CBDC là gì? Chi tiết về tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung Ương (2023)
06 Tháng Một 2023
Nếu tìm hiểu về lĩnh vực thanh toán quốc tế, chắc chắn bạn từng nghe đến cụm từ CBDC, hay còn gọi tiền điện tử pháp định. Vậy CBDC là gì, phương thức hoạt động như thế nào? Liệu CBDC và tiền điện tử có phải là một không? Hãy cùng bePAY tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Thuật ngữ CBDC là gì?
Định nghĩa CBDC
Hiểu đơn giản, CBDC, viết tắt của Central Bank Digital Currency, là hình thức kỹ thuật số của tiền pháp định do Ngân hàng Trung ương Quốc gia phát hành, kiểm soát và đảm bảo. Loại tiền này được giao dịch dựa trên cơ sở dữ liệu, thuật toán và nền tảng blockchain do Chính phủ quản lý.
Central Bank Digital Currency có thể sử dụng trong hệ thống thanh toán điện tử, với tính bảo mật cao, có khả năng ngăn chặn tiền giả.
Sự ra đời của CBDC
Tổ chức đầu tiên khởi xướng ý tưởng về tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung Ương là Ngân hàng Anh. Tuy nhiên, nơi đầu tiên sớm xem xét đưa ý tưởng này vào thử nghiệm là Ngân hàng Thụy Điển năm 2020. Bên cạnh đó, Uruguay, Caribbean cũng tuyên bố bắt đầu thử nghiệm các dự án liên quan đến tiền kỹ thuật số ngân hàng.
Một trong những quốc gia đầu tiên chính thức phát hành tiền kỹ thuật số có chủ quyền là Trung Quốc, nhưng vẫn ở giai đoạn thí điểm. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng từng có những tranh cãi về loại tiền này, nhưng rồi tuyên bố sẽ tiếp tục đánh giá lợi ích và chi phí của việc phát hành tiền kỹ thuật số.
Hiện nay, 90% Ngân hàng Trung ương của các quốc gia trên thế giới đã trải qua các giai đoạn phát triển CBDC, nhưng hầu hết vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, hoặc chưa rõ kế hoạch phát hành.
Cụ thể, Mỹ và Anh vẫn đang trưng cầu dân ý và chưa rõ ý định phát hành CBDC. Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore và Philippines đang tập trung theo đuổi hình thức CBDC bán buôn, còn Campuchia cũng đã bước vào giai đoạn thí điểm.
Cách thức hoạt động Digital Currency là gì?
Để hiểu CBDC là gì, bạn phải biết cách thức hoạt động của chúng. Hiện nay, do chưa có CBDC nào chính thức được đưa vào ứng dụng rộng rãi nên cách thức hoạt động của chúng vẫn chỉ là những suy đoán. Về cơ bản, CBDC sẽ hoạt động dựa trên thuật toán và nền tảng blockchain.
Cụ thể, người dân sẽ đăng ký vào hệ thống thanh toán để sử dụng CBDC, bao gồm phần mềm, thẻ ATM hay các công cụ khác. Các API kết nối giữa dữ liệu ngân hàng và các ứng dụng thanh toán của người dùng sẽ được đồng bộ và thống nhất, giúp CBDC hoạt động.
Tất cả thông tin liên quan đến giao dịch và tài khoản của người dùng sẽ được lưu trong kho dữ liệu ngân hàng, nhưng hoạt động nhanh và hiệu quả hơn so với tiền điện tử thông thường do ít node hơn.
Điểm giống và khác nhau giữa tiền điện tử và CBDC là gì?
Vậy điểm giống và khác nhau giữa tiền điện tử và Central Bank Digital Currency là gì? Về cơ bản, chúng đều tồn tại dưới dạng kỹ thuật số, không có hình thái vật chất như tiền giấy truyền thống. Ngoài ra, các giao dịch đều thực hiện dựa trên thuật toán phức tạp và nền tảng blockchain.
Tuy nhiên, tiền điện tử như bạn đã biết và CBDC không phải là một và sự khác biệt chủ yếu đến từ tính pháp lý của chúng, cụ thể như sau:
- Tư nhân và nhà nước: Theo VEPR, tiền điện tử có thể chia ra làm hai loại là tiền điện tử tư nhân và CBDC. Những đồng tiền điện tử như Bitcoin là tiền điện tử tư nhân, còn CBDC là tiền điện tử do Ngân hàng Trung ương Quốc gia ban hành.
