Đất ảo trong Metaverse – Những ứng dụng và tiềm năng đầu tư
03 Tháng Tám 2022
Metaverse hay còn được biết tới là vũ trụ ảo, là một không gian kỹ thuật số được tạo nên nhờ các công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường, đem tới trải nghiệm chân thực cho người dùng. Một trong những thành phần quan trọng trong thế giới Metaverse chính là LAND (hay còn gọi là đất ảo). Vậy chính xác đất ảo trong Metaverse là gì? Chúng có giá trị và được ứng dụng trong thực tế như thế nào? Hãy cùng bePAY tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về đất trên Metaverse
Đất ảo trong Metaverse là gì?
Đất ảo hay còn gọi là LAND là tài sản kỹ thuật số dưới dạng NFT trong một dự án Metaverse. Người dùng có thể xây dựng, khám phá, mua bán hoặc sử dụng đất ảo cho nhiều mục đích khác nhau như chơi game, làm việc, giao lưu, quảng cáo,… Mỗi khu đất sẽ có các thông tin chính bao gồm: chủ sở hữu, tọa độ và mô tả khu đất.
Những dự án đất ảo NFT nổi tiếng nhất hiện nay gồm có: The Sandbox, Decentraland, Cryptovoxels, Somnium và Axie Infinity.
Thông thường, mỗi dự án Metaverse sẽ có một bản đồ để chia nhỏ các khu đất và bán chúng trong một hoặc nhiều đợt chào bán đất. Việc mua bán đất ảo sẽ được thực hiện trên marketplace của chính dự án hoặc trên các nền tảng giao dịch như Opensea. Người dùng sẽ cần tới tiền mã hóa để có thể mua đất trên Metaverse.
Đất ảo trên Metaverse
>> Xem thêm: Metaverse là gì? Top 12 Metaverse games hot nhất (2022)
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đất ảo
Đất ảo sẽ được định giá tương tự như các tài sản NFT khác và giá trị của chúng sẽ chịu tác động từ 4 yếu tố:
- Vị trí
- Kích thước
- Độ khan hiếm
- Mức độ phổ biến
Vị trí
Đây có lẽ là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng nhiều nhất tới giá trị của đất ảo trong Metaverse. Những khu đất gần các địa điểm nổi tiếng, phổ biến, có nhiều người ghé tới thường sẽ có giá trị cao hơn.
Lấy ví dụ trong Decentraland, những ô màu xanh lá cây trong hình là các quảng trường. Khu vực này thường có nhiều người chơi ghé tới tham quan. Do đó, những mảnh đất ở gần quảng trường có thể đắt hơn so với các mảnh đất nằm ở viền của bản đồ.
Hay bạn có thể thấy những khu đất rất rộng có màu xanh lam. Đây là các quận do tư nhân sở hữu. Bên trong những khu đất này thường cung cấp cho người dùng các trải nghiệm phong phú, thu hút nhiều người chơi ghé tới. Vì thế, đất ảo tại những khu vực xung quanh các quận này có thể có giá trị cao hơn.
Bản đồ Decentraland
Tóm lại, các khu đất gần địa điểm nổi tiếng, khu vực tập trung đông người thường sẽ có giá trị cao hơn.
Kích thước
Những khu đất có kích thước lớn sẽ có giá trị cao hơn so với những khu đất nhỏ. Tiếp tục lấy ví dụ trong Decentraland, ở đây bạn sẽ thấy có những mảnh đất riêng lẻ (1 ô vuông nhỏ). Bên cạnh đó, sẽ có những lô đất bao gồm 2 hoặc nhiều ô đất riêng lẻ hợp thành.
Một lô đất kích thước lớn sẽ có nhiều lợi ích hơn vì sẽ có nhiều chỗ để xây dựng các công trình bên trong đó, giúp tạo ra nhiều trải nghiệm cho người dùng. Nhờ đó, mức độ tương tác bên trong khu đất cũng tăng lên. Và đây chính là lý do khiến giá trị của khu đất có xu hướng cao hơn.
