Fear and Greed Index? 5 yếu tố tác động đến FGI nhà đầu tư cần biết
25 Tháng Ba 2022
Fear and Greed Index là một yếu tố được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, nhất là trong quá trình nhận định thị trường và dự đoán xu thế giá của các loại tiền mã hóa. Hãy cùng bePAY khám phá chi tiết những thông tin xoay quanh chỉ số này thông qua bài viết dưới đây.
Fear and Greed Index là gì?
Fear and Greed Index (FGI) là một chỉ số thường được dùng trong việc phân tích, đánh giá thị trường tiền mã hóa. FGI ghi nhận trạng thái sợ hãi (fear) và tham lam (greed) của các nhà đầu tư, nhất là Bitcoin. Như đã biết, Crypto là lĩnh vực điển hình cho thấy tâm lý người tham gia có tác động rất lớn như thế nào đối với giá tiền mã hóa.
Do đó, FGI có thể coi như một công cụ đắc lực giúp theo dõi và nhận định về thị trường thông qua những chuyển biến trong tâm lý của nhà đầu tư. Ý tưởng về chỉ số Fear and Greed Index được dựa trên nhận định rằng:
- Nỗi sợ thái quá của nhà đầu tư là kết quả của việc nắm giữ/giao dịch một tài sản đang trong đà xuống dốc về giá, thậm chí thấp hơn mức giá trị tài sản cơ sở. Điều này dẫn đến việc suy giảm trên toàn thị trường.
- Sự tham lam quá mức đến từ ham muốn mua vào tài sản đang trên đà tăng giá, thậm chí cao hơn giá trị thực để kiếm lời, làm cho giá không ngừng “leo thang”.
- Ngoài ra, hiệu ứng đám đông rất phổ biến trong đầu tư. Bất cứ sự thay đổi nào trong tâm lý của một cá nhân, dù là nhỏ nhất cũng có thể tạo ra một xu hướng mới.
Bạn đã biết Fear and Greed Index là gì?
FGI được trang CNNMoney phát triển và sử dụng lần đầu trong lĩnh vực chứng khoán, dưới dạng những số liệu thô hoặc đồ thị tương ứng. Dữ liệu về chỉ số này được cập nhật hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm. Sau đó, Alternative.me đã vận dụng và thiết kế ra phiên bản dành riêng cho thị trường tiền mã hóa.
Theo đó, FGI trong lĩnh vực tiền mã hóa được chia thành bảng điểm từ 0 (cho thấy sự sợ hãi tột độ) đến 100 (cho thấy sự tham lam tột cùng). Mức điểm 50 chứng tỏ thị trường có phần trung tính.
Alternate.me cũng cập nhật chỉ số Sợ hãi và Tham lam mỗi ngày. Tuy nhiên, kể từ tháng 7/2021, họ chỉ sử dụng FGI để cung cấp thông tin về Bitcoin. Lý do là bởi sự ảnh hưởng quá lớn của BTC với toàn thị trường tiền mã hoá, nhất là giá cả và cảm xúc nhà đầu tư.
Trong tương lai, Fear and Greed Index Crypto có thể bao gồm nhiều loại coin khác như ETH, BNB… Lưu ý rằng, bên cạnh việc xác định các mức tâm lý đầu tư, người phân tích FGI cũng cần biết được những yếu tố ảnh hưởng, tác động tới chỉ số này. Có như vậy, việc đánh giá, nhận định mới toàn diện và chính xác hơn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Fear and Greed Index
Đối với lĩnh vực chứng khoán, CNN xác định 7 yếu tố tác động đến chỉ số Fear and Greed Index. Đó là:
- Quán tính giá của cổ phiếu.
- Sức mạnh giá của cổ phiếu.
- Độ rộng về giá chứng khoán.
- Các quyền chọn mua và bán.
- Nhu cầu về các trái phiếu rác.
- Sự biến động từ thị trường.
- Nhu cầu về tài sản mang tính an toàn.
Tuy nhiên, Fear and Greed Index Crypto lại được xác định bằng cách phân tích một bộ dữ liệu liên quan đến Bitcoin, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trong cùng ngày. Đặc biệt, những dữ liệu này chịu tác động của 6 yếu tố thay vì 7 như chứng khoán. Chi tiết 6 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số FGI mà Alternative.me sử dụng là:
Sự biến động giá (Volatility), chiếm 25%
Sự biến động giá (Volatility) được đo lường thông qua so sánh biên độ dao động giá hiện tại, mức giảm giá tối đa của Bitcoin với các giá trị trung bình tương ứng của 30 và 90 ngày trước đó. Trong trường hợp hệ thống đánh giá sự biến động gia tăng một cách bất thường thì đây là dấu hiệu về thị trường đang sợ hãi.
