Kiến thức

PERL coin là gì? Những điều cần biết về dự án Perlin

Ngoan

19 Tháng Năm 2022

Perlin là dự án IEO thứ 8 trên Binance Launchpad từ năm 2019 tới nay. Tiếp nối chuỗi bài viết về dự án Crypto, hãy cùng bePAY tìm hiểu những thông tin hữu ích nhất về dự án Perlin và PERL coin để có thể nắm bắt những cơ hội đầu tư hấp dẫn nhé.

Tổng quan về Perlin

Perlin là gì?

Perlin là nền tảng tài chính phi tập trung hoạt động theo cơ chế Proof of Stake (PoS) có hiệu năng cao và khả năng mở rộng tuyệt vời. Theo team phát triển dự án, nền tảng này sở hữu công nghệ Directed Acyclic Graph (DAG) giúp nâng cao tốc độ giao dịch lên tới hơn 31,000+ TPS. Do đó, người dùng chỉ mất từ 0 – 4 giây để xác nhận một giao dịch.

Để hiểu hơn về Perlin, bạn có thể hình dung Perlin là sổ cái Wavelet sử dụng công nghệ DAG có tích hợp Smart Contract. Điều này giúp Perlin đạt được tính bảo mật như Blockchain Bitcoin, nhưng lại sở hữu tốc độ giao dịch siêu nhanh tương tự như các private chain khác.

perl-la-gi
Perlin hoạt động theo cơ chế Proof of Stake (PoS)

Mục tiêu của Perlin là trở thành protocol leaderless (giao thức không cần leader), không cần uỷ ban quản lý hay bên thứ ba uỷ quyền. Thời gian đầu, dự án này tập trung vào thị trường thương mại quốc tế trị giá 11 tỉ USD cùng các đối tác có tên tuổi như International Chamber of Commerce, Dubai Chamber of Commerce hay Enterprise Singapore. 

Perlin giải quyết vấn đề gì?  

Team phát triển dự án của Perlin đưa ra vấn đề đối với các Blockchain đang sử dụng cơ chế Proof of Stake (PoS) hiện nay.

PoS là cơ chế đồng thuận được sử dụng phổ biến trong các nền tảng Blockchain. Các validator sẽ dùng PoS để trực tiếp xác thực các giao dịch. Những validator này được lựa chọn bằng cách: bầu cử, chọn ngẫu nhiên hoặc staking uỷ quyền. Họ sẽ quyết định giao dịch có được xác nhận hay không hoặc những thành phần còn lại có thể sử dụng mạng lưới hay không.

Việc trao quyền như thế này sẽ dẫn tới một số vấn đề như sau:

  • Hacker chỉ cần chiếm quyền kiểm soát của các validator là có thể kiểm soát giao dịch và hoạt động của nền tảng.
  • Số validator có thể tăng liên tục nhưng việc này lại càng khiến cho hệ thống Blockchain trở nên phức tạp hơn, hiệu năng làm việc lúc đó sẽ giảm xuống.

Do đó, Perlin sinh ra để khắc phục những vấn đề trên. Vậy Perlin đã làm thế nào? Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo tại bài viết này của bePAY nhé.

Điểm khác biệt của Perlin

Perlin sử dụng cơ chế PoS nhưng khác ở chỗ, nền tảng này loại bỏ đi validators. Tức là mạng lưới sẽ không có leader hay còn được gọi một cách khác là leaderless. Cụ thể hơn, trong cơ chế này sẽ không có uỷ ban, không uỷ quyền voting và không có leader. Wavelet gọi hệ thống này của họ là Stakes & Decentralization.

perlin-coin-giai-quyet-van-de-gi
Perlin loại bỏ validator

Bên cạnh đó, Perlin cũng cho ra mắt hợp đồng thông minh WebAssugging với SDK thân thiện với các nhà phát triển. Việc này hỗ trợ những ứng dụng tập trung có thể chuyển sang phi tập trung chỉ với vài dòng lệnh cơ bản. Người nắm giữ token PERL có thể chạy validator node với cấu hình phần cứng tối thiểu 512MB RAM và 2 CPUs.

>> Xem thêm: Dự án Kyber Network là gì? KNC coin của Startup Việt có đáng tin?