Yếu tố kích thước ảnh hưởng tới giá trị của một mảnh đất ảo
Độ khan hiếm
Giống như những NFT khác, đất ảo cũng mang đặc điểm độc nhất và khan hiếm. Độ khan hiếm của đất trong Metaverse thể hiện ở việc số lượng các mảnh đất sẽ bị giới hạn. Ví dụ: Trong Decentraland chỉ có 90.601 lô đất, hay trong Sandbox chỉ có 166.464 lô đất
Mức độ phổ biến
Và yếu tố cuối cùng là mức độ phổ biến của dự án Metaverse. Nếu dự án càng nổi tiếng, càng được nhiều người dùng biết tới và tham gia thì giá trị của các mảnh đất ảo trong dự án sẽ càng có xu hướng tăng cao.
Có thể thấy những nền tảng Metaverse nổi tiếng như Decentraland hay Sandbox đã từng ghi nhận giá trị của nhiều mảnh đất ảo lên tới hàng triệu USD, ví dụ:
- Metaverse Group, công ty con của Tokens.com đã mua một mảnh đất trong Decentraland với giá 618.000 tiền số MANA, tương đương 2,43 triệu USD.
- Hay Republic Realm đã chi 4,3 triệu USD để mua một mảnh đất từ Atari SA trên Sandbox.
Metaverse Group chi 2,43 triệu USD mua đất ảo trong Decentraland
Cũng cần nói thêm, hai yếu tố độ khan hiếm và mức độ phổ biến có mối tương quan với nhau. Bởi số lượng mảnh đất trong một dự án Metaverse là hữu hạn. Và khi mức độ phổ biến của dự án đó ngày càng lớn thì nhu cầu đối với những mảnh đất này sẽ tăng theo, khiến giá trị của mảnh đất có xu hướng tăng cao hơn.
Quyền sở hữu đất trong Metaverse
Về quyền sở hữu đất trong Metaverse. Vì mỗi mảnh đất sẽ là một NFT, do đó quyền sở hữu đất ảo cũng giống quyền sở hữu các NFT khác. Đồng nghĩa, ai là người nắm giữ đất ảo sẽ có quyền sở hữu đối với tài sản này.
Bên cạnh đó, khi giao dịch đất ảo, mọi thông tin liên quan sẽ được ghi lại trên chuỗi, đảm bảo tính minh bạch và quyền sở hữu rõ ràng cho người dùng.
Quyền sở hữu đất ảo trong Metaverse
Ứng dụng của đất ảo trong Metaverse
Như đã đề cập ở trên, đất ảo trong Metaverse có thể được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau như: chơi game, giao lưu, làm việc,…
Và khi xu hướng Metaverse đang ngày càng bùng nổ, tiếp cận tới lượng người dùng khổng lồ trên toàn cầu thì những khu đất ảo này ngày càng phát huy được giá trị của mình. Chúng được ứng dụng nhiều hơn vào thực tế, nổi bật là hai ứng dụng: Marketing và bất động sản.
Ứng dụng trong Marketing
Theo nghiên cứu của Bloomberg Intelligence, rất nhiều thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực khác nhau đang mạo hiểm tham gia vào thị trường đầy cơ hội trị giá 800 triệu đô la này. Có thể kể đến những cái tên nổi bật như: Meta, Nike, Gucci, Coca-Cola, Samsung,…
Phần lớn đối tượng khách hàng mục tiêu họ hướng tới là những người trẻ bởi đây là đối tượng sử dụng và tham gia vào Metaverse nhiều nhất.
Theo một thống kê của NewZoo vào tháng 3/2022, tỷ lệ những người chơi trò chơi Metaverse cao nhất rơi vào độ tuổi 10 – 20 tuổi (chiếm 38%), tiếp đó là độ tuổi 21 – 35 tuổi (chiếm 36%), độ tuổi 36 – 50 tuổi chiếm 22% và trên 51 tuổi chỉ là 4%.
