TRB coin là gì? Toàn tập về dự án Tellor và tiền điện tử TRB
24 Tháng Năm 2022
Trong khoảng thời gian gần đây, chắc hẳn những ai đang quan tâm tới thị trường tiền điện tử đều có thể thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ đến từ các dự án Oracle, điển hình như Chainlink hoặc Band. Tiếp nối những bài viết phân tích dự án tiền mã hóa, hôm nay bePAY sẽ giới thiệu cho bạn Tellor – một dự án Oracle với giải pháp giúp ứng dụng DeFi tăng trưởng. Cùng tìm hiểu Tellor là gì và TRB coin là gì ngay sau đây.
Tổng quan dự án Tellor
Tellor là gì?
Trước khi tìm hiểu TRB coin là gì, chúng ta hãy cùng khám phá về dự án Tellor. Đây là một hệ thống Oracle phân quyền phi tập trung, cung cấp nguồn dữ liệu từ ngoài vào trong chuỗi khối Bockchain để sử dụng cho các Smart Contract. Dự án được thành lập vào tháng 8 năm 2019 và có trụ sở chính tại Mỹ.
Mạng lưới của Tellor được xây dựng để dành riêng cho các nhà phát triển, các đơn vị xác thực dữ liệu, người cung cấp dữ liệu và cả những người nắm giữ token. Tham vọng của Tellor là mang tất cả dữ liệu từ thế giới thực vào chuỗi on-chain, nhằm cung cấp đầu vào cho các ứng dụng DeFi.
Ý tưởng của Tellor
Tellor mong muốn giải quyết tất cả những vấn đề Oracle đang tồn tại trên Ethereum. Hiện nay bản thân các hợp đồng thông minh không có khả năng tương tác với bất kỳ nguồn dữ liệu nào bên ngoài Blockchain. Vì thế chúng luôn bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp dữ liệu tập trung.
Cụ thể hơn, Tellor muốn giải quyết vấn đề thiếu nguồn cung dữ liệu an toàn và phi tập trung cho ứng dụng DeFi trên mạng Ethereum. Mục tiêu dài hạn của Tellor là giúp ngành công nghiệp DeFi phát triển mạnh mẽ bằng nguồn dữ liệu chất lượng cao.
Để giải quyết vấn đề trên, Tellor đã nảy ra một ý tưởng là trở thành một ngân hàng dữ liệu (Data-bank). Tellor là ngân hàng dữ liệu nơi các miner thợ đào có thể cạnh tranh để thêm điểm dữ liệu vào Tellor với mục đích đổi lấy phần thưởng là TRB token.
Những người có thể tham gia Tellor bao gồm:
- Người cần dữ liệu (Data requesters).
- Người cung cấp dữ liệu hay Thợ đào (Data providers – Miners).
- Người phủ nhận (Disputers).
- Cử tri (Voters).
>> Xem thêm: SYScoin là gì? Tổng quan dự án SYScoin (cập nhật 2022)
Tellor hoạt động như thế nào?
Trong ảnh dưới đây thể hiện cách những thành phần của mạng lưới Tellor hoạt động. Bạn hãy chú ý tới các màu sắc sau:
- Màu hồng: Người yêu cầu dữ liệu.
- Màu xanh: Thợ đào/người cung cấp dữ liệu.
- Màu đỏ: Người tranh chấp và Cử tri.
Trình tự hoạt động trên mạng Tellor như sau:
- Bước 1: Các bên quan tâm sẽ gửi yêu cầu dữ liệu (ví dụ: yêu cầu giá ETH/BTC hoặc ETH/BTC) tới Oracle và họ sẽ phải trả phí bằng đồng TRB. Những yêu cầu có số tiền phí cao thường được thợ đào ưu tiên giải quyết trước.
