Kiến thức

Bytom là gì? Toàn tập về tiền điện tử BTM (2022)

Ngoan

28 Tháng Tư 2022

Bytom (BTM) là đồng tiền đóng vai trò quan trọng trong Bytom Blockchain. BTM được coi là “mạch máu” duy trì các hoạt động trên nền tảng chuỗi khối Bytom. Nối tiếp chuỗi những bài viết về dự án tiền điện tử của bePAY, hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Bytom là gì cũng như toàn bộ thông tin về đồng Bytom coin!

Tổng quan về dự án Bytom 

Bytom là gì?

Bytom là một nền tảng Public Blockchain được tạo ra nhằm mục đích kết nối, quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến các tài sản kỹ thuật số với tài sản thực. 

Bytom sẽ đóng vai trò làm cầu nối giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới thực. Dự án sẽ xây dựng một mạng lưới phân cấp, nơi người dùng có thể trao đổi các tài sản kỹ thuật số với tài sản trong thế giới thực (chứng khoán, trái phiếu, cổ tức,…).

bytom-la-gi
Bytom là gì?

Mục tiêu dài hạn của Bytom là trở thành nền tảng Public Blockchain lớn nhất thế giới, giúp kết nối các loại tài sản khác nhau nhằm nâng cao tính bảo mật, tính thanh khoản và giá trị của các tài sản.

Điểm nổi bật của Bytom

  • Sử dụng mô hình UTXO

Điểm nổi bật đầu tiên của Bytom là sử dụng một mô hình UTXO cho phép xác minh nhiều giao dịch cùng một lúc. Với mô hình UTXO, Bytom có thể xử lý song song các giao dịch. Điều này làm cho quá trình xử lý các giao dịch trên Bytom nhẹ hơn Ethereum, từ đó đẩy nhanh tốc độ di chuyển. 

Bytom cũng có cơ chế xác minh rất nhanh gọn. Người dùng chỉ cần xác minh giao dịch có liên quan thay vì xác minh toàn bộ Blockchain. Quá trình xác minh sẽ được thực hiện thông qua bằng chứng Merkle.

mo-hinh-btm-utxo
Mô hình UTXO
  • Sử dụng địa chỉ chung

Các định dạng địa chỉ BIP32, BIP43 hay BIP441 được sử dụng trong nền tảng Bytom để thuận tiện hơn cho việc thiết kế ví. Giống như định dạng địa chỉ được dùng để thiết kế các ví Bitcoin hay Ethereum, Bytom cũng có mục tiêu hỗ trợ đa tiền tệ, đa tài khoản, đa địa chỉ với Hierarchical Deterministic.

  • Thuật toán PoW tương thích ASIC

Bytom cho phép khai thác trí tuệ nhân tạo ASIC qua một thuật toán PoW riêng biệt. Nền tảng được thiết kế để tương thích với ASIC, cho phép tính toán ma trận trong hàm Hash giúp các thợ đào có thể sử dụng dịch vụ gia tốc phần cứng AI.

  • Đặt tên tài sản bằng ODIN

Việc đặt tên tài sản phải tuân theo các tiêu chuẩn riêng trong nền tảng. Tiêu chuẩn này có tên là ODIN nhằm đảm bảo tính duy nhất của tài sản trên toàn bộ chuỗi khối Blockchain. Không giống như các giải pháp nhận dạng khác, ODIN dựa trên Blockchain của Bitcoin và hỗ trợ nhiều loại Blockchain khác như các Public Blockchain. 

  • Chữ ký giao dịch riêng

Trong Bytom có một giao thức tên là DLT cho phép người dùng tương tác giữa nhiều loại tài sản. Nhiều Blockchain sử dụng cùng một giao thức để có thể tồn tại độc lập và được trao đổi qua chuỗi, tạo nên sự khác biệt về mặt tương tác trong cùng một định dạng. Điều này cũng đảm bảo sự an toàn cho tài sản, nền tảng Bytom đã tạo ra một chữ ký riêng để thực hiện mọi giao dịch.

>> Xem thêm: Tổng quan dự án Mina – Có nên đầu tư Mina coin?

