Kiến thức

Công nghệ Blockchain 4.0 là gì? Ứng dụng Blockchain 4.0 trong thực tế

3503644
bePAY

11 Tháng Mười Hai 2021

Công nghệ Blockchain ra đời với những tính năng mạnh mẽ đã giúp ích rất nhiều cho các hoạt động trong xã hội như mua bán tiền điện tử hay bảo mật thông tin trong doanh nghiệp. Kể từ khi ra mắt, công nghệ này đã không ngừng phát triển với nhiều phiên bản từ 1.0 tới 3.0. Đặc biệt, Blockchain 4.0 hứa hẹn mang tới những bất ngờ mới trong hành trình phát triển ngành công nghiệp chuỗi khối này. Vậy Công nghệ Blockchain 4.0 là gì? Mối quan hệ Blockchain 4.0 với Bitcoin và ứng dụng trong thực tiễn cụ thể như thế nào? Cùng bePAY tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Công nghệ Blockchain 4.0 là gì?

Công nghệ Blockchain là một sổ cái phân tán, phi tập trung ghi lại nguồn gốc của một tài sản kỹ thuật số nào đó. Blockchain đôi khi được gọi là Công nghệ sổ cái phân tán (DLT). Blockchain được thiết kế để mọi lịch sử dữ liệu của tài sản kỹ thuật số không thể sửa đổi được. Đây chính là yếu tố đảm bảo an toàn cho các ngành như thanh toán, an ninh mạng và chăm sóc sức khỏe. 

ong-nghe-blockchain-4-0-la-gi

Blockchain được gọi là Sổ cái phân tán

Lấy Google Doc làm ví dụ đơn giản để bạn có thể hiểu hơn về công nghệ Blockchain. Khi bạn tạo một tài liệu và chia sẻ tài liệu đó với một nhóm người, chúng sẽ được phân phối thay vì sao chép hoặc chuyển giao. Khi đó bạn đã tạo ra một chuỗi phân phối phi tập trung cho phép tất cả mọi người đều có quyền truy cập vào tài liệu cùng một lúc. Không ai phải chờ đợi khi có sự thay đổi nội dung từ bên khác. Hơn nữa tất cả các sửa đổi đối với tài liệu đều được ghi lại theo thời gian thực, làm cho các thay đổi này hoàn toàn minh bạch. 

Nói tóm lại, Blockchain là một cơ sở dữ liệu lưu trữ các khối dữ liệu được mã hóa. Sau đó, chúng xâu chuỗi chúng lại với nhau để tạo thành một nguồn duy nhất theo thứ tự thời gian. Blockchain có các tính chất sau:

  • Nội dung kỹ thuật số được phân phối chứ không phải chuyển giao hay sao chép.
  • Nội dung được phân cấp, cho phép tất cả mọi người đều có thể truy cập theo thời gian thực và minh bạch.
  • Một sổ cái minh bạch về các thay đổi của tài liệu, tạo sự tin tưởng vào tài sản.

Có thể nói các biện pháp bảo mật cực an toàn và sổ cái công khai đã khiến Blockchain trở thành công nghệ hàng đầu trong hầu hết mọi lĩnh vực hiện nay.

Cách Blockchain 4.0 vận hành

Blockchain 4.0 là một công nghệ đặc biệt hứa hẹn và mang tính cách mạng. Bởi phiên bản này giúp giảm thiểu nhiều rủi ro, ngăn chặn sự gian lận và mang lại sự minh bạch cho người dùng. Đặc biệt Blockchain 4.0 có thể mở rộng cho vô số mục đích sử dụng. Về cơ bản, Blockchain sẽ được vận hành nhờ 3 yếu t: Blocks, Nodes và Miners. Hãy cùng bePAY tìm hiểu kỹ hơn về 3 yếu tố này sau đây.

cach-blockchain-4-0-van-hanh

Cách Blockchain 4.0 vận hành

Khối (Blocks)

Mọi chuỗi Blockchain đều bao gồm nhiều khối và mỗi khối có ba phần tử cơ bản:

  • Dữ liệu trong khối.
  • Nonce – một số nguyên 32 bit. Nonce được tạo ngẫu nhiên khi một khối được hình thành, sau đó tạo ra băm tiêu đề khối.
  • Hàm băm là một số 256-bit được thêm vào từ mã. Nó phải bắt đầu với một số lượng lớn các số 0 (tức là giá trị sẽ cực kỳ nhỏ).