- Bước 2: Các thợ đào sẽ tiến hành giải quyết các yêu cầu. Để thực hiện được điều đó, thợ đào phải tham gia TRB Coin Staking 1000 TRB vào mạng lưới. Họ sẽ nhận được hai phần thưởng chính gồm: Phần thưởng từ mạng lưới và tiền thưởng từ người yêu cầu dữ liệu.
- Bước 3: Sau đó, Disputers có quyền tham gia tranh chấp, đánh giá xem dữ liệu từ Miners là chính xác hay không. Để tham gia làm Disputers, bạn cần phải trả một khoản phí để thực hiện quyền tranh chấp và đánh giá dữ liệu.
- Bước 4: Cuối cùng, Voters sẽ bỏ phiếu để quyết định dữ liệu có được sử dụng hay không. Nếu dữ liệu từ Miners là sai thì Miner đó sẽ bị mất 1,000 TRB đã tham gia TRB Coin Staking ban đầu. Số TRB đó sẽ được phân chia cho Disputers và Voters. Nếu dữ liệu là chính xác thì Miners sẽ nhận được cả khoản phí tranh chấp.
Điểm nổi trội của mô hình Tellor
Tuy là một dự án Oracle ra đời sau, nhưng mô hình mà Tellor đang áp dụng vẫn sở hữu một số điểm nổi bật vượt trội như:
- Cách tiếp cận mới: Thay vì thiết lập cơ chế PoW để xác thực giao dịch như Blockchain Bitcoin, TRB chọn một phương án khác đó chính là xác thực các điểm dữ liệu từ thế giới thật.
- Cơ chế Dispute (Phủ nhận dữ liệu): Người nắm giữ đồng TRB có thể phủ nhận các data được cung cấp bởi thợ đào. Sau hai ngày, voters sẽ bầu chọn để đi đến quyết định cuối cùng: liệu lượng dữ liệu được các thợ đào cung cấp có được ghi nhận hay không.
- Phân quyền: Mỗi thợ đào sẽ không thể sở hữu hai block liên tiếp. Phải sau 15 phút thì thợ đào mới có thể tiếp tục ghi nhận block. Điều này sẽ đảm bảo tính phân quyền cho mạng lưới. Không có bất cứ một điểm node nào có thể kiểm soát cả hệ thống.
- Tính nhất quán: Tellor sử dụng dạng hợp đồng dạng proxy có thể nâng cấp nếu nhu cầu sử dụng tăng cao. Quá trình lưu trữ data và vận hành Smart Contract sẽ hoạt động song hành với nhau, không bị trùng lặp.
Team phát triển dự án Tellor
Tellor được thành lập vào năm 2019 bởi một nhóm chuyên gia Blockchain với mục đích giải quyết vấn đề dữ liệu trên chuỗi khối Ethereum. Trong nhóm chuyên gia phát triển dự án Tellor đó, có ba thành viên chủ chốt là Brenda Loya, Nick Fett và Michael Zemrose.
Brenda Loya là nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Tellor. Trước đây, Brenda từng là Phó chủ tịch và Nhà phát triển tại Daxia. Bà hoạt động trong lĩnh vực Blockchain, khả năng mở rộng chuỗi khối và khoa học dữ liệu. Bà cũng từng là Nhà kinh tế học và Nhà thống kê giám sát của Bộ Lao động Hoa Kỳ.
Nick Fett là người đồng sáng lập kiêm CTO của Tellor. Trước khi gia nhập Tellor, ông là người sáng lập dự án Daxia, một giao thức phái sinh trên Ethereum. Nick Fett cũng có kinh nghiệm làm việc tại Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ.
Michael Zemrose là đồng sáng lập kiêm CSO của Tellor. Trước đây, anh đã tham gia phát triển kinh doanh tại Daxia. Michael từng là một doanh nhân trong lĩnh vực truyền thông và tư vấn tài chính trước khi gia nhập thế giới tiền điện tử.
Tổng quan về đồng TRB coin
TRB coin là gì?
