Kiến thức

REVIEW dự án Beta Finance và BETA token từ A-Z

Binh

03 Tháng Tám 2022

Các dự án liên quan đến lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía cộng đồng cũng như giới đầu tư Crypto. Nhất là khi chúng mang đến những hướng đi đầy mới lạ nhưng cũng rất tiềm năng, tiêu biểu như Beta Finance. Vậy, còn lý do gì mà không cùng bePAY tìm hiểu chi tiết hơn về Beta Finance và BETA token qua bài viết sau.

Beta Finance là gì?

Beta Finance (Beta. Fi) là một giao thức tài chính cung cấp những giải pháp đặc thù cho thị trường tiền mã hóa với khả năng kết nối và tương tác xuyên Chuỗi (cross-chain) mà vẫn đảm bảo sự minh bạch và chất lượng. Dự án Beta Finance có sự tích hợp tuyệt vời của công cụ short tool, mang đến tính năng “1-Click” vô cùng đặc biệt, vừa chống lại sự biến động trong giao dịch, vừa giúp tạo lập thị trường DeFi một cách tự động, không bị giới hạn bởi thời gian hay khoảng cách địa lý. 

Qua đó, Beta. Fi có thể giúp cả người dùng cá nhân lẫn các tổ chức hạn chế được những ảnh hưởng từ sự thay đổi liên tục của thị trường cũng như nâng cao tính ổn định trong hoạt động đầu tư tài chính phi tập trung một cách lâu dài, bền vững.

beta-finance-la-gi

Beta Finance là gì?

Cũng thông qua hệ thống cơ sở hạ tầng và bộ công cụ DeFi được xây dựng, giao thức tài chính Beta không những cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng mà còn hỗ trợ quản lý danh mục đầu tư, đóng các vị thế bán khống, cung cấp chỉ số thông tin tài chính và nhiều hơn thế. Đây cũng là những định hướng được đăng tải trên website cũng nhưng tài khoản Beta Finance Twitter. 

Tóm lại, để khái quát đáp án cho câu hỏi “Dự án Beta Finance là gì”, bạn có thể hiểu đây là một nền tảng Blockchain mang đến nhiều công cụ và giải pháp tài chính khác nhau. Với việc sử dụng nền tảng này, người dùng, đặc biệt là nhà đầu tư sẽ tối đa hóa được lợi nhuận cũng như hạn chế mức rủi ro gặp phải trong thị trường Crypto. 

Những tính năng của Beta Finance

Vậy, những tính năng nổi bật của Beta Finance là gì? Có thể kể đến như Lending and Borrowing, Shorting, Managing Positions. Cụ thể:

Lending

Đây là một giao thức cho phép người dùng gửi token/coin nhàn rỗi của mình vào nền tảng để cho vay. Tất nhiên, bên cạnh lượng tài sản đã gửi vào giao thức, họ sẽ kiếm được một mức lãi nhất định, được trả về BETA token (tiền mã hóa chính thức của dự án Beta Finance) hoặc các token đã được Wrap tương ứng và dưới dạng ERC-20.

Một điều đáng nói là, người cho vay được đảm bảo sẽ kiếm về lợi tức tối đa cho token họ đã ký gửi. Lý do bởi giao thức tài chính Beta chỉ xây dựng một nhóm cho vay duy nhất đối với mỗi loại tiền mã hóa được hỗ trợ.

beta-finance-lending

Beta Finance Lending

>> Xem thêm: Lending là gì? Tổng quan về Lending trong lĩnh vực Crypto

Borrowing

Bạn có thể vay một lượng tài sản mã hóa nhất định sau khi hoàn tất thủ tục thế chấp tài sản trên nền tảng Beta. Trong đó, tỷ lệ khoản vay trên giá trị (LTV) phải đảm bảo luôn dưới ngưỡng an toàn, được xác định thông qua những thông số rủi ro cho cấp tài sản của token/coin đã vay. Bạn có thể tham khảo thêm về LTV qua công thức dưới đây.

beta-finance-borrowing

Tỷ lệ LTV trong Beta Finance Borrowing

Shorting

Shorting hay bán khống là tính năng quen thuộc trên hầu hết các nền tảng DeFi hiện nay. Trong dự án Beta. Fi, bên bán khống sẽ sử dụng tài sản thế chấp được giao thức hỗ trợ để bắt đầu thực hiện các vị thế Shorting của mình. Cơ bản, đây là sự tận dụng khoản vay và bán đi trong thời gian ngắn sau đó. Cũng vì đặc điểm này, Shorting cần tuân theo những yêu cầu về tài sản thế chấp và mức LTV tương tự như Lending.

Managing Positions

Thông qua Managing Positions, bên cho vay sẽ dễ dàng cập nhật được các khoản tiền gửi hoặc thực hiện rút tài sản cho vay. Các khoản vay và người bán khống cũng sẽ thêm được tài sản thế chấp bổ sung vào những vị trí tương ứng. Tóm lại, việc quản lý hoạt động theo từng vị thế sẽ trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn rất nhiều nhờ tính năng này của nền tảng Beta. 

beta-finance-managing-positions

Beta Finance Managing Positions

Điểm đặc biệt của dự án Beta Finance

Cộng đồng đánh giá Beta Finance sở hữu những điểm đặc biệt như:

  • Giao thức tài chính Beta đã xây dựng một bộ công cụ đơn giản, dễ sử dụng và đầy hữu ích. Ngoài các tính năng Lending, Borrowing,… như đã đề cập, bạn còn được cung cấp những chỉ số quan trọng về giá (tác động giá, mức trượt giá,…), giúp quá trình phân tích, nhận định được chính xác hơn. 
  • Beta. Fi cho phép người dùng tạo lập một thị trường tiền tệ, còn gọi là thị trường Permissionless dành cho những token được thiết kế theo tiêu chuẩn ERC-20. Đồng thời, một số loại NFT nhất định cũng có thể được niêm yết trên nền tảng Beta. 
  • Beta. Fi còn giới thiệu một mô hình tài sản thế chấp biệt lập biệt lập. Ở đó, người dùng sẽ chỉ chịu trách nhiệm đối với tài sản thế chấp được liên kết rõ ràng với một vị thế tương ứng.

dac-diem-cua-beta-fiance

Điểm đặc biệt của dự án Beta Finance

Tìm hiểu về đồng BETA

Thông tin cơ bản của BETA token

BETA token là đồng tiền mã hóa chính thức của dự án Beta. Fi, được thiết kế theo tiêu chuẩn ERC-20 và BEP-20 nên cũng hoạt động được trên cả Blockchain Ethereum lẫn Binance Smart Chain. Tổng nguồn cung tối đa của BETA token là 1,000,000,000 và hiện đang có mức giá khoảng $0,133555 với vốn hóa thị trường $64.529.363 (cập nhật 03/08/2022).

beta-token-la-gi

BETA token là gì?

Phân bổ BETA token

Theo những thông tin trên tài khoản Beta Finance Twitter và whitepaper của dự án, BETA token được phân bổ như sau:

  • 5% tổng cung BETA được bán trên Launchpad Binance.
  • 10% được bán trong vòng gọi vốn hạt giống. 
  • 5% được bán trong vòng gọi vốn chiến lược.
  • 5% token BETA bán trên nền tảng Launchpad Alpha Finance. 
  • 20% dành cho đội ngũ phát triển và cố vấn.
  • 35% phục vụ các hoạt động phát triển hệ sinh thái.
  • 20% BetaFinance token phục vụ hoạt động cung cấp thanh khoản.

phan-bo-beta-token

Phân bổ BETA Finance token

Token BETA được sử dụng để làm gì?

Beta Finance token có những vai trò và ý nghĩa sau:

  • Chi trả các phí tham gia hoặc sử dụng tính năng trên Beta. Fi.
  • Hỗ trợ người dùng tạo lập thị trường tiền tệ Permissionless dành cho những coin/token ERC-20.

Lưu trữ và giao dịch BETA token

Nếu muốn lưu giữ BETA token, bạn có thể tham khảo các ví hỗ trợ token ERC-20 như Metamask, Trust wallet. Ngoài ra, khi muốn mua bán, trao đổi đồng tiền mã hóa của dự án Beta. Fi, bạn hãy hướng đến những sàn giao dịch như:

  • Binance với các cặp tiền BETA/USDT, BETA/BUSD, BETA/BTC, BETA/ETH, BETA/BNB.
  • Kucoin với cặp tiền BETA/USDT.

Đánh giá dự án Beta Finance và BETA token

Beta. Fi là một dự án tiêu biểu trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) – xu thế đang được cả cộng đồng dành nhiều sự quan tâm hiện nay. Nếu thành công, giao thức này sẽ góp phần quan trọng giúp hạn chế sự biến động của thị trường Crypto, mang đến những lợi ích tuyệt vời dành cho nhà đầu tư. 

danh-gia-beta-finance-va-beta-token

Đánh giá dự án Beta Finance và BETA token

Tuy nhiên, ngay cả khi người dùng đánh giá Beta Finance và BETA token đang chứng tỏ được những điểm mạnh của mình thì bản thân dự án còn đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức. Đặc biệt là sự cạnh tranh của nhiều đối thủ lớn, ví dụ Uniswap, MDEX, Sushiswap,… hay sự biến động mạnh mẽ của thị trường Crypto toàn cầu trong thời gian qua.

>> Xem thêm: Uniswap là gì? Cách swap trên Uniswap đơn giản, nhanh chóng nhất

Tổng kết lại, dựa trên những đánh giá cá nhân mà mỗi nhà đầu tư sẽ có quyết định nên hay không nên đầu tư vào Beta. Fi và BETA token. Và mong rằng những chia sẻ trên đây của bePAY đã giúp bạn đọc có những thông tin cần thiết để đưa ra nhận định chính xác nhất về tiềm năng của dự án.

FAQ

Tại sao giao thức Beta. Fi chỉ cho Short mà không cho Long? 

Được biết, đội ngũ phát triển của Beta. Fi cho rằng nền tài chính phi tập trung hiện tại đang có sự bùng nổ lớn, tạo điều kiện cho những cơ hội lợi nhuận hàng nghìn phần trăm. Cộng thêm những công cụ tài chính hỗ trợ về mặt đòn bẩy nên tình trạng người dùng bán tháo ồ ạt khá phổ biến. Điều này không hoàn toàn tiêu cực nhưng cũng đặt ra rủi ro khi thị trường DeFi thiếu tính bền vững. 

Trong bối cảnh ấy, việc chỉ cho Short mà không cho Long được xem như một giải pháp của dự án Beta. Fi, hứa hẹn sẽ giúp mang đến sự cân bằng, ổn định hơn cho nền DeFi còn khá non trẻ như ngày nay. 

Những dự án nào đang cạnh tranh trực tiếp với Beta. Fi?

Những dự án cạnh tranh trực tiếp với Beta. Fi gồm: Uniswap, MDEX, Sushiswap,…