Hội chứng FOMO là gì? Làm thế nào để chế ngự FOMO?
13 Tháng Một 2022
Có thể bạn đã nghe ở đâu đó hội chứng FOMO trong cuộc sống cũng như trong đầu tư chứng khoán hay tiền điện tử. Thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được chính xác FOMO là gì và cách khắc chế FOMO để có thể đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng bePAY tìm hiểu chi tiết về hội chứng đặc biệt này.
FOMO là gì?
FOMO (Fear Of Missing Out) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả cảm giác của một người khi họ bỏ lỡ điều gì đó khi đứng ngoài đám đông. Thông tin này có thể là bất cứ thứ gì như cơ hội đầu tư hay cơ hội mua sắm giảm giá,… Đây là lý do tại sao FOMO là một thuật ngữ có thể được sử dụng trong các khía cạnh khác của cuộc sống, không chỉ riêng tiền điện tử.
Giả sử rằng một ban nhạc nổi tiếng sắp đến thành phố của bạn. Bạn không thường xuyên nghe loại nhạc đó, nhưng tất cả bạn bè của bạn đều đi – và đây là yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định. Bởi vì bạn bè của bạn sẽ tham dự, hiệu ứng FOMO lúc này sẽ ảnh hưởng đến bạn.
Bạn không muốn bỏ lỡ khoảng thời gian vui vẻ với bạn bè của mình tại buổi hòa nhạc. Mặc dù ngay từ đầu bạn đã không muốn đi, nhưng bây giờ bạn muốn đi, để không bỏ lỡ niềm vui đó.
Đây là một ví dụ thực tế về FOMO và cách nó ảnh hưởng đến quyết định của bạn như thế nào. Rõ ràng là FOMO có thể được áp dụng ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Có thể bạn đang đưa ra các quyết định về FOMO hàng ngày, bạn chỉ không biết về điều đó.
>> Xem thêm: Cách phân tích kỹ thuật giao dịch coin cho người mới (2022)
FOMO trong Forex là gì?
Vậy FOMO trong Forex là gì? FOMO trong Forex là sợ bản thân bỏ lỡ một cơ hội vào lệnh hay sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền nào đó. Vì sợ bỏ lỡ nên bạn sẽ vội vàng vào lệnh mà không xem xét cân nhắc kỹ lưỡng và phá bỏ mọi kế hoạch giao dịch mà mình đã lập nên trước đó. Kết quả là vừa vào lệnh xong thì thị trường quay đầu.
Có thể bạn sẽ nhìn thấy thị trường đang tăng mạnh, bạn bắt đầu sợ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh ngon ăn nên sẽ bám theo để vào lệnh theo số đông. Khi bạn vừa vào lệnh xong thị trường lại có động thái tụt giảm mạnh. Đến đây bạn sợ bỏ lỡ cơ hội tăng giá sau giảm nên tiếp tục giữ lệnh giao dịch. Và kết quả là bạn đã khiến tài khoản của mình bị cháy sạch.
FOMO trong coin là gì?
Con người thường sợ bỏ qua các sự kiện, trải nghiệm và hay quyết định có thể đem về nguồn lợi nào đó cho họ. Thuật ngữ này ngày càng trở nên phổ biến trong vài năm qua, chủ yếu là trong giao dịch tiền điện tử và những tiến bộ trong công nghệ. Flori Marquez – người đồng sáng lập Blockfi từng nói rằng FOMO sẽ là động lực đầu tư chính cho tiền điện tử vào năm 2022.
FOMO trong coin cũng giống như FOMO trong chứng khoán hay Forex. Ví dụ: bạn thấy rất nhiều người mua một loại coin không có trong danh mục đầu tư ban đầu của bạn. Loại coin đó liên tục tăng giá và bạn cảm thấy nếu không mua coin này, bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội kiếm tiền cực lớn.
