NFT là gì? Những ứng dụng nổi bật của NFT
27 Tháng Mười Hai 2021
NFT đã trở thành chủ đề bàn luận trên mọi phương tiện truyền thông toàn cầu. Là một sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ chuỗi khối Blockchain, mọi thứ từ vật phẩm game, tranh vẽ, bản nhạc cho tới chữ ký của người nổi tiếng đều có thể được mua bán, giao dịch dưới dạng NFT trên các trang web đấu giá online. Vậy NFT là gì? Sau đây bePAY sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật những điều cần biết về NFT.
NFT là gì?
NFT là viết tắt của từ gì? NFT là viết tắt của cụm từ Non-fungible token, tạm dịch là các mã thông báo không thể thay thế. NFT là tài sản có tính bảo mật cao trên Blockchain bởi chúng chỉ có mã nhận dạng duy nhất và siêu dữ liệu phân biệt giữa các NFT với nhau.
Những đặc điểm chính của NFT bao gồm:
- NFT là mã thông báo duy nhất tồn tại trên một chuỗi khối và không thể sao chép.
- NFT có thể được sử dụng để đại diện cho tài sản trong thế giới thực như tác phẩm nghệ thuật, game hay bất động sản.
- Việc “mã hóa” các tài sản hữu hình trong thế giới thực bằng NFT cho phép con người mua bán và giao dịch hiệu quả hơn, đồng thời giảm xác suất gian lận.
- NFT cũng có thể được sử dụng để đại diện cho danh tính cá nhân, quyền tài sản và hơn thế nữa.
Tính chất của NFT là gì?
NFT sở hữu 3 tính chất đặc biệt sau:
- Độc nhất: Mỗi NFT có tính chất riêng và không giống với những NFT khác.
- Khan hiếm: NFT không thể bị thay thế, và mỗi NFT là duy nhất. Chính điều này đã tạo nên giá trị cho các NFT. Ví dụ: món đồ nào càng độc đáo và khan hiếm thì giá trị càng cao, chẳng hạn như các bức tranh nổi tiếng: Mona Lisa, The Starry Night,…
- Không thể chia nhỏ: Chúng ta không thể chia NFT ra làm nhiều phần nhỏ dưới bất kỳ hình thức nào. Ví dụ: 10 đồng BTC có thể được chia nhỏ ra 10 phần, mỗi phần 1 đồng BTC, nhưng với NFT thì không thể. Bạn không thể chia một bức tranh hay một bản nhạc thành nhiều phần.
Cũng giống các mã token tiêu chuẩn, NFT có thể đảm bảo quyền sở hữu tài sản. Hơn nữa mạng lưới Blockchain còn có tính năng truy xuất nguồn gốc, dễ dàng sang nhượng và chống lại gian lận.
Ngoài ra, NFT còn được sử dụng để loại bỏ trung gian và kết nối trực tiếp nghệ sĩ với khán giả hoặc để quản lý danh tính. Do đó NFT sẽ giúp đơn giản hóa các giao dịch và tạo ra các thị trường mới sôi động hơn.
Một điểm khác rất đáng chú ý, đó là việc thế giới công nghệ đang sôi động hơn bao giờ hết với xu thế Metaverse (vũ trụ ảo) – nơi con người có thể trải nghiệm không gian số một cách chân thực nhất theo phong cách riêng. Và tại thế giới ấy, NFT được xem là một yếu tố không thể thiếu giúp Metaverse được hiện thực hóa và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
>> Xem thêm: Blockchain là gì? Bách khoa toàn thư về công nghệ Blockchain
NFT – Sự ngáo giá của giới công nghệ hay cơ hội bước vào Metaverse?
Liên quan đến câu chuyện giá cả của nhiều tác phẩm NFT. Ví dụ như “The 5000 Days Collection” của Beeple hay bộ sưu tập “CryptoPunks”,… chúng đều được giao bán với mức giá không tưởng, lên đến hàng chục triệu USD.
Từ những tính chất và đặc điểm vốn có, không thể phủ nhận NFT hứa hẹn sẽ tạo nên nhiều giá trị được cho là cốt lõi và góp phần quan trọng vào sự phát triển của thế giới công nghệ, bao gồm:
- Giá trị kéo dài: NFT có để đảm bảo tính sở hữu vĩnh viễn cho bất cứ ai nắm giữ nhờ vào Blockchain.