Chỉ báo động lượng thị trường/Khối lượng giao dịch (Market Momentum/Volume), chiếm 25%
Qua việc đo lường, đối chiếu chỉ báo động lượng thị trường/Khối lượng giao dịch hiện tại so với giá trị trung bình 30 và 90 ngày qua, hệ thống cũng có những nhận định riêng về FGI. Nếu khối lượng mua cao và diễn ra liên tục hàng ngày thì chứng tỏ thị trường đang tham lam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Fear and Greed Index
>> Xem thêm: Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trade coin từ A-Z cho người mới
Truyền thông xã hội (Social Media), chiếm 15%
Để nhận định về yếu tố này, các bài đăng trên Twitter được bắt đầu bằng hagtag “#” khác nhau sẽ được hệ thống thu thập. Sau đó, chúng được đánh giá về tốc độ và số lượng tương tác nhận được trong từng khung thời gian cụ thể. Trong trường hợp tỷ lệ tương tác cao bất thường, rõ ràng đó là sự quan tâm lớn của nhà đầu tư và tương ứng với thị trường tham lam.
Tỷ trọng vốn hóa của mỗi coin với toàn thị trường (Dominance), chiếm 10%
Nhìn chung, đây là “cuộc chiến” giữa Bitcoin với Altcoin. Nếu tỷ trọng vốn hóa của BTC tăng, đồng nghĩa các nhà đầu tư đang lo sợ Altcoin thiếu an toàn. Trái lại, điều đó chứng tỏ nhà đầu tư “tham lam” lựa chọn những đồng Altcoin để có lợi nhuận cao hơn, bất chấp rủi ro không nhỏ.
Xu hướng tìm kiếm Google (Google Trends), chiếm 10%
Dữ liệu từ Google Trends cũng được sử dụng để xem chỉ số Fear and Greed Index biến động như thế nào. Nếu những từ khóa liên quan đến Bitcoin tăng đột biến, điều đó cho thấy tâm lý mong muốn đầu tư kiếm lời của thị trường là rất lớn.
Khảo sát (Surveys), chiếm 15%
Nhiều cuộc thăm dò lớn trên các nền tảng khác nhau sẽ được Alternative.me thực hiện, thậm chí có thể đạt 2.000 – 3.000 phiếu. Trong đó, tập trung vào vấn đề cách nhìn nhận thị trường của mọi người. Song, ở thời điểm hiện tại, yếu tố này đã được loại bỏ và không đưa vào phân tích FGI.
Ý nghĩa của Fear and Greed Index
Một trong những ý nghĩa dễ thấy nhất của Fear and Greed Index Crypto đó là giúp các nhà đầu tư nhận định được thị trường hiện tại. Rõ ràng, thông qua những thang điểm cụ thể, số liệu chi tiết mà Alternative.me cung cấp, bất cứ ai cũng biết được thị trường đang trong tình trạng “Sợ hãi”, “Sợ hãi tột độ”, “Tham lam” hay “Tham lam tột độ”.
Điều đó đồng nghĩa, chúng ta phần nào thấy được tâm lý chung của các nhà đầu tư khác để đưa ra quyết định “mua vào bán ra” phù hợp hơn.
Ý nghĩa của Fear and Greed Index
Thứ hai, nếu là một nhà phân tích kinh nghiệm, họ hoàn toàn đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố xoay quanh FGI. Nhờ vậy, họ có được dự đoán tốt hơn về xu thế giá trong tương lai.
Ví dụ, thông qua các công cụ như Google Trends, lượng tìm kiếm những từ khóa liên quan tới Bitcoin tăng và ổn định thì khả năng lớn giá đồng BTC sẽ tiếp tục cao hơn trong thời gian tới. Nếu lượng tìm kiếm tăng nhưng thiếu ổn định, giá BTC có thể đang “bấp bênh”.
Tóm lại, có thể xem chỉ số Fear and Greed Index như một công cụ hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá về thị trường. Song, để có nhận định toàn diện, chúng ta cũng nên kết hợp nó với các công cụ khác.
