng phát triển.
Các nền tảng hỗ trợ tạo và mua bán Non-fungible token có sự quan tâm nhất định đến nhóm đối tượng khách hàng là những nghệ sĩ, nhà sáng tạo nội dung, nhà sưu tầm tác phẩm nghệ thuật.
Những loại NFT Marketplace phổ biến
Tùy vào từng tiêu chí khác nhau mà chúng ta có thể xếp các nền tảng NFT marketplace thành 3 nhóm (Exclusive NFT marketplace, General NFT marketplace, Specific NFT marketplace) hoặc 4 nhóm (Open Marketplace NFTs, Marketplace for Collectibles, Curated NFT Marketplace, Games NFT Marketplace). Ở đây, chúng ta sẽ chia chúng thành 4 loại hình với các đặc điểm riêng, cụ thể:
Open Marketplace NFTs
Open Marketplace NFTs hay giao dịch NFTs mở, được biết đến là các nền tảng cho phép người dùng có những trải nghiệm gần như không giới hạn. Từ việc tự do sáng tạo, thiết kế đến mua bán, trao đổi và sưu tầm đa dạng các loại NFT khác nhau.
Nhìn chung, chỉ cần hoàn tất đăng ký tài khoản là bạn trải nghiệm được hầu hết những tính năng mà nền tảng này cung cấp. Một số ví dụ điển hình của Open Marketplace NFTs gồm: OpenSea, SuperRare, Rarible,…
Open Marketplace NFTs – Một trong những loại NFT Marketplace phổ biến
Marketplace for Collectibles
Marketplace for Collectibles là các nền tảng hướng đến những NFTs, bộ NFT có giá trị sưu tầm cao, ví dụ như CryptoPunks hay Bored Ape Yacht Club. Nhìn chung, không có quá nhiều đặc điểm để nói về loại hình NFT marketplace này. Tuy nhiên, chính những tác phẩm được Larva Labs xây dựng nên vào đầu năm 2017 đã giúp Marketplace for Collectibles có thể tách riêng trong thị trường chung.
Curated NFT Marketplace
Đây là những nền tảng giao dịch NFT khá kỹ tính khi tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể nào đó. Ví dụ, bePAY NFT marketplace và Foundation là hai nền tảng chuyên biệt dành cho nghệ sĩ và KOL toàn cầu, không chỉ giúp giao dịch NFT mà còn kết nối họ với fan hâm mộ một cách hiệu quả hơn.
Curated NFT Marketplace
Games NFT Marketplace
Games NFT Marketplace là gì? Đây là nhóm nền tảng hỗ trợ mua bán, giao dịch Non-fungible token xuất hiện cùng sự trỗi dậy của hàng loạt dự án GameFi đã và đang được triển khai. Theo đó, Games NFT Marketplace đặc biệt phù hợp với game thủ hoặc những ai đang kiếm tiền thông qua những trò chơi điện tử có yếu tố NFT và tài chính.
Một điểm quan trọng khác, đó là bản thân các nền tảng Games NFT Marketplace không đứng độc lập mà thường được tích hợp sẵn như một tính năng trong thế giới của trò chơi. Các NFT cũng sẽ gắn liền với hệ sinh thái của tựa game, thường là những nhân vật, trang bị, mảnh đất,… được người chơi thu thập qua từng nhiệm vụ, chặng thử thách.
Nhìn chung, dù không quá rõ ràng nhưng mỗi loại hình NFT marketplace đều sở hữu những đặc điểm riêng biệt nào đó. Trong bối cảnh thị trường Crypto và xu thế Metaverse ngày một bùng nổ như hiện nay, không ngoài khả năng chúng ta sẽ tiếp tục được chào đón những nhóm nền tảng hỗ trợ tạo, giao dịch Non-fungible token chưa từng xuất hiện. Song, hẳn là tất cả sẽ có chung cơ chế vận hành. Vậy, cách thức hoạt động của NFT marketplace là gì?
>> Xem thêm: Metaverse: Thị trường 1500 tỷ USD là sự thật hay ảo mộng?
Cách thức vận hành của NFT marketplace là gì?
Tới nay, các nền tảng NFT marketplace đều vận hành theo một quy trình cơ bản sau: Yêu cầu đăng ký tài khoản, cung cấp tính năng mua, bán và tạo/đúc NFT.
- Đăng ký: Mỗi nền tảng NFT marketplace sẽ đưa ra những bước đăng ký và xác thực tài khoản khác nhau. Song, các thông tin như họ tên, email, số điện thoại là bắt buộc. Ngoài ra, trước khi trải nghiệm những tính năng và dịch vụ, người dùng sẽ cần kết nối với ví tiền mã hóa tương thích do những nền tảng này thường không được hỗ trợ.
- Mua NFT: Đối với NFT đã được niêm yết, bạn có thể mua trực tiếp hoặc thông qua những phiên đấu giá. Một cách thức khác để sở hữu tài sản không thể thay thế là liên hệ và trao đổi với chủ sở hữu để thương lượng giá phù hợp hơn.
- Bán NFT: Do NFT thường gắn liền với các tác phẩm, hình ảnh cụ thể nên trước khi bán, người dùng cần chuyển chúng sang dạng NFT và niêm yết trên nền tảng NFT marketplace hỗ trợ như OpenSea. Đặc biệt, đừng quên định giá thật phù hợp để nâng cao cơ hội giao dịch thành công.
Cách thức vận hành của NFT marketplace là gì?
- Tạo/đúc NFT: Đa số các nền tảng NFT marketplace đang hỗ trợ tạo/đúc NFT trên mạng lưới Blockchain chính là Ethereum. Quá trình này sẽ yêu cầu trả một mức phí nhất định, từ vài chục đến vài trăm USD từng thời điểm. Tuy nhiên, đối với một số Games NFT Marketplace thì bạn có thể tạo ra Non-fungible token mới khi kết hợp hai hoặc nhiều NFT tương thích, tương tự việc lai tạo giống trong không gian số.
Top 5 NFT marketplace phổ biến, tiềm năng nhất
OpenSea
OpenSea là NFT marketplace phổ biến bậc nhất hiện nay. Nền tảng được Devin Finzer và Alex Atallah trình làng vào tháng 12 năm 2017 đã từng cán mốc hơn 400.000 tài khoản giao dịch mỗi tháng với doanh thu hơn 10 tỷ USD. Một trong những yếu tố mang đến thành công cho OpenSea chính là sự tối ưu tốt cả về giao dịch và tính năng, giúp ngay cả người dùng mới cũng dễ dàng tạo hay mua bán NFT yêu thích.
OpenSea – nền tảng NFT marketplace phổ biến nhất
>> Xem thêm: Opensea là gì? Hướng dẫn tạo và mua NFTs qua OpenSea chi tiết nhất
Binance NFT Marketplace
Được giới thiệu lần đầu vào tháng 06 năm 2021, Binance NFT marketplace cũng nhanh chóng lọt top những nền tảng giao dịch Non-fungible token được ưa chuộng nhất trên thị trường. Hiện tại, sản phẩm đến từ thương hiệu sàn Crypto số 1 thế giới đang hỗ trợ các tính năng chủ đạo sau: Tạo, mua/bán NFT; Event cung cấp NFT từ những nghệ sĩ nổi tiếng; Mystery Box chứa các NFT hiếm.
Nền tảng Binance NFT Marketplace đầy hứa hẹn
Nifty Gateway
Nifty Gateway là một ví dụ điển của Curated NFT Marketplaces và thuộc sở hữu của Gemini – cũng là một sàn giao dịch tiền mã hóa có tiếng. Điều khiến Nifty Gateway gây được nhiều sự chú ý chính là việc nền tảng đã hợp tác với nhiều nghệ sĩ, thương hiệu, vận động viên hàng đầu để tạo ra hàng loạt tác phẩm NFT độc đáo như bộ sưu tập Nifties chất lượng cao và phiên bản giới hạn. Nifty cũng từng gây bão khi mua lại nhiều dự án GameFi khác nhau, bao gồm Gods Unchained, Crypto Kitties.
bePAY NFT Marketplace
Một cái tên khác và cũng có thể xem như đối thủ của Nifty Gateway chính là bePAY NFT Marketplace. Đây là một nền tảng hỗ trợ tạo, mua bán NFT chuyên biệt dành cho các KOL, các nghệ sĩ trên toàn thế giới.
Điểm nhấn cũng là tiềm năng của bePAY nằm ở việc rút ngắn khoảng cách giữa người nổi tiếng với fan hâm mộ khi đưa ra nhiều chính sách và chương trình giúp các bên kết nối, tương tác hiệu quả hơn. Để tìm hiểu nhiều hơn về bePAY NFT Marketplace, bạn có thể tham khảo bài viết sau: “bePAY là gì? Hướng dẫn đăng ký, mua bán NFT trên bePAY NFT Marketplace từ A-Z“
bePAY – nền tảng NFT Marketplace đầy tiềm năng
Axie Infinity
Nhắc tới những nền tảng NFT Marketplace phổ biến nhất hiện nay, chúng ta không thể bỏ qua Axie Infinity. Thực tế, đây là một dự án GameFi tích hợp tính năng đúc và giao dịch Non-fungible token dưới dạng nhân vật, trang bị, mảnh đất,… – các Assets trong thế giới của trò chơi.
