NFT Staking là gì? Top 5 nền tảng Stake NFT kiếm lợi nhuận cao
24 Tháng Tám 2022
Có thể bạn đã rất quen thuộc với thuộc thuật ngữ Staking (đặt cọc) các đồng tiền mã hóa (coin/token). Nhưng, liệu bạn đã biết đến NFT Staking và thực sự hiểu quá trình này hoạt động ra sao? Trong bài viết dưới đây, bePAY sẽ mang đến những thông tin và nội dung cơ bản nhất xoay quanh Staking NFT.
NFT Staking là gì?
NFT Staking hay NFT Stake là quá trình người dùng thực hiện đặt cọc Non-fungible token mình sở hữu vào các nền tảng Blockchain hỗ trợ và dựa theo những nội dung đã được xác nhận trong hợp đồng thông minh (Smart Contract) tương ứng.
Lúc này, NFT được stake sẽ bị tạm khóa, tức không thể trao đổi, giao dịch bằng bất cứ hình thức này. Điều này cũng tương tự như việc thế chấp tài sản mà nhiều dịch vụ tài chính truyền thống hay giao thức DeFi áp dụng. Tất nhiên, người tham gia sẽ không bị mất quyền sở hữu đối với NFT được sử dụng. Sau khi kết thúc quá trình, họ vẫn có thể giao dịch NFT một cách bình thường.
NFT Staking là gì?
Thông thường, Stake NFT thường hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Người tham gia sẽ nhận được phần thưởng nhất định từ những nền tảng tích hợp tính năng này, giúp họ kiếm được tiền một cách thụ động. Phần thưởng được xác định dựa trên giá trị của tài sản không thể thay thế, tổng giá trị bị khóa (TVL), thời lượng đặt cọc hoặc APY (mức lợi nhuận phần trăm hàng năm).
Tới nay, hoạt động NFT Staking còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, đây được xem là một xu hướng đầy tiềm năng. Nhất là khi thị trường tài sản không thể thay thế và xu hướng Metaverse đang rất bùng nổ những năm gần đây.
Tham gia đặt cọc NFT không chỉ giúp người dùng tối đa hóa giá trị của tài sản mà còn nâng cao tính thanh khoản của chúng trên thị trường. Đồng thời, hoạt động này tạo nên động lực để các dự án xây dựng nền tảng Stake NFT vừa tăng về số lượng, vừa có sự cải thiện về chất lượng và trải nghiệm dịch vụ. Vậy, cơ chế hoạt động của NFT Staking là gì?
>> Xem thêm: Staking là gì? Hướng dẫn Staking thành công 100% cho người mới
Cách hoạt động của NFT Staking
Dù là dạng tài sản mã hóa khác với coin hay token nhưng về cơ bản, NFT Staking hoạt động tương tự Staking tiền mã hóa. Cơ chế vận hành đã được đề cập qua ở phần giới thiệu NFT Staking là gì. Cụ thể, thông qua việc tạm khóa Non-fungible token trong các nền tảng hỗ trợ, người tham gia sẽ nhận được phần thưởng nhất định.
Điều quan trọng ở đây là trong suốt quá trình, NFT sẽ không thể được giao dịch, trao đổi, nhận gửi bằng bất cứ hình thức nào. Việc mở khóa chỉ được thực hiện khi người dùng kết thúc staking, hoàn tất các thanh toán phí và thưởng liên quan.
Cách hoạt động của NFT Staking
Sâu hơn về phần thưởng khi Stake NFT. Thông thường, đó sẽ là coin/token của chính nền tảng cung cấp dịch vụ. Mỗi nền tảng cũng đưa ra những yêu cầu khác nhau nếu muốn tham gia đặt cọc Non-fungible token. Cùng với đó, tiêu chí xác định mức thưởng, cơ chế thưởng cũng không giống nhau. Hoặc là dựa vào giá trị NFT được dùng hay quy ước tỷ lệ cố định.