- Mệnh giá: CBDC được gắn mệnh giá của tiền pháp định. Trong khi đó các đồng tiền ảo do tư nhân phát hành không được gắn mệnh giá và thường có đơn vị tính toán riêng.
- Cơ quan quản lý: CBDC được phát hành và quản lý bởi cơ quan Nhà nước, đồng thời được chấp nhận thanh toán bởi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Tiền điện tử tư nhân không chịu sự quản lý của Nhà nước, mang tính chất phi tập trung và thường được chấp nhận sử dụng trong một cộng đồng nào đó.
CBDC và những đặc điểm nổi bật
Điểm đầu tiền cần nhớ khi tìm hiểu Central Bank Digital Currency là gì là chúng do Nhà nước phát hành, đồng thời được coi như một phần cung tiền tại quốc gia đó và các khu vực khác cũng sử dụng đơn vị tiền tệ này. Ngoài ra, CBDC sẽ gắn liền với hệ thống ngân hàng, từ đó mọi người có thể chuyển tiền điện tử từ tài khoản của họ sang tài khoản người khác.
Tuy nhiên, CBDC không có tính chất phi tập trung, mà được quản lý bởi hệ thống dữ liệu của Ngân hàng Trung ương. Chúng sẽ được kiểm soát một cách tập trung, ngay cả khi hoạt động trên blockchain phân tán với nhiều node, bởi lẽ blockchain không phải là công nghệ chủ chốt của CBDC. Hơn nữa, cũng chính vì điểm này mà CBDC hoạt động với ít node hơn, dẫn đến tốc độ xử lý hiệu quả hơn so với Crypto phi tập trung.
>> Xem thêm: Blockchain là gì và tổng hợp tất cả kiến thức cần biết về công nghệ blockchain
Lợi ích và rủi ro của CBDC là gì?
Lợi ích của CBDC
Vậy các lợi ích của CBDC là gì mà được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm? Lĩnh vực tiền kỹ thuật số vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều, nhưng những lợi ích mà CBDC có thể đem lại là vô cùng to lớn, cụ thể:
- Tối ưu hóa giao dịch: Việc giao dịch sẽ được thực hiện trực tiếp, giảm bớt các khâu trung gian, từ đó giảm chi phí và nhân lực. Ngoài ra, chi phí giao dịch quốc tế cũng rẻ hơn và hạn chế các lỗi có thể xảy ra.
- Thanh toán bán lẻ hiệu quả: CBDC được gắn mệnh giá như tiền pháp định, nên các nhà bán lẻ sử dụng CBDC qua chuyển khoản hoặc QR sẽ an toàn hơn, không gặp các rắc rối về tiền thừa.
- Tính bảo mật cao: Với CBDC, mọi giao dịch sẽ được thực hiện với tính bảo mật cao, hạn chế rủi ro. Chính phủ thiết kế CBDC sẽ dễ dàng theo dõi dòng tiền, từ đó khiến mọi giao dịch trở nên vô cùng minh bạch, ngăn chặn tội phạm như trốn thuế, rửa tiền, trộm cắp,…
- Tăng hiệu quả của hệ thống ngân hàng: Các giao dịch minh bạch hơn giúp nâng cao niềm tin của người dân đối với ngân hàng, loại bỏ sự nghi ngờ với Nhà nước. Ngoài ra, Nhà nước cũng dễ dàng truyền tải chính sách tiền tệ, tự điều chỉnh nguồn cung, thay vì phải điều khiển qua các chính sách như tăng giảm lãi suất.
Rủi ro khi đưa CBDC vào sử dụng
Rủi ro khi sử dụng Digital Currency là gì là thắc mắc của không ít người đang tìm hiểu. Đây cũng chính là vấn đề gây tranh cãi giữa nhiều quốc gia. Theo nhận định của Christian Pfister, CBDC có thể tạo điều kiện để người dân rút tiền đột ngột khi có những lo ngại về một tổ chức tài chính nào đó. Ngoài ra, việc đưa CBDC vào sử dụng có thể ảnh hưởng đến một số nguồn thu lợi nhuận của các ngân hàng, như chuyển tiền, thanh toán.