Người trẻ có xu hướng tham gia Metaverse nhiều nhất
Với không gian vũ trụ ảo Metaverse, các thương hiệu có thể mua đất và triển khai những hoạt động Marketing như: mở triển lãm, bảo tàng; tổ chức concert, show diễn thời trang; hay xây biển quảng cáo,…
Trên thực tế, nhiều thương hiệu lớn, người nổi tiếng đã thực hiện những hoạt động này, ví dụ như:
- Gucci đã mở một cửa hàng Metaverse bán đồ NFT “Supergucci” trên Sandbox.
- Rapper hàng đầu thế giới – Snoop Dogg cũng mua một mảnh đất trên Sandbox và xây dựng thế giới ảo cho riêng mình. Đây là nơi người hâm mộ có thể thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật, giao lưu và tham gia concert của nam rapper trên không gian ảo.
- Vào tháng 10/2021, Sotheby’s đã mở cuộc đấu giá NFT đầu tiên trong vũ trụ Metaverse tại Decentraland. Sự kiện này lập tức nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người yêu nghệ thuật, nhà đầu tư Crypto, thậm chí còn khiến giá đồng MANA tăng 20%.
- Hay vào tháng 3/2022, Decentraland đã tổ chức tuần lễ thời trang Metaverse và thu hút nhiều thương hiệu thời trang cao cấp tham gia như: Elie Saab, Dolce & Gabbana,…
Tuần lễ thời trang Metaverse trên Decentraland
Metaverse Marketing hứa hẹn là một xu hướng mới, mở ra cơ hội giúp các thương hiệu thỏa thức sáng tạo, cũng như dễ dàng tiếp cận tới lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ trên toàn thế giới mà không bị giới hạn về thời gian và không gian địa lý.
>> Trải nghiệm thế giới của The Sandbox với Snoop Dogg’s Metaverse
Ứng dụng trong bất động sản
Trong lĩnh vực bất động sản, những khu đất ảo trong Metaverse mang lại giá trị rất lớn về mặt thương mại dịch vụ, ví dụ:
Các nhà môi giới nhà đất có thể tạo không gian nhà ảo để khách hàng tham quan nhà mẫu ngay trên Metaverse. Họ sẽ dễ dàng hình dung thiết kế, kích thước, đồ đạc trong nhà. Việc này vừa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo được trải nghiệm chân thực cho khách hàng, đồng thời thúc đẩy quá trình ra quyết định của khách nhanh hơn.
Hay các thương hiệu bán lẻ có thể xây dựng cửa hàng trên Metaverse với tính năng dùng thử sản phẩm ở chế độ 3D. Ví dụ trước khi đặt mua online một đôi giày trong thế giới thật, khách hàng có thể ghé cửa hàng để kiểm tra xem mình có hợp mẫu giày đó không, đi vừa size bao nhiêu. Như vậy, khách hàng sẽ có những trải nghiệm giống với ngoài đời thực, giúp họ có thể đánh giá sản phẩm kỹ hơn trước khi quyết định mua hàng.
Ứng dụng của đất ảo trong lĩnh vực bất động sản
Có nên mua đất trên Metaverse không?
Vậy câu hỏi đặt ra là có nên mua đất trên Metaverse không? Với những thông tin từ đầu bài viết, chúng ta có thể thấy việc đầu tư vào đất ảo trên Metaverse có thể đem lại một số lợi ích cho nhà đầu tư như:
- Có thể tự tạo ra một thế giới ảo của riêng mình và các tài sản kỹ thuật số giá trị ngay trên khu đất đó.
- Mua bán đất ảo để kiếm lời.
- Nếu làm kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể xây dựng cửa hàng, làm Marketing cho thương hiệu của mình trên khu đất.