Bên cạnh câu chuyện lợi nhuận, một số nền tảng Staking tài sản không thể thay thế còn hướng tới mô hình quản trị phi tập trung (DAO). Việc thực hiện quá trình đồng thời trao cho người tham gia một số quyền quản trị nhất định đối với nền tảng hoặc dự án phía sau.
Ở thời điểm hiện tại, đặt cọc NFT thường được tích hợp trong những dự án gameFi như một tính năng, ví dụ như Axie Infinity, Polychain Monsters, The Sandbox,… Chưa có nhiều dự án xây dựng nền tảng Staking Non-fungible token độc lập.
Top 5 nền tảng Stake NFT kiếm lợi nhuận cao
Dưới đây là 7 nền tảng, dự án hỗ trợ Staking NFT mà bạn nên tham khảo nếu muốn hướng đến mục tiêu lợi nhuận.
MoBox (MBOX)
MoBox là một dự án game Metaverse, tích hợp yếu tố NFT và cơ chế play-to-earn (vừa chơi vừa kiếm tiền). MoBox được xây dựng và phát triển trên hệ sinh thái Bloclchain của Binance Smart Chain, cho phép người chơi có thể đặt cọc NFT mình sở hữu để kiếm thêm token dự án – MBOX.
Ngoài Staking, tựa game cũng cho phép mint (đúc) NFT mới hoặc mua bán chúng trên thị trường ảo (Marketplace). Đây cũng là những phương thức khác để bạn tạo ra thu nhập thụ đồng từ tài sản không thể thay thế trong MoBox.
Nền tảng NFT Staking của MoBox (MBOX)
Splinterlands (SPS)
Splinterlands cũng là một dự án gameFi vận hành trong hệ sinh thái Binance Smart Chain. Song, game này thuộc thể loại sưu tập thẻ dựa trên Blockchain, khá tương đồng với Hearthstone. Người chơi sẽ tạo nên bộ thẻ NFT theo sở thích, có chỉ số và bộ tính năng riêng, rồi sử dụng chúng trong các trận thi đấu với đối thủ.
Theo đó, tính năng Staking thẻ bài cũng được tích hợp trong Splinterlands để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời hơn.
Nền tảng NFT Staking của Splinterlands (SPS)
Zookeeper (ZOO)
Khác với 2 cái tên trước, Zookeeper lại là một ứng dụng phi tập trung (dApp), hoạt động theo mô hình yield farming NFT, tức cho phép khai thác lợi nhuận từ NFT. Để làm được điều ấy, bạn cần đặt cọc Non-fungible token được hỗ trợ vào các nhóm thanh khoản phù hợp.
Zookeeper đặc biệt ở chỗ, toàn bộ những nhóm thanh khoản trong ứng dụng đều cho phép farming kép. Nghĩa là, người tham gia vừa có thể kiếm được token dự án (ZOO), vừa kiếm được token của WanSwap (WASP) qua phần thưởng nhận về.
Nền tảng NFT Staking của Zookeeper (ZOO)
NFTX
NFTX được biết đến như một nền tảng tạo token theo tiêu chuẩn thiết kế ERC20 của mạng Ethereum và có hỗ trợ NFT. Cụ thể, bạn sẽ gửi NFT vào NFTX vault và đúc một token chuẩn ERC20 theo tỷ lệ 1:1. Các đồng tiền ảo này được gọi là vTokens, có thể được dùng để Stake và nhận lại lợi nhuận.
Song, quá trình này cần thông qua các nền tảng DeFi tương thích như mô hình AMM (Automated Market Maker). Ngoài ra, chúng cũng có thể được dùng để mua một số NFT nhất định từ NFTX vault.
Nền tảng NFT Staking của NFTX
Band NFT
Band NFT là một nền tảng giao dịch dành cho các NFT âm nhạc. Nền tảng này được khởi xướng bởi Band Royalty, trở thành một trong những dự án Crypto tiên phong trong thị trường đầy tiềm năng. Tất nhiên, bên cạnh các dịch vụ hỗ trợ mua bán Non-fungible token, Band NFT còn cho phép Staking chúng vào các nhóm tiền bản quyền và tạo lợi nhuận từ một phần tiền thu được qua các bài hát hay album.