Lịch sử phát triển của Bytom

Năm 2017: 

  • Bắt đầu hình thành dự án Bytom Blockchain.
  • Hoàn thành gây quỹ đầu tư.
  • Phát hành bản Testnet Bytom 0.1.0 tại Trung Quốc.
  • Thử nghiệm Howey thành công, Bytom trở thành dự án Public Blockchain phi chứng khoán đầu tiên tại Mỹ.
  • Phát hành bản Bytom 0.2.0 – SPARK.

Năm 2018: 

  • Phát hành bản Bytom 0.3.0 dành cho khách hàng. 
  • Phát hành thuật toán POW AI (trí tuệ nhân tạo).
  • Bytom phát hành phiên bản Testnet mới cho khách hàng.
  • Bytom ra mắt bản Mainnet.

Đội ngũ dự án Bytom

Bytom được tạo ra bởi một đội ngũ người Trung Quốc. Trong đó, những thành viên cốt lõi hàng đầu có thể kể đến như:

  • Chang Jia: “Cha đẻ” của Bytom. Chang Jia là tác giả của cuốn sách đầu tiên về Bitcoin viết bằng tiếng Trung Quốc có tên là “Bitcoin: A Real Yet Virtual Financial World” được xuất bản vào năm 2014.
  • Duan Xinxing: Đồng sáng lập dự án Bytom. Trước đây ông từng làm Phó chủ tịch của sàn giao dịch tiền điện tử OKCoin.
  • LangYu: Anh từng là Kỹ sư hệ thống tại Alipay từ năm 2012, từng tham gia Blockmeta.com để phát triển tiền mã hóa. LangYu sở hữu tấm bằng Thạc sĩ về khoa học máy tính – Đại học Xidian.
btm-team
Đội ngũ dự án Bytom

Ngoài ra, một số thành viên khác cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong sự thành công của Bytom như:

  • Qu ZhaoXiang: Sở hữu bằng Thạc sĩ về kỹ thuật điện của Đại học Bách khoa Hồng Kông. Anh từng là COO của 8BTC.com vào năm 2014 và là một trong những tác giả của Báo cáo phát triển tiền số năm 2015.
  • Li ZhongCheng: Bằng Thạc sĩ kinh tế kỹ thuật Đại học Chiết Giang. Anh từng làm việc tại công ty Gongshang International Bussiness và Codi Capital Group. Anh gia nhập 8BTC.com vào năm 2017 và đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính.
  • Guo Guanghua: Anh từng làm việc tại tập đoàn ARRIS trong nhiều năm. Trước đây anh là nhà phát triển phần mềm Java tại Cryptape Inc. Guo Guanghua là một trong những nhà phát triển của Trust Automation. Ngoài ra, anh cũng là nhà phát triển hệ thống soạn thảo kỹ thuật số thông minh của Viện nghiên cứu Zhongchao.

Tổng quan về Bytom coin

Bytom coin là gì?

Bytom coin là đồng tiền điện tử chính thức của nền tảng Bytom, được dùng để chi trả cho các hoạt động mua bán – giao dịch hoặc dùng để thanh toán cho các dịch vụ trong nền tảng như phí quản lý tài sản hoặc phí giao dịch tài sản.

bytom-coin
Bytom coin

Giá đồng coin Bytom cập nhật ngày 5/5/2022 là 0,01907 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là 2,186,236 USD. Giá Bytom đã tăng 1,73% trong 24 giờ qua. 

Xếp hạng CoinMarketCap hiện tại là #629, với vốn hóa thị trường trực tiếp là 42,824,468 USD. Nguồn cung lưu hành là 1,655,794,156 đồng coin Bytom và nguồn cung tối đa là 2,100,000,000 đồng coin Bytom.

Bytom token

Bytom token được phân bổ theo tỷ lệ như sau:

  • Private Equity Investors: 7% 
  • Đợt mở bán ICO: 30%
  • Bytom Foundation: 20% (bị khóa trong 1 năm đầu và vesting 5% trên tổng cung sau mỗi năm).
  • Ngân sách Business Development: 10%
  • Khai thác (Mining): 33%. Trong năm đầu tiên sẽ có 86,5 triệu đồng coin Bytom được đào và sẽ halving để giảm khối lượng theo tần suất 4 năm/lần.
phan-bo-bytom-token
Phân bổ token dự án Bytom

Bytom token được sử dụng với bốn chức năng chính:

  • Transaction Fee: Đồng token Bytom được dùng làm phí giao dịch trong mạng lưới.
  • Dividend of Income Asset: Người phát hành tài sản trên Blockchain Bytom có thể trả cổ tức bằng đồng token Bytom.
  • Asset Issuance Deposit: Bất cứ ai muốn phát hành tài sản Digital Asset trên Bytom phải trả phí bằng đồng token Bytom.
  • Block Reward: Đồng token Bytom sẽ là phần thưởng dành cho thợ đào, giúp ổn định việc vận hành, bảo mật của mạng lưới.

