Kiến thức

Avalanche là gì? Toàn tập về dự án AVAX coin

Ngoan

19 Tháng Năm 2022

Dù ra đời khá muộn nhưng Avalanche vẫn là một dự án nổi bật trong không gian Blockchain. Avalanche có thể khắc phục những vấn đề mà các dự án Crypto trước đây đang phải đối mặt. Vậy chính xác Avalanche là gì? Hãy cùng bePAY khám phá chi tiết về dự án này ngay trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về Avalanche

Avalanche là gì?

Avalanche là một nền tảng mã nguồn mở hoạt động dựa trên Smart contract. Nền tảng này cho phép triển khai những ứng dụng phi tập trung và sản phẩm liên quan tới tài sản số. Ngoài ra, nền tảng này cũng cung cấp phương thức đặc biệt để giúp các Blockchain có thể tương tác với nhau. Avalanche chính thức ra mắt mạng mainet với token AVAX vào tháng 9/2020. 

avalanche-la-gi
Avalanche là gì?

Avalanche được xem là một nền tảng có cấu trúc mạng lưới Umbrella Platform khá độc đáo. Các nhà phát triển của dự án này tuyên bố Avalanche là một trong những platform mã nguồn mở tiên phong sử dụng hợp đồng thông minh để xác nhận giao dịch với thời gian siêu tốc chưa đến một giây. Avalanche cũng mang đến bộ công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của nền tảng Ethereum và cho phép hàng triệu người tham gia xác nhận giao dịch, tạo khối trên chuỗi.

Mục tiêu dài hạn của Avalanche là xây dựng mạng Internet dành riêng cho tài chính, nơi người dùng có thể dễ dàng giao dịch các tài sản số trên cùng một platform. Có thể thấy tham vọng to lớn của Avalanche chính là cạnh tranh với thị trường tài chính truyền thống.

Hệ sinh thái Avalanche

Blockchain Avalanche được tích hợp sẵn ba chuỗi, bao gồm: 

  • Chuỗi trao đổi (X-Chain)
  • Chuỗi nền tảng (P-Chain)
  • Chuỗi hợp đồng (C-Chain) 

Cả ba đều được xác nhận và bảo mật bởi mạng chính Primary Network Avalanche. Để trở thành một mạng lưới con của mạng chính, mạng con cần phải Staking ít nhất 2.000 AVAX.

he-sinh-thai-avalanche
Hệ sinh thái Avalanche gồm 3 chuỗi X-P-C

Chuỗi trao đổi (X-Chain)

Hoạt động của X-Chain là một nền tảng phi tập trung dùng để tạo và giao dịch các tài sản kỹ thuật số. Những tài sản này đại diện cho tài nguyên trong thế giới thực như vốn sở hữu hoặc trái phiếu. Tuy nhiên, chúng sẽ được gắn với một bộ quy tắc nhằm chi phối hành vi. Ví dụ như trái phiếu “không thể giao dịch cho đến ngày mai” hoặc “quy định với vốn sở hữu này chỉ được áp dụng cho công dân Hoa Kỳ”.

Mỗi tài sản được giao dịch trên chuỗi X-Chain đều được gọi là AVAX. Do đó, khi giao dịch cho một Blockchain Avalanche, bạn bắt buộc phải trả một khoản phí bằng đồng token AVAX.

Chuỗi nền tảng (P-Chain)

Đây là chuỗi lưu trữ siêu dữ liệu trên Avalanche. P-Chain sẽ thực hiện điều phối các trình xác thực, đồng thời theo dõi hoạt động của các mạng con và cho phép hình thành những mạng con mới. Ngoài ra, P-Chain còn đảm nhiệm cả việc thực hiện giao thức đồng thuận Snowman.

Chuỗi hợp đồng (C-Chain)

Thông qua cách sử dụng máy ảo API của chuỗi C-Chain, bạn có thể được phép tạo ra những hợp đồng thông minh. C-Chain chính là một ví dụ điển hình của máy ảo Ethereum, được cung cấp tài nguyên và khởi chạy bởi Avalanche.

Đội ngũ dự án Avalanche

avax-coin-team
Đội ngũ dự án Avalanche

Đội ngũ phát triển dự án Avalanche gồm những thành viên chủ chốt sau:

  • Emin Gün Sirer – CEO

Emin là Giáo sư ngành Khoa học máy tính tại Đại Học Cornell. Ông từng tham gia nghiên cứu và triển khai loại tiền mã hóa đầu tiên sử dụng Proof-of-Work (PoW) để đúc. Ông đã có nhiều năm gắn bó với Bitcoin và các mạng phi tập trung DeFi.

Avalanche chính là sản phẩm được tạo ra từ những nghiên cứu của ông. Avalanche xử lý khối lượng giao dịch cao hơn đáng kể so với BTC và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Visa. Ngoài ra, ông còn là Co-founder của Cryptocurrencies Smart Contract (IC3).

  • John Wu – Chủ tịch

Với hơn 20 năm kinh nghiệm ở vị trí CEO của Fintech và gần đây nhất là CEO của SharesPost Digital Assets Group, John Wu tham gia vào Avalanche như một phần trong kế hoạch mua lại Investery nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư quản lý và giao dịch tài sản số. Anh cũng là nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghệ tại Kingdom Capital, Tiger và Sureview Capital.

  • Maofan “Ted” Yin – CPA

Ted từng tham gia một công trình nghiên cứu về những giao thức Snow/Avalanche và HotStuff. Đây là những giao thức đồng thuận thường được sử dụng bởi Facebook Libra.