Mặc dù tại thời điểm bài viết được thực hiện, cơn sốt mang tên Axie Infinity đã giảm mạnh nhưng bởi những thành công mà dự án từng đạt được (khối lượng giao dịch vượt ngưỡng 3.1 tỷ USD, hơn 1,02 triệu người dùng trong một ngày), đứa con của Sky Mavis vẫn được cộng đồng mong mỏi về ngày trở lại. nhất là khi dự án đang có những kế hoạch “mở cửa” miễn phí dành cho người chơi mới.
Axie Infinity
Bên cạnh những cái tên đã nêu, chúng ta cũng có thể điểm qua Matrix World, SuperRare, Rarible,… Song, OpenSea, Binance NFT marketplace, Nifty Gateway, bePAY NFT Marketplace và Axie Infinity vẫn xứng đáng dẫn đầu top những nền tảng hỗ trợ tạo, giao dịch Non-fungible token phổ biến và tiềm năng nhất.
Tương lai của các NFT Marketplace
Dù thương hiệu xây dựng nên NFT Marketplace là gì đi nữa thì rõ ràng, tương lai của các nền tảng này đều gắn liền với tài sản không thể thay thế và xu hướng Metaverse. Và nếu nhìn vào thực tế, chúng ta có thể đưa ra những dự đoán về sự phát triển của NFT Marketplace trong thời gian tới như sau:
- Nhu cầu giao dịch NFT cùng số lượng lớn NFT được tạo và niêm yết tiếp tục tăng, kéo theo hàng loạt những nền tảng mới được hình thành.
- NFT Marketplace sẽ dần được tích hợp hoặc nằm trong định hướng phát triển của các sàn Crypto, tương tự những gì mà Binance, Coinbase, Crypto.com đã và đang hướng đến.
- Ethereum với tiêu chuẩn ERC 721 sẽ chịu sự cạnh tranh lớn từ các hệ sinh thái Blockchain khác khi chúng dần bổ sung cơ chế tạo NFT riêng và tối ưu hơn. Cụ thể, NFT collectibles giá trị nhất sẽ tiếp tục nằm trên Chuỗi khối Ethereum; NFT gaming có thể nở rộ trên Solana cũng như Binance Smart Chain; NFT trong mảng giải trí sẽ phát triển trên Blockchain của Binance, Terra.
Tương lai của các NFT Marketplace
Tổng kết lại, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thị trường Crypto và xu thế Metaverse, các nền tảng NFT Marketplace có thể đón nhận những điều kiện thuận lợi nhất để đạt được thành công trong tương lai. Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn các đặc điểm của NFT Marketplace là gì, đâu là nền tảng hỗ trợ tạo và mua bán NFT phổ biến, tiềm năng nhất hiện nay.
FAQ
Các nền tảng NFT Marketplace áp dụng mức phí như thế nào?
Theo từng nền tảng NFT Marketplace và mạng Blockchain được sử dụng mà mức phí đối với các dịch vụ tạo, giao dịch NFT sẽ khác nhau. Ví dụ, OpenSea chạy trên Ethereum và có phí khởi tạo, niêm yết NFT dao động từ vài chục đến vài trăm USD tùy từng thời điểm.
Có những loại hình NFT Marketplace nào phổ biến hiện nay?
Căn cứ vào các tiêu chí phân loại khác nhau mà bạn có thể xếp các nền tảng NFT Marketplace theo 3 nhóm, gồm Exclusive NFT marketplace, General NFT marketplace, Specific NFT marketplace hoặc 4 nhóm khác nhau, gồm Open Marketplace NFTs, Marketplace for Collectibles, Curated NFT Marketplace, Games NFT Marketplace.
Xem thêm các kênh thông tin của bePAY:
Ví Solana là gì? Hướng dẫn cách tạo Sollet Wallet chi tiết nhất
11 Tháng Bảy 2022QI token có tiềm năng không? Từ A-Z thông tin về dự án BenQi
03 Tháng Tám 2022RLC coin và IExec RLC là gì? Có nên đầu tư vào IExec RLC?
02 Tháng Tư 2022Đánh giá dự án Convex Finance từ A-Z (2022)
10 Tháng Tám 2022Komodo coin là gì? Từ A tới Z về Komodo và Komodo coin (2022)
27 Tháng Tư 2022Gala Games là gì? Đánh giá tiềm năng phát triển Gala Games 2022
27 Tháng Một 2022NPXS Coin là gì? Các thông tin về không thể bỏ qua về dự án Pundi X
20 Tháng Tư 2022Authy là gì? Hướng dẫn sử dụng Authy 2022 từ A tới Z
17 Tháng Một 2022Bitstamp là gì? Review sàn Bitstamp chi tiết 2022
19 Tháng Năm 2022Wrapped token – Công cụ đắc lực cho nhà đầu tư Crypto
06 Tháng Năm 2022