Tới đây chắc hẳn bạn đã hiểu FOMO là gì. Hãy đọc tiếp để xem nó ảnh hưởng như thế nào đến tiền điện tử và tại sao việc nhận ra hội chứng này có thể giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn trong tương lai.
Ví dụ về FOMO trong Crypto
Nhiều chuyên gia cho rằng năm 2021 là một năm mà thị trường Crypto được thúc đẩy bởi FOMO và nhờ đó, giá của nhiều đồng tiền đã có sự biến động khủng mà không có bất kỳ lý do chính đáng nào.
Ví dụ về Bitcoin
FOMO luôn luôn hiện diện trong lĩnh vực tiền điện tử. Hội chứng này không chỉ áp dụng cho những đồng coin nhỏ. Lấy ví dụ FOMO đã gây ảnh hưởng nhiều đến việc tăng giá của Bitcoin cũng như đối với bất kỳ loại tiền điện tử nào khác ngoài thị trường.
Bitcoin thường được kết nối mạnh mẽ với tất cả các đồng tiền có vốn hóa nhỏ hơn khác, được gọi là altcoin (đồng tiền thay thế). Các altcoin thường theo sau Bitcoin về chuyển động giá. Khi giá Bitcoin tăng lên, altcoin cũng theo đó tăng lên (nhưng không phải lúc nào cũng vậy). Khi giá Bitcoin giảm xuống, các altcoin cũng giảm theo.
Lý do đằng sau điều này là FOMO. Giả sử bạn là một nhà đầu tư sở hữu các altcoin. Bạn đang thoải mái trong việc đầu tư của mình nhưng đột nhiên vì một lý do nào đó, bạn thấy giá trị Bitcoin tăng lên nhanh chóng. Bạn biết rằng Bitcoin là một ông lớn khi nói đến tiền điện tử và bạn sẽ làm gì? Bạn bán số coin của mình và chuyển sang đầu tư Bitcoin trước khi nó tăng giá hơn nữa.
Về cơ bản, bạn sợ bỏ lỡ các cơ hội. Bạn thấy giá trị của Bitcoin ngày càng tăng và sợ rằng nó sẽ còn tăng nữa, cũng như có thể bỏ lỡ một cơ hội kiếm tiền ngon lành. Hàng triệu người khác cũng nghĩ như bạn và cứ thế hiệu ứng FOMO toàn cầu diễn ra.
Ví dụ về DOGE coin
FOMO cũng áp dụng cho các loại tiền điện tử khác không chỉ Bitcoin. Một ví dụ khác về FOMO trong tiền điện tử là ví dụ về Doge – một loại meme coin – từ khi ra mắt đã tăng giá trị lên gấp chục nghìn lần một cách chóng mặt.
Mọi người đã đổ xô mua Dogecoin – điều này càng làm cho giá trị của Doge tăng lên nhiều hơn nữa. Các chuyên gia cho rằng về cơ bản đó là một meme coin không có giá trị thực. Và hội chứng FOMO đang diễn ra, nhưng dường như không ai quan tâm. Giá trị tăng lên và cuối cùng, bong bóng vỡ, điều này hầu như luôn xảy ra khi có FOMO.
Do đó, điều quan trọng là phải nhận biết khi nào FOMO đang gây thiệt hại và khi nào FOMO có thể mang lại lợi ích. Bạn cần nhận ra các tình huống đó để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và không hành động chỉ dựa trên FOMO.
Làm thế nào để đưa ra quyết định đầu tư tốt nhờ FOMO?
FOMO là một hiệu ứng mà bạn có thể sử dụng để làm lợi thế cho mình và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Nhiều người rơi vào bẫy của FOMO khi họ mới bắt đầu tham gia giao dịch. Nhiều lúc bạn sẽ thấy một đồng coin nào đó đang được bơm vào và bạn sẽ ném ngay vài trăm đô la mua nó. Sau đó, bạn nhận ra đó là đỉnh và đồng tiền này mất 50% giá trị trong vài ngày.
Nhận biết FOMO có thể giúp bạn tránh được trường hợp trên. Nếu bạn thấy cộng đồng đang bơm một đồng tiền nào đó mà không có lý do chính đáng (không có tin tức mới về dự án, quan hệ đối tác mới,…), thì hiệu ứng FOMO có khả năng xảy ra. Bạn nên kỳ vọng rằng giá của đồng coin đó sẽ giảm trong một khung thời gian ngắn.
Bạn sẽ có 2 lựa chọn trong trường hợp này. Đầu tiên, nếu bạn biết nhận ra FOMO và thực hiện nó đủ sớm. Bạn có thể đầu tư và kỳ vọng rằng khoản đầu tư của bạn sẽ tăng giá trị trong một vài ngày tới. Khi hiệu ứng FOMO giảm xuống, đó là lúc bạn cần thoát ra.
Trường hợp khác là khi bạn nhận ra hiệu ứng FOMO quá muộn. Điều tốt nhất cần làm lúc này là đợi cho đến khi quá trình bơm tiền kết thúc và có thể cân nhắc mua vào nếu bạn muốn khi bong bóng nổ – giá của đồng xu lúc này sẽ giảm.
>> Xem thêm: Liquidity pool là gì? Những điều cần biết về Liquidity pool
Trên đây bePAY đã giải thích cho bạn FOMO là gì và cách điều tiết FOMO hiệu quả để đưa tới những quyết định đầu tư sáng suốt. FOMO hiện diện trong lĩnh vực tiền điện tử mỗi ngày và bạn nên nắm bắt cơ hội ngay khi có thể.
FAQ
FUD là gì?
“FUD là gì?” cũng là một câu hỏi thường gặp trong cộng đồng những người mới bước chân vào thị trường tiền ảo. FUD là 3 chữ cái đầu của 3 cụm từ Fear – Uncertainty – Doubt, được hiểu với nghĩa của từng từ là Sợ hãi – Không chắc chắn – Nghi ngờ.
FUD cũng có thể được hiểu là một chiến thuật mà người khác tung những thông tin giả gây hoang mang cho thị trường. Đó là những thông tin chưa được xác thực, không chính thống nhằm gây ảnh hưởng đến nhận thức của mọi người, tạo ra những luồng thông tin sai lệch.
Làm thế nào để hạn chế được FOMO?
Trở nên am hiểu về giao dịch tiền điện tử và hiểu thuật ngữ là chìa khóa giúp bạn trở thành một trader thành công. FOMO lúc này không thể làm bạn lung lay, thay đổi kế hoạch cũng như chiến lược đầu tư của mình. FOMO có vẻ không phải là một vấn đề lớn khi bạn nghĩ rằng việc học các chiến lược quan trọng hơn.
Tuy nhiên, thị trường tiền điện tử luôn biến động và điều cần thiết là bạn phải trở nên linh hoạt với các biểu hiện của thị trường.
Rarible là gì? Đánh giá tiềm năng của Rarible năm 2022
14 Tháng Một 2022Sàn Coinsbit là gì? Đánh giá, hướng dẫn đăng ký tài khoản chi tiết
09 Tháng Sáu 2022SKL coin là gì? Từ A-Z về dự án Skale Network
06 Tháng Năm 2022KYC là gì? Tìm hiểu về KYC và KYC trong Crypto 2022
06 Tháng Năm 2022Bybit Launchpad là gì? Kiếm tiền trên Bybit Launchpad như thế nào?
30 Tháng Mười Hai 2022Tổng quan dự án Cream Finance và CREAM token (2022)
10 Tháng Tám 2022Smooth Love Potion là gì? Cách kiếm SLP trong Axie Infinity
22 Tháng Một 2022Tất tần tật thông tin về HT Token nhà đầu tư cần biết
30 Tháng Mười Một 2022Hard fork là gì? Tại sao Blockchain cần Hard fork?
03 Tháng Sáu 2022IPFS là gì? Tương lai của IPFS trong Blockchain (2022)
23 Tháng Bảy 2022