Khi khối đầu tiên của một chuỗi được tạo ra, một nonce sẽ hình thành nên hàm băm mật mã. Lúc này, dữ liệu trong khối được coi là đã ký và mãi mãi gắn liền với nonce và hash trừ khi nó được khai thác.

Miners (Thợ mỏ)

Thợ mỏ (hay còn gọi là người khai thác) sẽ tạo ra các khối mới trên chuỗi thông qua một quá trình được gọi là khai thác. Trong một chuỗi, mỗi khối (block) đều có hàm băm riêng biệt. Tuy nhiên, chúng vẫn tham chiếu đến hàm băm của khối trước đó ở trong chuỗi. Vì vậy, việc khai thác một khối không hề dễ dàng, đặc biệt là khai thác trên các chuỗi lớn.

miners

Miners

Thợ mỏ – hay còn gọi là người khai thác sẽ sử dụng phần mềm đặc biệt để giải quyết vấn đề toán học vô cùng phức tạp về việc tìm ra một nonce tạo ra một hàm băm được chấp thuận. Bởi nonce chỉ có 32 bit và băm là 256 bit, nên cần khai thác khoảng bốn tỷ tổ hợp nonce-băm mới có thể tìm ra nonce đúng hay còn gọi là “nonce vàng”. Sau đó khối sẽ được thêm vào chuỗi. Khi một khối được khai thác thành công, sự thay đổi được chấp nhận và người khai thác sẽ có thưởng về mặt tài chính.

Nodes (Nút)

Một trong những khái niệm quan trọng nhất trong Blockchain 4.0 là phân quyền. Không một chiếc siêu máy tính hay tổ chức nào có thể sở hữu chuỗi. Thay vào đó, đây là một sổ cái phân tán thông qua các nodes (nút) được kết nối với chuỗi (chain). Các nút có thể là bất kỳ loại thiết bị điện tử nào duy trì những bản sao của chuỗi khối và giữ cho mạng hoạt động.

Mỗi nút đều có bản sao Blockchain của riêng và mạng phải phê duyệt theo một thuật toán nào đó. Vì Blockchains có tính minh bạch nên mọi hành động trong sổ cái đều được kiểm tra dễ dàng. Mỗi người tham gia Blockchain sẽ được cấp một mã số nhận dạng duy nhất (gồm cả chữ và số) để hiển thị các giao dịch của họ.

>> Xem thêm: Blockchain là gì? Bách khoa toàn thư về công nghệ Blockchain

Ứng dụng của công nghệ Blockchain 4.0

Blockchain 4.0 được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của cuộc sống, có thể kể đến như nông nghiệp, vận tải và logistics, truyền thông và viễn thông, tài chính ngân hàng hay thương mại điện tử. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể xây dựng, cài đặt, vận hành công nghệ Blockchain và ứng dụng phân tán (Decentralized Application) cho các hoạt động của họ. 

ng-dung-cong-nghe-blockchain-4-0

Công nghệ Blockchain và ứng dụng trong doanh nghiệp

Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào ứng dụng của Blockchain 4.0 trong doanh nghiệp: 

  • Blockchain 4.0 cho phép doanh nghiệp phát triển các ứng dụng phân quyền, giới hạn dữ liệu công khai nhưng vẫn đảm bảo yếu tố bảo mật và khả năng lưu trữ tự động khi thực hiện giao dịch hoặc thanh toán trong ứng dụng.
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng Blockchain 4.0 để tạo ra hợp đồng thông minh – Smart contract giúp tự động hóa việc thực hiện điều khoản hay thỏa thuận giữa các bên với nhau.
  • Với Blockchain 4.0, doanh nghiệp có thể thực hiện gần như toàn bộ công việc của mình một cách tự động trên duy nhất một ứng dụng, tốc độ xử lý cực nhanh với các cơ chế mã hóa phân tán cực bảo mật.

