Kiến thức

Giải mã: NFT có phải Bitcoin hay không?

Ngoan

07 Tháng Năm 2022

Cùng với cơn sốt Bitcoin, trong vài năm trở lại đây, NFT đã trở thành một loại tài sản mã hóa mới, nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư sau khi nhiều tác phẩm nghệ thuật số được bán với giá hàng trăm ngàn, thậm chí lên tới hàng triệu USD. Nhiều nghệ sĩ, ca sĩ và những người có sức ảnh hưởng đang đua nhau tham gia vào thị trường này. Vậy chính xác NFT là gì mà lại có sức hấp dẫn đến vậy? Có phải mọi NFT đều phục vụ mục đích sưu tầm? Và NFT có phải Bitcoin hay không? Hãy cùng bePAY đi tìm lời giải cho những câu hỏi trên.

Bản chất NFT là gì?

Tuy là một thuật ngữ khá hot, song nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ NFT là gì? NFT (Non-fungible token) mang ý nghĩa là “Token không thể thay thế được”. NFT được tạo ra và lưu trữ trên chuỗi khối Blockchain (chủ yếu là Ethereum). Đây là một trong những tài sản kỹ thuật số hot nhất hiện nay, trở thành một xu hướng mới trong cộng đồng tiền mã hóa.

Về bản chất, NFT gồm 2 phần không thể tách rời:

  • Phần thứ 1: Phần tài sản, hay còn được gọi là tài sản số. Tài sản số này được thể hiện bởi những hình ảnh, video hay một đoạn văn bản được copy trên mạng xã hội. Ngoài ra, các bạn cũng có thể nhắn tin cho nhau bằng NFT, đấy chính là một phần của tài sản số.
  • Phần thứ 2: NFT đóng vai trò như là một giấy chứng nhận quyền sở hữu. Phần này được ghi nhận trên mạng lưới Blockchain vĩnh viễn, không thể bị phá hủy hay bị sao chép. Một số mạng phổ biến thường dùng để lưu trữ NFT có thể kể đến đó là Binance, Ethereum,…
ban-chat-nft
Bản chất NFT là gì?

Ví dụ 1: Ông A sở hữu một căn nhà và người đứng tên căn nhà trên sổ đỏ là A. Lúc này, trên sổ cái của Sở tài nguyên môi trường sẽ ghi rõ rằng “Ông A sở hữu căn nhà 9.999m vuông ở đường ABC” và ngôi nhà này thuộc quyền sử dụng của ông A. Ông A có thể ở đây hoặc cho người khác thuê lại. Khi cho thuê thì có thể rất nhiều người cùng sử dụng chung căn nhà, tuy nhiên quyền sở hữu chỉ thuộc về ông A.

Ví dụ thứ 2 là về sim số đẹp. Gần đây, có những câu chuyện được đăng trên báo chính thống với nội dung về những chiếc sim số đẹp trị giá đến 23 tỷ. Về bản chất, chiếc sim này bao gồm hai phần: phần một là số điện thoại, phần thứ hai là mạng lưới sẽ ghi nhận quyền sở hữu duy nhất của số điện thoại này.

Ngoài ra, một điều rất quan trọng đó chính là bên thứ 3 đứng ra chứng nhận chủ sở hữu của chiếc sim đó. Có thể quyền sở hữu chiếc sim sẽ được lưu trên mạng Blockchain để đảm bảo tính an toàn cho quyền sở hữu, tránh trường hợp chiếc sim bị đánh cắp hoặc làm giả.

Ví dụ lý giải bản chất NFT

Trong thế giới Blockchain, các bạn có thể thấy bức tranh số “HUMAN ONE” của tác giả Beeple được bán với giá gần 30 triệu đô la Mỹ. Đồng thời, người chủ bức tranh này sẽ được ghi nhận quyền sở hữu trên mạng lưới ETH và không ai có thể đánh cắp bức tranh. Sổ cái của mạng lưới đó cũng được công bố công khai trên toàn cầu nhằm bảo vệ quyền sở hữu của chủ nhân.

human-one-nft
Bức tranh “HUMAN ONE” có giá gần 30 triệu đô

Bức tranh Beeple cũng bao gồm 2 phần:

  • Phần 1: Đây là bức tranh hoàn chỉnh, cộng với một đoạn video chuyển động ngắn của nhân vật trong bức tranh khá độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao.

  • Phần 2: Đây là phần chứng nhận quyền sở hữu bức tranh ở trên mạng ETH, chỉ chứng nhận một người duy nhất sở hữu, chính là họa sĩ Beeple và không ai có thể ăn cắp bức tranh này được.

>> Xem thêm: Blockchain là gì? Bách khoa toàn thư về công nghệ Blockchain

NFT có phải là Bitcoin không?

Bitcoin là gì?

Trước khi tìm hiểu “NFT có phải là Bitcoin không?”, chúng ta hãy cùng khám phá bản chất Bitcoin là gì nhé. Bitcoin là một đồng tiền điện tử được tạo ra nhằm mục đích thanh toán trên mạng Internet. Có thể nói Bitcoin là một đồng tiền độc lập, không cần bất cứ tổ chức tài chính trung gian hay bên thứ ba nào kiểm soát. Bạn có thể dùng đồng tiền đó để giao dịch hoặc thanh toán với người lạ mà không cần biết họ là ai và đang ở đâu.

bitcoin-la-gi
Bitcoin là một đồng tiền điện tử có chức năng thanh toán

Bitcoin có thể kiếm được thông qua hoạt động khai thác nhưng lại bị giới hạn về số lượng. Dù muốn hay không, con người cũng chỉ có thể đào được 21 triệu Bitcoin. Càng về sau, mức độ khai thác đồng tiền ảo Bitcoin này sẽ càng khó hơn.

Hiện nay, rất nhiều công ty và doanh nghiệp lớn trên thế giới đã chấp nhận Bitcoin làm phương tiện thanh toán cho dịch vụ/hàng hóa, điển hình như OverStock, Dish, Starbucks, CheapAir, Gyft,…

NFT có phải Bitcoin hay không?

NFT là một loại chứng nhận toàn cầu sinh ra trên nền tảng Blockchain để giúp chứng minh quyền sở hữu các tác phẩm nghệ thuật, video, tranh ảnh, bộ sưu tập thời trang,… Có thể thấy qua 3 phần phân tích trên, NFT hoàn toàn không phải là Bitcoin.

nft-co-phai-bitcoin-khong
NFT không phải là Bitcoin

Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa 2 loại tài sản này, chúng ta hãy cùng theo dõi bảng so sánh ngay dưới đây:

NFT

Bitcoin

  • Là các bài hát, tranh ảnh, video,… được mã hóa và được coi như một dạng tài sản kỹ thuật số.

  • Một chứng nhận quyền sở hữu, được lưu trữ trên không gian Blockchain mãi mãi, không thể bị phá hủy hay sao chép.

  • Là một đồng tiền điện tử có mục đích sử dụng là thanh toán, giao dịch trên mạng Internet.

  • Là một đồng tiền độc lập, không cần bên thứ 3 kiểm soát, không phụ thuộc vào bất cứ tổ chức tài chính trung gian nào.

Để nắm bắt chính xác về NFT và Bitcoin thông qua các ví dụ một cách trực quan nhất, bạn có thể tham khảo video dưới đây của bePAY:

>> Xem thêm: Khái niệm – so sánh các thuật ngữ: Blockchain, Coin, Token, NFT

Trên đây, bePAY đã giải đáp cho bạn về bản chất NFT và Bitcoin, từ đó đưa ra kết luận NFT và Bitcoin không phải là một. Nếu bạn thấy bài viết hay và bổ ích, hãy theo dõi website, Fanpage cũng như các trang mạng xã hội khác của bePAY để cập nhật những thông tin thú vị và hữu ích nhất về lĩnh vực tiền điện tử nhé.

FAQ

NFT được định giá như thế nào?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng sản phẩm NFT mà bạn đang quan tâm là các tác phẩm nghệ thuật dùng để sưu tầm, hay là một dạng vật phẩm trong các tựa game P2E đi kèm nhiều quà tặng để làm tăng nhu cầu mua.

Do đó, định giá NFT cũng giống như định giá một món đồ quý hiếm ngoài đời thật. Nhiều món đồ sẽ có giá trị với người này nhưng lại không có giá trị đối với người khác. Ví dụ: Có rất nhiều bức tranh trừu tượng đáng giá vài nghìn đô la nhưng rất ít người hiểu ý nghĩa cũng như giá trị thật sự của nó.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường hay sử dụng công thức TRUPPA để định giá NFT dựa vào 6 tiêu chí:

  • T (TANGIBILITY): Tính hữu hình
  • R (RARITY): Độ khan hiếm
  • U (UTILITY): Tính tiện ích
  • P (POPULARITY): Mức độ nổi tiếng
  • P (PROFITABILITY): Khả năng sinh lời ra dòng tiền
  • A (ABILITY OF DEVELOPMENT): Tiềm năng phát triển

Có thể lưu trữ NFT ở đâu?

Cũng như các loại tài sản kỹ thuật số khác, NFT có thể được lưu trữ trên ví điện tử cá nhân, điển hình như là Trust Wallet, Ledge Nano S,… Cần lưu ý rằng NFT không thể được sao chép hoặc chuyển đổi mà không được sự cho phép của chủ sở hữu. Ngay cả nhà phát hành NFT hay các sàn NFT cũng không thể tự ý chuyển quyền sở hữu NFT được.