- Kiếm tiền thụ động thông qua việc: cho thuê đất, cho đặt biển quảng cáo.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng vũ trụ ảo vẫn đang trên đà phát triển và còn tồn tại một số rủi ro như: mất giá, thị trường biến động mạnh, nhiều dự án ít tiềm năng, hay việc giao dịch tài sản ảo trong Metaverse chưa được pháp luật công nhận.
Do đó, việc ra quyết định có mua đất trên Metaverse hay không sẽ phụ thuộc vào mục đích và đánh giá của mỗi nhà đầu tư. Nhìn chung, để đầu tư vào đất ảo bạn sẽ cần nghiên cứu kỹ lưỡng, nắm bắt được thời cơ giao dịch, đồng thời dự đoán được tiềm năng của thị trường trong tương lai.
Đầu tư vào đất ảo trong Metaverse
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi mua đất ảo trên Metaverse:
- Lựa chọn các dự án Metaverse uy tín để mua đất
- Tùy vào mục đích của mình mà bạn hãy quyết định mua hoặc thuê đất ảo.
- Hãy mua đất ảo từ các nguồn uy tín, an toàn, đó có thể là Marketplace của dự án hoặc những nền tảng giao dịch NFT nổi tiếng.
>> Tìm hiểu ngay Metaverse: Thị trường 1500 tỷ USD là thật hay ảo mộng?
Trên đây là tổng hợp từ A-Z những thông tin cần biết về đất ảo trong Metaverse. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về loại tài sản kỹ thuật số này, nắm rõ những giá trị và ứng dụng của đất ảo, từ đó có thêm thông tin hữu ích cho quá trình đầu tư của mình.
FAQ
Đất trên Metaverse có giá bao nhiêu?
Theo một báo cáo từ Republic Realm, chuyên theo dõi các dự án liên quan đến Metaverse, giá trung bình cho một lô đất ảo trong một số nền tảng Metaverse nổi bật như Sandbox, Decentraland,… đã tăng gấp đôi lên 12.000 đô la trong khoảng thời gian sáu tháng vào năm ngoái.
Tại sao đất trên Metaverse lại có giá trị?
Đất ảo trên Metaverse được thể hiện dưới dạng NFT Non-fungible token (tài sản không thể thay thế). Mỗi NFT là một mã thông báo duy nhất, có giá trị thực trên Chuỗi khối. Chính tính độc nhất, khan hiếm đó khiến giá trị của đất ảo tăng lên và được tích lũy theo thời gian.
Bên cạnh đó, chủ sở hữu đất ảo còn có thể tạo ra lợi nhuận từ loại tài sản này bằng cách mua bán, cho thuê, cho đặt biển quảng cáo,… Đây cũng là lý do khiến đất ảo càng có giá trị hơn.
WebMoney là gì? Hướng dẫn cách sử dụng WebMoney đầy đủ nhất
24 Tháng Tám 2022Ví lạnh là gì? Top 3 ví lạnh tốt nhất để lưu trữ tiền ảo
29 Tháng Mười Hai 2021ETM là gì? Toàn tập về đồng ETM (2022)
23 Tháng Bảy 2022FUD coin là gì? Tổng hợp những điều bạn cần biết về FUD coin (2023)
23 Tháng Tư 2023Cosmos là gì? Tất tần tật thông tin về dự án Cosmos
17 Tháng Một 2022Tổng hợp thông tin mới nhất về Enjin Coin 2022
30 Tháng Năm 2022ERC20 là gì? Hướng dẫn cách tạo ví ERC20 đơn giản, nhanh chóng nhất
02 Tháng Ba 2022Đánh giá chi tiết về PEOPLE token và ConstitutionDAO (2022)
16 Tháng Tám 2022Tổng hợp thông tin về Egretia ICO và EGT nhà đầu tư cần biết
01 Tháng Tư 2022Polkadot là gì? Chi tiết về nền tảng multi-chain hàng đầu hiện nay
02 Tháng Sáu 2022