Sàn giao dịch Bytom

Thời điểm hiện tại, bạn có thể mua bán đồng BTM coin trên rất nhiều sàn giao dịch lớn gồm: Huobi, OKEx, Gate.io, EXX, Bibox, CoinEgg, Kucoin, CoinEx, RightBTC, HitBTC, Cryptopia, Lbank, OEX, BigONE, Allcoin và IDAX. 

Các cặp tiền thường xuyên được sử dụng là BTM/ETH, BTM/BTC và BTM/USDT. Trong đó, khối lượng giao dịch đồng Bytom tại sàn Huobi và OKEx là lớn nhất.

Lưu trữ BTM ở đâu?

BTM Token được phát triển trên chuỗi khối Ethereum tuân theo tiêu chuẩn ERC-20 nên bạn có thể sử dụng các ví tiền điện tử hỗ trợ token ERC-20 để lưu trữ. Một số ví có thể được sử dụng bao gồm: MyEtherWallet, Metamask, Trezor, Ledger Wallet hay ImToken.

vi-btm
BTM Token được lưu trong các ví hỗ trợ token ERC-20

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên trading trên sàn thì có thể giữ đồng BTM coin trực tiếp trong ví của các sàn. Còn nếu bạn là một holder và không có nhu cầu giao dịch thường xuyên thì nên dùng các loại ví riêng hoặc ví lạnh được nhắc đến ở bên trên nhé.

Có nên đầu tư vào đồng Bytom không?

Sau hai năm hình thành và phát triển, Bytom đã hoàn thành bản Mainnet và phát hành ví lưu trữ riêng. Đồng thời, Bytom đã bắt tay với một số đối tác lớn như Bitmain, 8BTC,… Hơn nữa, theo dự đoán của các chuyên gia, ngành Digital Asset có tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai.

Tuy nhiên Bytom hoạt động trong ngành Digital Asset nên sẽ gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh như Ravencoin, Polymath, Waves. Đây đều là những dự án đã đạt được thành công lớn trên thị trường. 

co-nen-dau-tu-btm-coin
Có nên đầu tư vào đồng Bytom không?

Ngoài ra, một điều cần lưu ý về Bytom đó là Roadmap của dự án không được công khai. Quỹ Bytom Foundation đã được mở khoá hết token nhưng chưa biết đã bán hết hay chưa. Đây cũng là điều cần phải cân nhắc khi xem xét đầu tư vào Bytom.

>> Xem thêm: OGN coin là gì? Đánh giá dự án Origin Protocol từ A-Z

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn Bytom là gì cũng như tổng quan về đồng coin Bytom. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích và có thể dựa vào đó để làm cơ sở đưa ra phương án đầu tư riêng cho mình. Cảm ơn bạn đã đọc đến đây và hãy theo dõi bePAY để đọc thêm nhiều bài viết phân tích dự án tiền điện tử khác nhé.

FAQ

Bytom có phát triển sản phẩm ngoài chuỗi không?

Câu trả lời là có. Bytom đã phát triển một loạt sản phẩm ngoài chuỗi, bao gồm: 

  • Giao thức DeFi – MOV
  • Cổng liên kết mở OFMF
  • Chuỗi khối Bystack dành cho doanh nghiệp
  • Một BBFT + DPoS sidechain tốc độ cao – Vapor
  • Dịch vụ cung cấp dữ liệu Blockmeta
  • Ví di động – Bycoin
  • Ví mở rộng Chrome – Byone.

Thực chất Bytom là gì?

Bytom là một giao thức mã nguồn mở trao đổi giá trị dựa trên chuỗi Blockchain. Bytom sẽ mã hóa các tài sản trong thế giới thực, chẳng hạn như chứng khoán, cổ phiếu và trái phiếu. Người dùng có thể sử dụng chuỗi khối Bytom để tạo tài sản không giới hạn và để những tài sản này lưu thông tự do.

Một số kênh thông tin của Bytom: