Kiến thức

Lending là gì? Tổng quan về Lending trong lĩnh vực Crypto

Binh

08 Tháng Hai 2022

Lending là gì? Bản chất và tác động của chúng trên thị trường Crypto như thế nào? Hiện nay có những hình thức Lending phổ biến nào? Hãy cùng bePAY khám phá trong bài chia sẻ sau đây. 

Lending là gì?

Lending là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực Crypto và tài chính ngân ngân hàng, mang nghĩa là cho vay. Về cơ bản, đây là hoạt động một người hay tổ chức nào đó sử dụng các tài sản hoặc tiền có giá trị của mình để cho những cá nhân hoặc tổ chức khác vay – các “Borrowers”, với tỷ lệ lãi suất nhất định. Sau một khoảng thời gian cam kết, họ sẽ nhận lại vốn gốc cùng khoản lãi tương ứng như thỏa thuận ban đầu của hai bên.

lending-la-gi

Hoạt động Lending là gì?

Nhìn chung, phía cho vay và đi vay có thể là nhà đầu tư, người dùng phổ thông hoặc thậm chí là sàn giao dịch tiền mã hóa. Không có giới hạn hay quy ước nào bắt buộc các đối tượng này là ai, chỉ cần họ có nhu cầu và đảm bảo khả năng trả nợ. 

Ví dụ: Anh D Lending trên Binance 100 đồng BTC với lãi suất 10% một năm trong 14 ngày. Vậy, sau đúng 14 ngày, tổng lượng coin anh D phải trả cho sàn Binance là:

100 + (100 x 10% x 14/365) = 100.5283 BTC

Trong nội dung bài viết này, chúng ta chủ yếu đề cập tới hoạt động Lending trong Crypto hay Crypto Lending.

Ý nghĩa của Lending là gì?

Nhìn chung, việc “Lending coin” không chỉ đáp ứng các nhu cầu của bên đi vay mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường Crypto, chính xác hơn là giá tiền mã hóa nói chung. Theo cơ chế cho vay, các đồng coin tham gia, ví dụ Bitcoin Lending, ETH Lending,… sẽ bị khóa tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định. Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế sẽ tác động tích cực tới các đồng coin đó.

Chỉ số “Total Valued Lock” hay TVL tăng khiến lượng tiền mã hóa có thể lưu thông trên thị trường giảm trong một khoảng thời gian, ít nhất là tới khi kết thúc quá trình Lending coin. Rõ ràng, cung giảm thì cầu tăng, kéo theo giá của đồng tiền ấy được đẩy lên cao hơn.

Tuy nhiên, điều này chính xác về lý thuyết nhưng không hoàn toàn đúng trên thực tế. Nguyên nhân là bởi lượng tiền mã hóa tham gia Lending trong Crypto quá nhỏ, gần như không đáng kể so với tổng khối lượng của thị trường. 

Tất nhiên, để xác định xu hướng giá khi diễn ra hoạt động cho vay như trên, chúng ta cần phải căn cứ vào từng loại tiền mã hóa. Tổng cung cũng như tương quan giá giữa chúng không giống nhau, kéo theo tác động của Bitcoin Lending khác ETH Lending hay kể cả Lending trên Binance. 

y-nghia-cua-lending

Ý nghĩa của Lending

Ví dụ: Khi Binance thông báo về việc sẽ ra mắt nền tảng cho vay của họ, giá BNB đang ở mức $26.26. Nhưng tới khi chính thức hoạt động dịch vụ, giá BNB đã giảm xuống 3.4%, đạt mức $25.37. Trong đó, tổng lượng coin bị khóa khi Lending là 200,000 BNB, chiếm 0.129% tổng BNB lưu thông toàn thị trường.

Thu hẹp phạm vi, nhiều quan điểm cho rằng, hoạt động cho vay kể trên là một chiêu trò, một game của sàn giao dịch tiền mã hóa sở hữu Giao dịch ký quỹ (Margin). 

Theo đó, các sàn này sẽ nắm giữ một lượng coin lớn, một phần từ các “Lenders” gửi vào. Khi đạt ngưỡng nhất định, họ sẽ “xả coin” bằng cách dùng lượng “Lending coin” đó để bán xuống, làm cho giá giảm mạnh. Sau đó, họ lại dùng tiền để mua vào với giá thấp hơn và kéo giá lên. Tuy đây chỉ là giả thuyết nhưng nhìn vào thực tế, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. 

>> Xem thêm: IEO là gì? Chi tiết về hình thức gọi vốn hiệu quả nhất

Bản chất của Lending

Phải thừa nhận rằng, Crypto Lending thực sự rất giống với hoạt động cho vay của đa số ngân hàng hiện nay. Các đồng tiền mã hóa có thể được dùng làm Lending coin (vay coin) để làm quỹ cho các dịch vụ Margin Trading – một hình thức giao dịch ký quỹ mà trader sẽ vay thêm một phần coin từ sàn giao dịch để làm đòn bẩy cho chính giao dịch của họ. Vậy, nguồn cung tiền mã hóa Lending là gì? 

Trường hợp 1: Các sàn sẽ dùng coin từ quỹ dự trữ của họ. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là khi lượng ký quỹ lớn, “kho dự trữ” cũng cần phải gồng mình gánh đỡ. Nói cách khác, quỹ dự trữ của sàn phải thực sự có quy mô và không phải sàn nào cũng đảm bảo được yêu cầu này.

ban-chat-cua-lending-la-gi

Bản chất của Lending

Trường hợp 2: Các sàn vay coin từ người dùng với lãi suất A% nhất định, rồi dùng coin đó cho vay trong Margin Trading với lãi suất mới thường lớn hơn A%. Như vậy, bài toán lập một quỹ dự trữ “khổng lồ” gần như được giải quyết và quan trọng hơn, sàn giao dịch vẫn có thể thu về một khoản lãi nào đó.

Ở cách thứ hai, cơ chế này thực sự rất giống với việc các ngân hàng cho phép người tiêu dùng gửi tiền và vay tiền như hiện nay. Tuy nhiên, khi áp dụng, các sàn Crypto cần có dịch vụ Margin Trading hoặc hình thức nào đó tương tự. Và khi hiểu được bản chất của Lending là gì, bạn sẽ nhận ra đây là một trong những yếu tố giúp phân biệt hai loại sàn giao dịch tiền mã hóa đang có trên thị trường.

Đối với sàn giao dịch tập trung – CeFi, họ được xem như là bên thứ 3 đứng giữa “Lender” và “Borrower” với vai trò kiểm soát hoạt động cho vay như một hình thức ủy thác. Những cái tên tiêu biểu của nhóm này gồm Nexo, BlockFi, Salt, Celsius,…

Đối với sàn giao dịch phi tập trung – DeFi, họ sẽ loại bỏ hoàn toàn vai trò của các bên thứ ba cũng như hình thức ủy thác tương ứng. Thay vào đó, hoạt động Lending sẽ là thỏa thuận của DeFi với cả hai vị thế – bên cho vay với Borrower và bên đi vay với Lender. Những ví dụ điển hình của nhóm này đó là: Maker, Fulcrum, Constant, Bzx, Compound, Aave, InstaDApp, Dharma, Nuo,…

Đánh giá về hoạt động Lending

Ưu điểm của Lending

Ưu điểm của hoạt động Lending là gì? Đầu tiên, người dùng và nhà đầu tư có thể cho vay lượng tiền mã hóa nhàn rỗi của mình và sau đó nhận thêm lãi, tương tự như việc gửi tiền ở ngân hàng. Mức lãi suất sẽ phụ thuộc vào các yếu tố chính sau: thời gian cho vay, loại coin tham gia cũng như thương hiệu sàn giao dịch. 

uu-diem-cua-lending

Ưu điểm của hoạt động Lending là gì?

Ở chiều ngược lại, cá nhân hoặc nhà đầu tư cần thực hiện một giao dịch tức thì nhưng không sở hữu đủ tiền mã hóa cũng có thể Lending trên Binance, Nexo, BlockFi,… hay bất kỳ một sàn nào thấy phù hợp. Tóm lại, nhà đầu tư có thể đáp ứng các nhu cầu mang tính cá nhân của mình. Còn đối với sàn giao dịch, họ dường như sẽ là bên nhận được nhiều lợi ích nhất. 

Như đã chia sẻ, thông qua Crypto Lending, vòng vốn đều được luân chuyển và mang đến lợi nhuận nhất định. Tất nhiên, điều này không mang tính tuyệt đối nhưng thực sự rất ít trường hợp sàn giao dịch “thua lỗ” khi áp dụng cơ chế này, nhất là các sàn sở hữu dịch vụ Margin Trading.

Nhìn vào tổng thể của thị trường tiền mã hóa, Lending rõ ràng như một công cụ đảm bảo “dòng chảy Crypto” được tuần hoàn và liên tục. Mọi tác động đến vấn đề giá cả, cung cầu dù là nhỏ nhất cũng sẽ là chất kích thích không thể thiếu đối với toàn bộ bức tranh chung.

Nhược điểm của Lending

Bạn có biết nhược điểm của Lending là gì? Nếu không xét đến các vấn đề mang tính đặc thù của toàn thị trường tiền mã hóa như chưa được công nhận ở phần lớn quốc gia, còn đang trong quá trình hoàn thiện,… thì Lending có hai hạn chế sau.

Thứ nhất là việc một số sàn giao dịch có thể sử dụng cơ chế này như một công cụ thao túng giá của các loại Crypto đang được sàn đó hỗ trợ. Một lần nữa, đây chỉ là giả thiết nhưng có khả năng xảy ra. Và nếu thực sự như vậy thì các nhà đầu tư, nhất là những “newbie” sẽ mất đi quyền lợi “cạnh tranh” công bằng, thậm chí là bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản mà không có quy định pháp luật cụ thể nào bảo vệ.

Thứ hai, giá của đồng coin Lending bị giảm quá sâu trong quá trình cho vay và phần lãi suất không bù lại được, khiến “tương lai” phát triển của loại tiền mã hóa đó vô cùng đen tối, thậm chí chẳng thể phục hồi.

nhuoc-diem-cua-lending

Nhược điểm của Lending

Các hình thức Lending phổ biến hiện nay

Hiện nay, Lending trong Crypto được chia làm ba hình thức chính như sau:

Hình thức cho vay ngang hàng (P2P Lending)

P2P Lending là hình thức cho vay trực tiếp giữa bên vay và bên cho vay thông qua Smart Contract (hợp đồng thông minh) mà không cần thông qua bất kỳ một bên thứ ba nào làm trung gian. Theo đó, Smart Contract tự thực hiện và cho phép giao dịch được diễn ra nếu cả hai bên đảm bảo các yêu cầu.

Vì không có sự tham gia của bên thứ ba, ưu điểm lớn nhất của P2P Lending là chi phí và lãi suất trong cả hoạt động cho vay thấp hơn rất nhiều so với hai hình thức còn lại. Ngoài ra, thông tin liên quan tới giao dịch và khách hàng cũng được đảm bảo tính bảo mật cao hơn. Có thể kể đến một số dự án trong mảng P2P Lending như: Compound, Rabbit Finance, Aave, Unit Protocol,…

Hình thức cho vay quá chuẩn (Over-Collateralized Lending)

Over-Collateralized Lending là hình thức cho vay mà tài sản thế chấp nhiều hơn tài sản cho vay. Ưu điểm của “Cho vay quá chuẩn” là người dùng tận dụng được tối đa nguồn vốn của mình. Nhưng đi kèm với lợi nhuận là rủi ro không hề nhỏ khi lệnh “Futures” đi ngược xu hướng của thị trường.

cac-hinh-thuc-lending

Các hình thức Lending phổ biến hiện nay

>> Xem thêm: Nicehash miner – Trợ thủ đắc lực của thợ đào coin

Hình thức cho vay dưới chuẩn (Under-Collateralized Lending)

Under-Collateralized Lending là hình thức cho vay khá trái ngược với Over-Collateralized Lending khi tài sản thế chấp ít hơn tài sản vay nên còn được gọi là Credit hay tín chấp – dùng uy tín của mình để vay dù tài sản thế chấp ít hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, hình thức này chưa phổ biến trong thực tiễn mà thường chỉ được áp dụng trong Whitelist để phục vụ các dự án Lending, ví dụ Cream,…

Ngoài P2P Lending thì hai hình thức còn lại đều sử dụng cơ chế Lending Pool. Theo đó, bên cho vay sẽ chuyển các đồng tiền mã hóa được hỗ trợ vào “Bể chứa thanh khoản” – Lending Pool. Bù lại, họ sẽ nhận được lãi suất sau tương ứng với kết quả cho vay.

Bên đi vay (Borrower) sẽ chuyển đồng tiền mã hóa khác vào Lending Pool để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của mình và nhận coin mà họ muốn vay từ Pool thanh khoản. Tất nhiên, khi kết thúc kỳ hạn, Borrower phải trả cả gốc và lãi tương ứng. 

Lãi suất sẽ được tính tự động dựa trên công thức có sẵn và phụ thuộc vào cung cầu cũng như từng loại tài sản trong Lending Pool.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ Lending là gì cũng như các đặc điểm của hình thức này. Đừng quên theo dõi bePAY để nhận thêm nhiều bài viết hay và thú vị hơn nữa. 

FAQ

Hoạt động Lending lấy tiền từ đâu?

Có hai nguồn tiền chính cho các hoạt động Lending:

  • Một là từ các quỹ dự trữ của sàn giao dịch.
  • Hai là từ việc luân chuyển dòng coin, tương tự như việc các ngân hàng cho phép khách hàng gửi tiền và vay tiền kèm lãi suất.

Hoạt động Lending có những rủi ro tiềm ẩn và cơ hội nào?

Lending vừa tiềm ẩn những rủi ro lại vừa mang đến nhiều cơ hội đầu tư. Rủi ro gồm: giá coin giảm có thể giảm mạnh khiến người cho vay không kịp thu hồi và cắt lỗ; mức độ uy tín của đơn vị triển khai hoạt động. Cơ hội gồm: đầu tư theo giá trị, sử dụng Over-Collateralized Lending để gia tăng tài sản…