Trên đây là 5 nền tảng NFT Staking được cộng đồng đánh giá cao. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm Polychain Monsters, Doge Capital hay rất nhiều dự án khác đang trong giai đoạn thai nghén.
Nền tảng Staking NFT của Band NFT
Tiềm năng của NFT
Tiềm năng của NFT là điều không cần phải bàn cãi. Thứ nhất, bản thân dạng tài sản mã hóa đặc biệt này đã mang trong mình những giá trị tuyệt vời mà các đồng coin/token hay tài sản truyền thống chưa thể sánh được. Nhất là nâng cao quyền sở hữu, quyền tác giả đối với tài sản thực của chính chúng ta.
Điều này được thể hiện rõ nhất trong các dự án gameFi khi người chơi thực sự sở hữu NFT của mình, từ nhân vật đại diện đến vật phẩm,… – thứ vốn do nhà sản xuất kiểm soát trong trò chơi truyền thống.
Tiềm năng của NFT
Đồng thời, trong bối cảnh xu thế Metaverse ngày càng được chú trọng, đi đầu là Meta, Microsoft,… thì NFT càng có những động lực phát triển hơn. Lý do là bởi, Non-fungible token được xem là yếu tố, là dạng tài sản không thể thiếu trong bất cứ vũ trụ nào. Trang phục, đất đai, công trình,… mọi thứ đều cần được mã hóa thành tài sản không thể thay thế.
Có lẽ, vấn đề lớn nhất mà lĩnh vực NFT cần giải quyết hiện nay là công nghệ, giải pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và nhận thức của cộng đồng. Song, chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng, rằng NFT nói chung và hoạt động NFT Staking nói riêng sẽ từng bước được hiện thực hóa trong tương lai không xa.
>> Xem thêm: Mist NFT là gì? Có nên chơi Mist NFT không?
Với những chia sẻ trên đây, bePAY mong rằng bạn đọc đã hiểu hơn về hoạt động NFT Staking, biết được các nền tảng hỗ trợ đặt cọc NFT chất lượng cũng như giá trị mà chúng đem lại.
FAQ
Staking NFT có mất phí không?
Thông thường, khi tham gia Staking NFT bạn sẽ phải trả phí. Phí này có thể đến từ phí gas của Blockchain tương ứng, phí dịch vụ của nền tảng hỗ trợ tính năng Staking. Chi tiết về mức phí sẽ thay đổi theo từng nền tảng cụ thể.
Những dự án game NFT nổi bật nhất hiện nay là gì?
Trên thị trường hiện nay có hàng ngàn dự án game NFT khác nhau. Trong đó, những cái tên nổi bật phải kể đến như The Sandbox (SAND), Decentraland (MANA).
Xem thêm các kênh thông tin của bePAY:
Yearn Finance là gì? Tìm hiểu về Yearn Finance 2022
12 Tháng Ba 2022ATA là gì? Có nên tin tưởng dự án Automata Network?
23 Tháng Năm 2022Binance Smart Chain là gì? Hướng dẫn sử dụng Binance Smart Chain 2022
17 Tháng Một 2022Saber coin là gì? Từ A-Z thông tin về dự án Saber
14 Tháng Năm 2022Etherbanking là gì? Thực hư Etherbanking lừa đảo
01 Tháng Tư 2022Halving là gì? Giải thích thị trường crypto khi có Halving (2023)
28 Tháng Ba 2023Từ A-Z thông tin về Decentralized Storage nhà đầu tư cần biết
26 Tháng Hai 2022Ví lạnh là gì? Top 3 ví lạnh tốt nhất để lưu trữ tiền ảo
29 Tháng Mười Hai 2021Tổng hợp thông tin về Solanium cùng những sản phẩm nổi bật của dự án
30 Tháng Sáu 2022