Mặc dù có độ bảo mật được đánh giá cao, nhưng CBDC vẫn tồn tại các rủi ro về an toàn thông tin, rủi ro kỹ thuật. Cơ quan nắm giữ CBDC có thể đứng trước các nguy cơ về bảo mật khi hệ thống bị lỗi, virus xâm nhập, bị đánh cắp tập tin,…
>> Xem thêm: Các vụ hack tiền điện tử năm 2022 và bài học chúng ta cần rút ra
Nhận định về tương lai của CBDC
Mặc dù gây ra nhiều tranh cãi, nhưng thực tế cho thấy CBDC vẫn đang được quan tâm và ngày càng nhận nhiều sự chú ý. Như đã nói, nhiều quốc gia đã chủ động thử nghiệm hoạt động, nghiên cứu và đánh giá tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương.
Mỹ là một trong những quốc gia thể hiện sự lo ngại về vấn đề quản lý CBDC, đặc biệt là về vấn đề bảo mật. Tuy nhiên, FED vẫn đang nỗ lực phát triển đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình với sự theo dõi cẩn trọng. Đức là quốc gia ưa thích tiền mặt, khá quan ngại về lĩnh vực tiền điện tử, nhưng vẫn nghiên cứu công nghệ Blockchain để tích hợp thanh toán.
Trong khi đó, Nhật Bản chưa có kế hoạch phát hành CBDC, nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu tiền kỹ thuật số của ngân hàng. Trung Quốc là một trong số ít quốc gia có thái độ ủng hộ khá rõ ràng. Năm 2014, họ đã có nhóm nghiên cứu CBDC với tham vọng là quốc gia đầu tiên phát hành CBDC. Tuy nhiên, nước này có ý định ngăn chặn các tổ chức tư nhân khác phát hành đồng tiền điện tử tương tự CBDC.
Trên đây, bePAY đã giúp bạn tìm hiểu CBDC là gì, hoạt động ra sao và có những tiềm năng như thế nào. Tiền điện tử là xu hướng đang nổi lên, thay đổi cách nhìn nhận về việc kiểm soát tiền tệ. Vì vậy, các ngân hàng buộc phải tìm ra giải pháp để thích ứng với tình thế mới này và cạnh tranh quyền kiểm soát. Nhiều ý kiến cho rằng, việc phát hành CBDC sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.
FAQ
CBDC và tiền điện tử có giống nhau không?
Những đồng tiền điện tử bạn biết như Bitcoin, ETH,… không giống với CBDC, mặc dù chúng đều có hình thức phi vật chất, hoạt động dựa trên thuật toán và blockchain. Cụ thể, CBDC không mang tính phi tập trung, mà được quản lý bởi cơ quan Nhà nước, đồng thời được gắn với mệnh giá tiền pháp định để sử dụng rộng rãi.
Các giai đoạn quốc gia phát triển của CBDC là gì?
Quá trình này bao gồm các bước theo thứ tự là nghiên cứu, thử nghiệm, thí điểm và cuối cùng là ban hành. Hiện nay, hầu hết các quốc gia chỉ mới ở giai đoạn nghiên cứu hoặc thử nghiệm, phần nhỏ là thí điểm như Trung Quốc. Bahamas là một trong số ít quốc gia đã ban hành CBDC.
Từ A – Z về dự án Dora Factory mà nhà đầu tư phải biết
26 Tháng Mười Hai 2022ERC20 là gì? Hướng dẫn cách tạo ví ERC20 đơn giản, nhanh chóng nhất
02 Tháng Ba 2022Alpha coin là gì? Toàn tập về Alpha Venture DAO
10 Tháng Sáu 2022Bitcoin Gold là gì? Hướng dẫn cách sở hữu Bitcoin Gold từ A-Z
23 Tháng Năm 2022Metaverse là gì? Top 12 Metaverse games hot nhất (2022)
28 Tháng Mười Hai 2021TomoChain là gì? Tất tần tật thông tin về Tomo coin, Tomo token
08 Tháng Một 2022Gifto là gì? Có nên đầu tư vào GTO coin không?
14 Tháng Sáu 20225 cách kiếm tiền từ Crypto dành cho người mới
01 Tháng Tư 2022Cloud mining là gì? Nên dùng Cloud Mining để đào coin hay không?
08 Tháng Một 2022Tổng hợp thông tin về COS Token từ A – Z (2022)
08 Tháng Sáu 2022