- Tính công khai và minh bạch: Tất cả mọi người đều dễ dàng tra cứu quyền sở hữu, thông tin giao dịch của mọi NFT thông qua những nền tảng hỗ trợ. Quan trọng hơn, điều này được thực hiện một cách công khai và minh bạch.
- Sự độc nhất: Hiển nhiên, mọi tác phẩm nghệ thuật truyền thông đều sở hữu những đặc điểm riêng. Nhưng chúng lại đứng trước nguy cơ bị làm giả, bị sao chép hay đơn giản khó xác định quyền sở hữu thực sự. Còn với Non-fungible token, câu chuyện đã được giải quyết gần như tuyệt đối. Và đây có lẽ cũng là yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên sức hấp dẫn của mỗi NFT.
Nhưng liệu những điều trên đây đã đủ để khiến nhiều tác phẩm dưới dạng Non-fungible token” trở nên đắt đỏ đến vậy? Một số cuộc tranh luận đã nổ ra, rằng “NFT có phải sự ngáo giá của giới công nghệ hay cơ hội bước vào Metaverse?”. Vấn đề này cho tới nay vẫn chưa được ngã ngũ, thậm chí còn tạo nên sức hút vô cùng lớn đối với giới đầu tư cũng như cộng đồng quan tâm đến Crypto và tài sản không thể thay thế.
>> Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm hiểu thêm trong video dưới đây của bePAY:
Ứng dụng của NFT là gì?
Hiện tại, phần lớn thị trường NFT tập trung vào những bộ sưu tập, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, thẻ cầu thủ thể thao hay sản phẩm âm nhạc và trò chơi gaming.
Nghệ thuật
Với sự có mặt của NFT, bạn có thể mua một bức tranh hay tác phẩm nghệ thuật bất kỳ, chuyển thành tệp mã hóa, tải lên và gắn tác phẩm đó với một cái token trên nền tảng Blockchain để chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Điều này giúp ích cho các nghệ sĩ rất nhiều khi vấn đề liên quan đến tranh chấp bản quyền ngày một trở nên nhức nhối. Các nghệ sĩ đa lĩnh vực từ hội họa đến âm nhạc hay điện ảnh sẽ giảm được gánh nặng về vấn đề bản quyền khi đã có mã NFT token.
Ví dụ một bức ảnh kỹ thuật số dạng NFT được ghép bởi 5000 ảnh nhỏ đã được bán với giá 69 triệu USD hay họa sĩ 14 tuổi Xèo Chu đã bán mỗi bức tranh NFT của mình với giá gần 23,000 USD.
Gaming
NFT giúp người chơi thực sự sở hữu các vật phẩm trong game và có thể đem ra để trao đổi mua bán với tỷ lệ rủi ro rất thấp. Đối với những game truyền thống, để sở hữu vật phẩm bạn cần phải nạp tiền. Nhưng quyền sở hữu vật phẩm ảo đó lại là của nhà phát hành, nên bạn có thể bị mất vật phẩm nếu máy chủ game đó bị hack.
Đối với các trò chơi điện tử trên Blockchain có áp dụng NFT, vật phẩm được gắn với một mã siêu dữ liệu. Bạn sẽ dễ dàng chuyển quyền sở hữu và giao dịch bằng đồng tiền Blockchain, ví dụ như ETH chẳng hạn. Thêm nữa, toàn bộ hoạt động mua bán vật phẩm đó được ghi lại trên Blockchain và được công khai minh bạch.
>> Xem thêm: GameFi là gì? Những dự án GameFi nổi bật nhất
Các coin NFT tiềm năng 2022
THETA coin
THETA được hai ông lớn Samsung và Google góp mặt với vai trò là validator nodes. Bên cạnh đó, dự án còn có nhà sáng lập nền tảng Youtube – Steve Chen và nhà sáng lập nền tảng Twitch là Justin Kan làm cố vấn. Với sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực video streaming, THETA được cộng động và nhà sáng lập kỳ vọng trở thành nền tảng xem video phi tập trung lớn nhất trong tương lai.
THETA coin bắt đầu lên sàn với giá khởi điểm 0,21 USD vào tháng 1/2018, từng đạt mức đỉnh kỷ lục ở giá 14 USD vào tháng 4/2021. Sau vài đợt điều chỉnh, mức giá THETA coin hiện tại khoảng 6,91 USD/ đồng.
