Kiến thức

Chain bridge là gì? 4 thông tin về “Con đường tơ lụa” trong Crypto

Binh

15 Tháng Một 2022

Chain bridge được ví như “con đường tơ lụa” trong thế giới Crypto hiện nay. Vậy Chain bridge là gì, hoạt động như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng bePAY tìm ra câu trả lời và khám phá các đặc điểm nổi bật của Chain bridge nhé.

Chain bridge là gì?

Chain bridge hay Cross Chain bridge là cầu nối giữa các nền tảng Chuỗi khối, cho phép chuyển giao tài sản Crypto, tokens hoặc dữ liệu liên quan từ Blockchain này sang Blockchain khác. Trong đó, Chain bridge bao gồm các layer 1, layer 2, child chain và sidechain. 

Thực tế, mỗi Blockchain có những đặc điểm khác nhau về hạ tầng, cơ chế đồng thuận, phương pháp bảo mật, chuẩn token (ERC, SPL, TRC,…),… khiến các nodes phải tuân thủ quy tắc hoạt động riêng khi xác minh giao dịch trên chuỗi. 

Việc này nhằm đảm bảo khả năng tối ưu trải nghiệm người dùng, tính tương thích cao giữa các thành phần trong hệ sinh thái của mạng lưới. Đồng thời chúng tạo nên tính “độc nhất” của mỗi nền tảng Chuỗi khối. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa sẽ làm giảm cơ hội phát triển của thị trường Crypto nói chung, hạn chế cơ hội khai thác giá trị của Blockchain từ phía người dùng, nhất là các nhà phát triển.

chain-bridge-la-gi

Chain bridge là gì?

Do đó, sự xuất hiện của Cross Chain bridge BSC matic, Cross Chain bridge Solana hay Cross Chain NFT bridge,… sẽ tạo điều kiện để các nền tảng Platform có cơ hội kết nối, hợp tác và phát triển.

Điều này cũng tương tự như mỗi quốc gia với thể chế chính trị riêng, tiền tệ riêng,… được phép giao thương với bên ngoài, mở ra những tiềm năng mới cho đất nước. Trong đó, Chain bridge được xem như “phương tiện ngoại giao”.

Ý nghĩa của Chain bridge là gì?

Dễ thấy, sự xuất hiện của Chain bridge gợi nhớ đến hình ảnh con đường tơ lụa nhưng được xây dựng, phát triển và phục vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhờ vậy, giữa những nền tảng sử dụng Blockchain sẽ có khả năng kết nối với nhau.

Ở đây, có 3 giá trị được hướng tới:

  • Giữa các nền tảng có thể học hỏi, tiếp thu ưu điểm của nền tảng khác để vận dụng và hoàn thiện chính mình. Đó có thể là ưu điểm về mặt kỹ thuật hoặc trải nghiệm người dùng. Song, cũng cần lưu ý rằng, ý nghĩa này rất hạn chế và chỉ đạt được nếu các bên đồng ý hợp tác với nhau.
  • Thị trường Crypto nói chung có sự cạnh tranh công bằng hơn, không còn là sự thống trị của một vài cái tên ít ỏi như Bitcoin hay Ethereum như trước đây. Cross Chain bridge BSC matic, Cross Chain bridge Solana,… vừa là động lực, vừa là điều kiện hỗ trợ nhiều nền tảng Platform và đồng tiền mã hóa mới ra đời với những tính năng được tối ưu hơn.

y-nghia-cua-chain-bridge-la-gi

 Ý nghĩa của Chain bridge là gì?

  • Cuối cùng, người dùng cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích nhờ vào Chain bridge. Họ có thêm đa dạng sự lựa chọn các nền tảng Blockchain để đầu từ, sử dụng. Cuộc cạnh tranh giữa những hãng phát triển, nhất là khi nhiều cái tên mới tham gia sân chơi sẽ yêu cầu sản phẩm xoay quanh Crypto phải không ngừng nâng cao chất lượng, trải nghiệm người dùng. Việc khai thác, sử dụng cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Ví dụ: nếu muốn chuyển tài sản từ BSC sang Solana hoặc ngược lại, người dùng không cần thực hiện nhiều bước mà có thể thao tác trực tiếp thông qua Chain bridge hỗ trợ.

Tóm lại, “Cây cầu Chuỗi khối” mở ra nhiều cơ hội và hướng phát triển mới dành cho các nền tảng sử dụng công nghệ Blockchain. Bên cạnh đó, chúng cho phép người dùng tiếp cận, khai thác dễ dàng, hiệu quả hơn những giá trị mà Chuỗi khối đem lại.

>> Xem thêm: Blockchain Explorer là gì? Top 6 “công cụ tìm kiếm Blockchain” tốt nhất

Có những loại hình Chain bridge nào?