Quy trình hoạt động của Perlin

Synthetic Asset

Trước khi khám phá quy trình tạo ra Synthetic asset (Tài sản tổng hợp), chúng ta cần hiểu rõ hai khái niệm mà bạn cần biết:

  • Token Sponsor: Người tham gia staking PERL vào hệ thống để tạo ra các tài sản tổng hợp.
  • Token Taker: Người mua Synthetic asset trực tiếp từ các Token Sponsor hoặc trong bể thanh khoản Liquidity pool.
quy-trinh-hoat-dong-perlin
Quy trình hoạt động của Perlin

Minting Synthetic Asset

Token Sponsor sẽ gửi tài sản thế chấp vào một địa chỉ ví ký quỹ để tạo tài sản tổng hợp. Hành động này sẽ được chỉ định bởi hợp đồng thông minh. Tài sản được thế chấp phải đáp ứng được tỉ lệ thế chấp mà hệ thống yêu cầu. Việc tạo Synthetic asset sẽ được chấp thuận nếu việc đúc token mới không làm giảm tỉ lệ thế chấp.

Maintenance

Maintenance là hoạt động duy trì trì tỷ lệ thế chấp. Trong trường hợp Synthetic asset được tạo ra đã bị giảm giá trị, giá trị thế chấp cũng sẽ giảm. Để ngăn tài sản bị thanh lý, các Token Sponsor có thể thế chấp thêm tài sản hoặc trả lại một phần Synthetic asset.

Settlement

Settlement là hoạt động quyết toán khi hết hạn hợp đồng phái sinh. Các công cụ phái sinh một khi đã hết hạn mà không được thanh lý, các Synthetic asset sẽ được quyết toán. Token Taker có quyền mua lại tài sản tổng hợp từ ví ký quỹ và số tiền thừa sẽ được phân phối lại cho Token Sponsor. Perlin sử dụng cơ chế DVM để xác định thời điểm tài sản thế chấp bị thanh lý.

Tổng quan về PERL coin

PERL coin là gì?

Perlin coin (PERL) là đồng tiền gốc của dự án Perlin. Giá đồng Perlin coin cập nhật ngày 19/05/2022 là 0.01796 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là 2,728,736 USD. Giá đồng PERL đã tăng 2,4% trong 24 giờ qua. Xếp hạng CoinMarketCap hiện tại là #820, với vốn hóa thị trường thực là 8,815,474 USD. Nguồn cung lưu hành là 490,938,908 đồng PERL.

perl-coin
PERL coin

Để mua PERL với tỷ giá hiện tại, bạn có thể lên các sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu như: Binance, BKEX, Hotcoin Global, Gate.io và Bitrue. 

PERL token

Trong mạng lưới, đồng PERL được sử dụng với các mục đích sau:

  • Trả phí giao dịch trên mạng Perlin.
  • Thanh toán khi phát hành hợp đồng thông minh. Khoản phí này thường được trả bởi các nhà phát triển khi họ xây dựng dApps trên nền tảng Perlin.
  • Làm phần thưởng cho hoạt động Staking PERL trong các validator node để xác thực giao dịch.

Ở thời điểm mới ra mắt, PERL thuộc dạng token tiêu chuẩn ERC-20 chạy trên nền tảng Ethereum Blockchain. Lúc đó, token này chỉ có thể được dùng trên Perlin Clarify – một ứng dụng của Perlin.

PERL token được phân bổ như sau:

  • Seed Sale: 20% 
  • Strategic Sale: 19.49% 
  • Private Sale: 8.36% 
  • Public Sale: 8.38%
  • Team phát triển dự án: 15% 
  • Cố vấn của dự án: 9.65% 
  • Quỹ duy trì và phát triển: 19.12% 
phan-bo-perl-token
Phân bổ token PERL

>> Xem thêm: Saber coin là gì? Thông tin mới nhất về dự án Saber

Nhìn chung Perlin là một dự án không có gì quá mới mẻ. Perlin cũng đã ra mắt nhà đầu tư thông qua hình thức IEO trên Binance từ năm 2019. Mô hình hoạt động của Perlin có phần giống với dự án UMA, cho phép người dùng trao đổi các Synthetic token. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã nắm được những thông tin tổng quan nhất về dự án Perlin, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất. 

FAQ

Lưu trữ PERL coin ở đâu an toàn?

PERL là một token tuân theo tiêu chuẩn ERC-20 nên các bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn để lưu trữ token này. Một số loại ví mà bạn có thể lựa chọn như sau:

  • Ví sàn.
  • Các ví thông dụng: Metamask, Mycrypto,Myetherwallet.
  • Ví cứng: Ledger, Trezor,…

Mua bán, trao đổi PERL coin ở đâu?

Cách kiếm và sở hữu PERL coin đơn giản nhất hiện nay chính là mua trực tiếp trên các sàn giao dịch niêm yết token này. Hiện tại, PERL coin đang được giao dịch trên nhiều sàn khác nhau với tổng lượng giao dịch mỗi ngày lên đến khoảng 1 triệu USD. Các sàn hỗ trợ giao dịch đồng coin này bao gồm: Binance, Hotbit, Bilaxy,…