Mối quan hệ giữa công nghệ Blockchain và Bitcoin

Tiền điện tử là một ứng dụng nổi tiếng nhất của Blockchain. Tiền điện tử là tiền tệ kỹ thuật số (hoặc token), như Bitcoin, Ethereum hoặc Litecoin, có thể được dùng để mua bán hàng hóa và dịch vụ. Không giống như tiền mặt, tiền điện tử sử dụng Blockchain để hoạt động như một sổ cái công khai và một hệ thống bảo mật mật mã nâng cao. Vì vậy, mọi giao dịch trực tuyến luôn được ghi lại và bảo mật.

cong-nghe-blockchain-va-bitcoin

Mối quan hệ giữa công nghệ Blockchain và Bitcoin

Cho đến nay đã có khoảng 6.700 đồng tiền điện tử trên thế giới với tổng vốn hóa thị trường khoảng 1.6 nghìn tỷ đô la, trong đó Bitcoin chiếm phần lớn giá trị. Những mã token này đã trở nên cực kỳ phổ biến trong vài năm qua. Vậy mối quan hệ giữa công nghệ Blockchain và Bitcoin nói riêng cũng như tiền điện tử nói chung như thế nào? Dưới đây là một số mối liên hệ giữa chúng:

  • Tính bảo mật của Blockchain khiến hành vi trộm cắp trở nên khó khăn hơn nhiều. Lý do là bởi mỗi loại tiền điện tử đều có số nhận dạng riêng và được gắn với một chủ sở hữu.
  • Tiền điện tử làm giảm nhu cầu về tiền tệ cá nhân hóa và ngân hàng trung ương. Với blockchain, tiền điện tử có thể được gửi đến bất kỳ đâu và bất kỳ ai trên thế giới mà không cần có sự can thiệp từ các ngân hàng trung ương.
  • Ngày càng có nhiều tập đoàn lớn đưa ra ý tưởng về một loại tiền kỹ thuật số dựa trên Blockchain để thanh toán. Vào tháng 2 năm 2021, Tesla đã thông báo rằng họ sẽ đầu tư 1,5 tỷ đô la vào Bitcoin và coi đây như một loại tiền tệ có thể dùng để mua bán các sản phẩm ô tô của hãng này.

>> Xem thêm: Blockchain 3.0 là gì? Những ưu điểm vượt trội của Blockchain 3.0 

Có thể nói Blockchain 4.0 Coins đã và đang trở nên rất hot trên thị trường. Các chuyên gia khẳng định rằng chúng có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai.

Trên đây bePAY đã cùng bạn tìm hiểu về định nghĩa, cách vận hành và ứng dụng của Blockchain. Trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số, Blockchain được dự đoán sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Do đó, việc trang bị kiến thức về Blockchain 4.0 Coins là việc làm cần thiết nhất lúc này.

FAQ

Cuốn sách nào về Blockchain nên đọc?

Công Nghệ Blockchain là chủ đề được rất nhiều người quan tâm trên toàn cầu hiện nay.  Blockchain 4.0 cùng với Bitcoin và tiền ảo đã trở thành đề tài bàn luận trên rất nhiều mặt báo và diễn đàn cũng như các trang mạng xã hội. Nếu bạn cũng là một trong những người muốn tìm hiểu về Blockchain thì bạn có thể tham khảo cuốn sách Công Nghệ Blockchain PDF. Bạn có thể tải sách Công Nghệ Blockchain PDF tại đây.

Blockchain ra đời từ khi nào?

Mặc dù Blockchain là một công nghệ mới nhưng đã có một giai đoạn lịch sử phong phú và thú vị. Vào năm 2008, sau khi Satoshi Nakamoto – một bút danh của một người hoặc một nhóm người nào đó đã xuất bản cuốn “Bitcoin: Hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng”, nhiều người đã bắt đầu tiếp cận tới Bitcoin. Năm 2009, vụ giao dịch Bitcoin (BTC) đầu tiên đã thành công giữa nhà khoa học Hal Finney và Satoshi Nakamoto bí ẩn nói trên. 

Cho tới tận năm 2012, Blockchain và tiền điện tử được đề cập trong các chương trình truyền hình nổi tiếng như The Good Wife. Sự kiện này đã đưa Blockchain đến gần hơn với công chúng trên toàn thế giới. Tạp chí Bitcoin do nhà phát triển Bitcoin đầu tiên mang tên Vitalik Buterin đã được ra mắt từ đó.