Hiện nay, chúng ta có thể phân loại Cross-chain bridge thành hai nhóm chính là: Centralized Chain bridge và Decentralized Chain bridge.

Centralized Chain Bridge

Đặc điểm của Centralized Chain Bridge là gì? Một đặc điểm dễ nhận thấy là Centralized Chain Bridge yêu cầu người dùng phải tin tưởng vào các bên thứ ba đóng đóng vai trò như người môi giới giữa các Chuỗi khối. Theo đó, họ nhận tài sản từ người dùng ở chain này và thực hiện “mint wrapped token” hay “tạo và đóng gói dữ liệu” ở chain tương ứng.

centralized-chain-bridge

Centralized Chain Bridge

Ví dụ: Khi deposit BTC vào BitGo, họ sẽ mint ra wBTC chuẩn ERC20 để giúp người dùng có thể sử dụng token này trên các DApps của nền tảng Ethereum.

  • Ưu điểm của Centralized Chain Bridge là đơn giản, tiện lợi và phù hợp với ngay cả người dùng mới.
  • Nhược điểm là sự phụ thuộc vào bên thứ ba và họ có toàn quyền sử dụng tài sản của bên gửi.

Decentralized Chain bridge

Về cơ bản, Decentralized Chain Bridge chính là một “bể chứa” tài sản được quản lý bởi một nhóm Validators – người xác minh. Người dùng deposit tài sản từ chain này vào “bể chứa” và các Validators sẽ thực hiện xác minh giao dịch liên quan. Sau đó, tài sản sẽ được mint wrapped token ở Chuỗi khối khác. 

co-nhung-loai-chain-bridge-nao

Decentralized Chain bridge

Vậy, ưu và nhược điểm của Decentralized Chain bridge là gì?

  • Ưu điểm lớn nhất của Decentralized Chain bridge là tính minh bạch cao.
  • Nhược điểm là không đảm bảo độ an toàn khi các “bể chứa” là miếng mồi ngon cho các vụ tấn công. Ví dụ như sự kiện “Polynetwork” gây thiệt hại 611 triệu đô từng xảy ra những năm trước.

Ngoài cách phân loại như trên, khi xét về thương hiệu chủ khoản dự án, ta có những cái tên nổi bật như: Cross Chain bridge BSC matic, Cross Chain NFT bridge, Cross Chain bridge Solana,… Dù rằng đây không hẳn là một tiêu chí phân chia nhưng cũng cho thấy sự đa dạng, cùng tiềm năng to lớn của Chain bridge khi ngày càng nhiều cái tên tham gia vào cuộc chơi phát triển “Cầu nối Chuỗi khối”.

Chain bridge hoạt động như thế nào?

Phương thức hoạt động của Chain bridge là gì? Về cơ bản, Chain bridge có thể được xem là một giao thức truyền thông điệp (message passing protocol). Những sự kiện, thông tin và dữ liệu từ chuỗi nguồn được sử dụng để tạo một thông báo và gửi đến chuỗi đích. Quá trình này được định nghĩa bằng khái niệm Listener (Trình xử lý ) và Writer (Người viết).

Cụ thể, cấu trúc của một Chain bridge bao gồm:

  • Listener (Trình xử lý): Có nhiệm vụ trích xuất các sự kiện từ một chuỗi nào đó và xây dựng thông báo tương ứng.
  • Writer (Người viết): Đóng vai trò diễn giải các thông
  • điệp và gửi chúng đến một chuỗi đích.
  • Router (Bộ định tuyến): Có nhiệm vụ chuyển message từ Listener đến Writer.

Chain bridge dựa vào Relayer (người chuyển tiếp) hỗ trợ thực hiện những vai trò này. Để đảm bảo tính đáng tin của Relayer, chúng sử dụng một cơ chế có khả ngăn chặn bất kỳ người chuyển tiếp cá nhân nào lạm dụng quyền lực và xử lý sai quy trình. 

chain-bridge-hoat-dong-nhu-the-nao

Chain bridge hoạt động như thế nào?

Với cấp độ cao, những Relayer tạo ra các đề xuất trong chuỗi mục tiêu để Relayer khác phê duyệt. Đề xuất này chỉ được thông qua và thực hiện nếu đáp ứng một ngưỡng biểu quyết nhất định.

Ở cả hai bên của bridge, tức là các nền tảng đang cần kết nối, có một tập hợp hợp đồng thông minh với những chức năng cụ thể:

  • Bridge contract: Dành cho sự tương tác giữa người dùng và người chuyển tiếp khi ủy quyền cho các hợp đồng xử lý để gửi tiền, bắt đầu giao dịch trên Chuỗi khối nguồn và thực thi đề xuất trên Chuỗi khối mục tiêu.
  • Handler contracts: Có vai trò xác thực các tham số do người dùng cung cấp và tạo bản ghi tiền gửi.
  • Target contract: Còn được gọi là hợp đồng mục tiêu, có nhiệm vụ xác nhận tương tác giữa những Chuỗi khối cần kết nối.

Theo đó, quy trình hoạt động (từ Chuỗi khối A đến Chuỗi khối B) diễn ra như sau:

  • Trước tiên, người dùng bắt đầu giao dịch thông qua hàm ký quỹ deposit trong Bridge contract của Chuỗi A. Tại đây, người dùng cần nhập chuỗi mục tiêu tương ứng (resource ID và calldata). Sau khi hoàn tất kiểm tra, hàm ký quỹ deposit của Handler contracts được kích hoạt và thực hiện lệnh gọi tương ứng của hợp đồng đích.
  • Sau khi chức năng của hợp đồng mục tiêu trong Chuỗi A được thực hiện, một sự kiện mang tên “Deposit” được tạo ra bởi Bridge Contract, giúp giữ dữ liệu cần thiết để có thể thực hiện trong Chuỗi B. Công đoạn này còn được gọi là một đề xuất. Mỗi đề xuất có thể ở một trong các trạng thái: không hoạt động, đang hoạt động, đã thông qua, thực thi hoặc bị hủy.
  • Tiếp đó, Relayers xác nhận thông tin ở cả hai phía Chuỗi khối, thực hiện chọn sự kiện và bắt đầu bỏ phiếu cho đề xuất. Cả quá trình này diễn ra tại Bridge contract trong Chuỗi B. Đồng nghĩa, đề xuất sẽ chuyển từ trạng thái ​​không hoạt động sang hoạt động.

quy-trinh-hoat-dong-chain-bridge

Quy trình hoạt động Chain bridge

Cần lưu ý rằng, Relayers buộc phải thực hiện bỏ phiếu cho đề xuất. Và mỗi lần như thế, một sự kiện được tạo ra bởi Bridge contract nhằm cập nhật thông tin mới. Đến một ngưỡng nhất định, trạng thái của đề xuất sẽ thay đổi từ hoạt động thành đã thông qua. Relayers sẽ thực hiện đề xuất ấy trên Chuỗi B thông qua Bridge contract.

Sau một vài lần kiểm tra, đề xuất trong hợp đồng mục tiêu sẽ được thực hiện thông qua Handler contracts trên Chuỗi B. Đồng thời, một sự kiện khác cũng được tạo ra nhằm cập nhật trạng thái của đề xuất, từ ​​được thông qua sang được thực thi.

Hai hợp đồng mục tiêu ở mỗi bên của “Bridge” được liên kết bằng cách thực hiện một loạt các đăng ký trong Handler contracts tương ứng với Bridge contract. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện những đăng ký này ngoài chỉ quản trị viên của Bridge contract.

Có thể thấy rằng, phương thức hoạt động của Chain bridge không quá phức tạp, chủ yếu theo mô hình lock-mint-burn và tập trung vào việc xác nhận tính chính xác của thông tin từ nhiều bên liên quan. Song, điều đó không cản trở việc các nhà phát triển đã áp dụng để đa dạng hóa các phiên bản Chain bridge khác nhau với những tính năng và ưu điểm độc nhất.

>> Xem thêm: Mint là gì? So sánh Minting và Mining trong Crypto

Hy vọng rằng, qua bài viết “Chain bridge là gì? 4 thông tin về “Con đường tơ lụa” trong Crypto”, bạn đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ này trong lĩnh vực Crypto. Đừng quên theo dõi blog của bePAY để cập nhật nhiều bài viết hay và thú vị hơn nữa.

FAQ

Có những dự án Chain bridge nào nổi bật?

Ngày càng có nhiều dự án liên quan tới Chain bridge. Trong đó, phải kể tới những dự án nổi bật như:

  • Các dự án phát triển dựa trên mạng PoS có sẵn: Matic PoS bridge (Polygon), deBridge, Thorchain, Anyswap, Peggy,…
  • Dự án phát triển từ đầu: Axelar.
  • Các dự án liên quan tới Untrusted bridge: Near Rainbow bridge, Wormhole của Solana, Gravity Bridge của Cosmos, Polkadot Snow Bridge,…

Các Centralized Chain Bridge có ưu, nhược điểm gì?

Centralized là nhóm Chain bridge yêu cầu người dùng phải tin tưởng vào các bên thứ ba. Theo đó, nó có những ưu, nhược điểm sau:

  • Ưu điểm: đơn giản, tiện lợi và phù hợp với cả người dùng mới.
  • Nhược điểm: tính phụ thuộc vào bên thứ ba và họ có toàn quyền sử dụng tài sản của bên gửi.