AXS coin
AXS coin là đồng tiền của tựa game đình đám Axie Infinity. Đây là trò chơi điện tử có áp dụng NFT. Trong đó, người chơi sẽ thu thập, nuôi dưỡng, nhân giống các con vật trong game, sau đó có thể mang chúng đi chiến đấu hoặc giao dịch mua bán qua token AXS. Về cách chơi, trò Axie Infinity tương tự trò chơi Pokemon Go.
Đồng AXS coin bắt đầu lên sàn với mức giá khởi điểm là 0,14 USD vào tháng 11/2020. Trải qua nhiều đợt tăng giảm giá liên tục, hiện tại AXS dừng lại ở mức 70,51 USD/ đồng coin. Đây được coi là một con số cực kỳ ngoạn mục trong chỉ một năm kể từ khi đồng coin này được phát hành.
Chiliz coin
Chiliz là tiền điện tử dựa trên Blockchain Ethereum, một nền tảng mạng xã hội cho những ai là fan hâm mộ thể thao (chủ yếu là các bộ môn như bóng đá, những môn thể thao chiến đấu, gaming). Bạn có thể nhận được phần thưởng từ trang socios.com khi tham gia vào các hoạt động trên mạng lưới này.
Chiliz coin (CHZ) bắt đầu lên sàn chỉ với giá 0,017 USD/ đồng vào thời điểm ra mắt năm 2019, đạt đỉnh ở mức giá 0,75 USD/đồng vào tháng 4/2021. Hiện tại, mỗi CHZ dừng lại ở mức giá 0,35 USD.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ NFT là gì, những tính chất và ứng dụng của NFT trong cuộc sống. Hy vọng bài chia sẻ đã mang tới cho bạn cái nhìn sâu hơn về NFT, cũng như có thêm lựa chọn về một số coin liên quan tới NFT tiềm năng để đầu tư trong tương lai.
FAQ
Cách lựa chọn NFT game như thế nào?
Cách lựa chọn NFT game là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm khi chuẩn bị tham gia vào thế giới NFT. Trước tiên, bạn hãy kiểm tra xem game đó có cộng đồng tốt hay không bằng cách kiểm tra số lượng người chơi, số người theo dõi, chất lượng nội dung trên các kênh mạng xã hội (Facebook, Twitter, Telegram),…
Tiếp theo, bạn cần tìm hiểu về Đội ngũ sáng lập và xây dựng game gồm những ai, họ có profile thế nào và có đáng tin cậy không. Thông thường bạn có thể check thông tin về đội ngũ sáng lập của game trên website chính thức, trong phần giới thiệu đội ngũ. Và cuối cùng hãy xem lịch sử giá token của các NFT game đó. Việc này giúp bạn xác định được tiềm năng phát triển trong tương lai của dự án.
Lợi ích của việc mua NFT là gì?
Một lợi ích của việc mua NFT là chúng có thể đại diện cho bất kỳ thứ gì, từ tác phẩm nghệ thuật, thẻ cầu thủ cho tới các sản phẩm có giá trị cao như nhà đất hoặc bất động sản.
NFT không như Bitcoin, vì NFT là duy nhất – không thể thay thế. NFT giống như một chứng chỉ bất khả xâm phạm cho tài sản kỹ thuật số, giúp xác minh quyền sở hữu bất kỳ thứ gì kể cả vật lý và kỹ thuật số.
Sàn DEX là gì? Top 3 sàn DEX uy tín nhất hiện nay
25 Tháng Mười Hai 2021Mùa Altcoin – Dấu hiệu nhận biết và kinh nghiệm đầu tư (2022)
12 Tháng Ba 2022Wirex là gì? Tìm hiểu về giải pháp thanh toán Crypto mới (2022)
12 Tháng Bảy 2022REVIEW chi tiết về Heroes Chained game và HEC coin (2022)
02 Tháng Ba 2022Remitano là gì? Remitano có an toàn không?
23 Tháng Ba 2022SOLEND là gì? Tổng quan về giao thức Lending đặc biệt trên Solana
10 Tháng Mười Hai 2022NEAR Coin là gì? Cách mua NEAR Coin trên sàn giao dịch từ A-Z
28 Tháng Mười Hai 2021Illuvium là gì? Hướng dẫn mua ILV coin trên Binance từ A đến Z
27 Tháng Một 2022ParaFi Capital là gì? Từ A-Z về quỹ đầu tư ParaFi Capital (2023)
23 Tháng Ba 2023Ravencoin là gì? Có nên đầu tư vào RVN coin không?
29 Tháng Mười Một 2022