  • Kevin Sekniqui – COO

Trước khi nghiên cứu về Avalanche, Kevin Sekniqui được biết đến với vai trò Tiến sĩ Khoa học máy tính tại Cornell. Ông nghiên cứu trong lĩnh vực hệ thống phân tán, bảo mật và kinh tế. Những phần mềm của ông được áp dụng thành công tại những tổ chức nổi tiếng như Microsoft hay NASA JPL.

Ngoài ra, Avalanche còn được cố vấn bởi Giáo sư Maureen O’Hara tại trường Quản lý Jonhson, Đại học Cornell và CEO Adam Kravetz của ETF Market Making and Arbitrage.

>> Xem thêm: LUNA là gì? Dự án Terra và đồng coin LUNA có uy tín không?

Tổng quan về Avalanche coin

AVAX coin là gì?

Sau khi tìm hiểu về Avalanche là gì, chúng ta hãy cùng khám phá tiếp về Avalanche coin. Avalanche coin (AVAX) là đồng tiền do chính nền tảng phát hành. Giá AVAX coin được cập nhật ngày 19/05/2022 là 29.85 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là 696,617,027 USD.

avalanche-coin
Đồng coin Avalanche

Giá Avalanche giảm 10,17% trong 24 giờ qua. Xếp hạng CoinMarketCap hiện tại là #13, với vốn hóa thị trường thực là 8,033,648,864 USD. Nguồn cung lưu hành là 269,112,972 AVAX coin.

Nếu muốn mua Avalanche với tỷ giá hiện tại, bạn có thể lên các sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu hiện nay như là Binance, MEXC, OKX, Bybit và FTX. 

Avalanche token

Avalanche token được xây dựng và phát triển dựa trên cơ chế đồng thuận Snow. Avalanche token được sử dụng cho các mục đích sau:

  • Thanh toán

Token Avalanche có thể dùng để thanh toán cho một số ứng dụng DeFi. Token này đóng vai trò như một loại tiền tệ, dùng để chi trả các chi phí khi thực hiện mọi giao dịch liên quan tới Smart Contract của Ava Labs.

  • Thưởng Staking 

Khi tham gia Staking tối thiểu 2.000 AVAX token, người dùng có thể trở thành người khai thác và xây dựng mạng con của Avalanche.

  • Cơ chế quản trị

So với những nền tảng khác, Avalanche có một sự khác biệt lớn về cơ chế quản trị. Đó là phần thưởng Staking có thể thay đổi linh động khi hệ thống phát triển. Phần thường Staking hàng năm sẽ dao động trong khoảng từ 7% – 12%.

avalanche-token
Avalanche token được sử dụng cho nhiều mục đích

Token AVAX là Token có tổng cung là 360 triệu token. Trong khi đó, hệ thống sẽ liên tục đúc các token mới cho đến khi chúng đạt giới hạn tối đa là 720 triệu token. 

AVAX token được phân bổ như sau:

  • Quỹ tài trợ: 7%
  • Đối tác: 5%
  • Seed Sale: 2.5%
  • Private Sale: 3.64%
  • Public Sale: 10%
  • Đội ngũ: 10%
  • Airdrop: 2.5%
  • Nhà sáng lập: 9.36%
  • Staking reward: 50%
phan-bo-avalanche-token
Phân bổ AVAX token

>> Xem thêm: Synthetix coin là gì? Từ A-Z về Synthetix Network và SNX coin

Trên đây bePAY đã giải đáp cho bạn về Avalanche là gì cũng như cung cấp toàn bộ thông tin về dự án và đồng coin AVAX. Ý tưởng về mạng lưới Avalanche tương đối đột phá, được đánh giá cao bởi rất nhiều người nổi tiếng như Vitalik Buterin hay Alexis Ohanina. Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về Avalanche, từ đó đưa ra những kế hoạch đầu tư hợp lý nhất.

FAQ

Avalanche có an toàn không?

Avalanche đã được niêm yết trên sàn Binance với vốn hóa thị trường ấn tượng, đứng thứ 13 trên bảng xếp hạng của Coinmarketcap (tính đến tháng 5/2022). Đây là một trong những nền tảng Blockchain sở hữu tốc độ giao dịch nhanh, mở rộng đa khối và được bảo mật chắc chắn. Bên cạnh đó, Avalanche còn mở rộng xử lý các giao dịch cross-chain. Do đó, Avalanche là một mạng lưới an toàn, uy tín và có thể tin tưởng được trong không gian Crypto.

Ưu điểm của Avalanche là gì?

Những ưu điểm nổi bật của Avalanche là:

  • Tốc độ cao: Tốc độ xử lý giao dịch của Avalanche siêu nhanh, khoảng 4,500 tps/Subnets.
  • Khả năng mở rộng: Avalanche có thể xử lý hàng ngàn giao dịch mà không làm giảm hiệu năng, không hạn chế số lượng khối mới được tạo ra.
  • Luôn đảm bảo tính năng bảo mật an toàn.
  • Avalanche hỗ trợ tạo lập và sử dụng Smart contract thông qua các công cụ trên Ethereum như: Metamask, Remix, Trufle,…
  • Cho phép người dùng tự tạo Blockchain tùy ý.
  • Phục vụ thị trường tài chính, hỗ trợ đa dạng tài sản: Vốn, cổ phiếu, bất động sản,..