Cách đọc chỉ số Fear and Greed Index
Hiện nay, nhà đầu tư có thể xem chỉ số Fear and Greed Index crypto ngay trên trang chủ của Alternative.me. Tại giao diện chính, chọn Fear & Greed Index để chuyển sang thang đo FGI. Ở đây, điểm số sẽ được chia từ 0 đến 100. Trong đó:
- Màu cam: Tương ứng thang điểm 0 – 24, thể hiện “Sợ hãi tột độ”.
- Màu vàng: Tương ứng thang điểm 25 – 49, thể hiện “Sợ hãi”.
- Màu xanh nhạt: Tương ứng 50 – 74, thể hiện “Tham lam”.
- Màu xanh lục: Tương ứng thang điểm 75 – 100, thể hiện “Tham lam cực độ”.
Giá trị càng thấp thì chứng tỏ phần đông nhà đầu tư đang lo sợ và muốn bán Bitcoin của mình. Giá trị càng cao thì chứng tỏ phần đông nhà đầu tư đang tham lam và muốn mua vào Bitcoin mới.
Giá trị tiệm cận 50 đồng nghĩa nhà đầu tư có tâm lý bình thường và đang chờ đợi một xu hướng mới để ra quyết định phù hợp.
Cách đọc chỉ số Fear and Greed Index
Việc xem xét chỉ số Sợ hãi và Tham lam có thể đặt trong tham chiếu thời gian hiện tại, 24h trước hoặc theo tuần, theo tháng.
Bên cạnh FGI, Alternative.me còn cung cấp một số danh mục khác cho bạn như Coin Overview, Trends Analysis, API Documentation.
>> Xem thêm: Quỹ đầu tư Crypto là gì? Top 3 các quỹ đầu tư Crypto lớn nhất thế giới
Tổng kết lại, Fear and Greed Index là một chỉ số quan trọng đối với bất cứ nhà đầu tư nào khi muốn phân tích, đánh giá thị trường. Song, một lần nữa cần lưu ý, chúng ta nên kết hợp FGI với các công cụ khác để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
FAQ
Chỉ số FGI bao nhiêu là tốt?
Cần hiểu rằng, FGI không phải là chỉ số đánh giá hiệu quả mà chỉ đánh giá mức độ tác động của tâm lý đầu tư. Vì thế, việc xác định FGI bao nhiêu là tốt cần căn cứ vào mục tiêu và định hướng của nhà đầu tư. Ví dụ, nếu bạn đang muốn “bắt đáy” thì rõ ràng FGI càng thấp càng tuyệt vời. Ngược lại, nếu muốn bán ra thì chắc chắn FGI cao sẽ tạo nhiều lợi nhuận hơn.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số Sợ hãi và Tham lam?
- Sự biến động giá (Volatility), chiếm 25%.
- Chỉ báo động lượng thị trường/Khối lượng giao dịch (Market Momentum/Volume), chiếm 25%.
- Truyền thông xã hội (Social Media), chiếm 15%
- Tỷ trọng vốn hóa của mỗi coin với toàn thị trường (Dominance), chiếm 10%
- Xu hướng tìm kiếm Google (Google Trends), chiếm 10%
Ngoài ra, còn yếu tố Khảo sát (Surveys), chiếm 15% nhưng hiện đã được loại bỏ.
Copy Trade – Công cụ mà nhà đầu tư không nên bỏ qua
26 Tháng Ba 2022LAZIO Token là gì? Tổng quan về dự án Lazio
30 Tháng Tám 2022GEM là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về GEM
27 Tháng Tư 2022RLY coin là gì? Tìm hiểu về tiền điện tử Rally từ A-Z
22 Tháng Một 2022WidiLand là gì? Tất tần tật về dự án game WidiLand (2022)
19 Tháng Hai 2022Tribal token là gì? Đánh giá tiềm năng phát triển của TRIBL (2022)
04 Tháng Tám 2022JST coin và dự án Just – Thông tin dành cho nhà đầu tư 2022
15 Tháng Sáu 2022CZ là ai? Tất tần tật thông tin về người sáng lập ra Binance
16 Tháng Mười Một 2022Crypto là gì? Kinh nghiệm đầu tư Crypto cho người mới bắt đầu
24 Tháng Mười Hai 2021APY là gì? Chi tiết về chỉ số APY trong crypto
22 Tháng Mười Hai 2022