Sau khi tìm hiểu về dự án Tellor, bây giờ chúng ta hãy cùng khám phá tiếp TRB coin là gì? Tellor coin (TRB) là đồng tiền điện tử chính trong hệ sinh thái Tellor. Giá TRB coin cập nhật ngày 24/05/2022 là 9.57 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là 8,840,301 USD.
Giá TRB coin đã giảm 15,03% trong 24 giờ qua. Xếp hạng CoinMarketCap hiện tại là #677, với vốn hóa thị trường trực tiếp là 16,294,356 USD. Nguồn cung lưu hành là 1,703,442 TRB coin.
Nếu muốn mua Tellor với tỷ giá hiện tại, bạn có thể lên các sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu hiện nay như là Binance, BingX, OKX, KuCoin và CITEX.
TRB token
TRB là đồng token trong hệ sinh thái Tellor. Dự án này đã không phát hành token thông qua ICO mà thay vào đó là phát hành thông qua việc khai thác. Token TRB được ra mắt vào tháng 08 năm 2019, tuân theo tiêu chuẩn ERC-20. TRB được dùng trong các trường hợp sau:
- Thanh toán chi phí khi ai đó muốn yêu cầu dữ liệu từ Tellor.
- Là phần thưởng cho các thợ đào khi họ cung cấp dữ liệu vào hệ thống Tellor. Tuy nhiên, không phải tất cả token đều dành cho thợ đào, mà đội ngũ dự án Tellor sẽ giữ lại 10% tổng phần thưởng khai thác. Phần thưởng cho thợ đào hiện tại đang ở mức 2.7 TRB cho mỗi block.
Ngoài ra, TRB còn được dùng để trả phí tranh chấp tính hợp lệ của dữ liệu. Disputers hoặc Voters sẽ khởi xướng tranh chấp và bỏ phiếu cho dữ liệu hợp lệ. Phí tranh chấp cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào số lượng người khai thác (nhiều người khai thác thì sẽ ít tranh chấp, ít người khai thác sẽ có nhiều tranh chấp). Phí tranh chấp được quy định không vượt quá 1,000 TRB coin. Ở thời điểm mình viết bài, mức phí này đang dao động từ 820 – 900 TRB.
>> Xem thêm: SFP coin là gì? 6 bước tạo ví Safepal cực nhanh chóng và đơn giản
Trên đây bePAY đã giải đáp cho bạn TRB coin là gì cũng như cung cấp toàn bộ thông tin về dự án Tellor. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về dự án, từ đó đưa ra cho mình phương án đầu tư thích hợp nhất.
FAQ
Cần phải làm gì để trở thành người cung cấp dữ liệu cho Tellor?
Để trở thành người cung cấp dữ liệu cho Tellor, bạn cần phải stake 1,000 TRB coin vào nền tảng. Quy định này được đặt ra để tránh trường hợp người tham gia có ý đồ xấu với mạng lưới.
Lộ trình phát triển của Tellor là gì?
Hiện tại, Tellor vẫn chưa nêu cụ thể Roadmap cho năm sau. Tuy nhiên, những cập nhật đáng chú ý nhất phải kể đến như:
- Tăng tiền Stake từ 1.000 TRB lên 2.000 TRB.
- Giới hạn tiền thưởng của thợ đào.
- Tăng giới hạn thời gian diễn ra tranh chấp dữ liệu.
Faraland là gì? Những thông tin cần biết trước khi đầu tư FARA
25 Tháng Hai 2022Tổng hợp các sàn giao dịch Bitcoin uy tín nhất 2022
01 Tháng Ba 2022FET coin có phải đồng tiền mã hóa đáng đầu tư năm 2022?
06 Tháng Năm 2022Dự án Kawaii Islands – Chơi nhưng vẫn kiếm tiền liệu có thật?
08 Tháng Sáu 2022QI token có tiềm năng không? Từ A-Z thông tin về dự án BenQi
03 Tháng Tám 2022HitBTC là gì? Hướng dẫn đăng ký sàn HitBTC từ A-Z (2022)
10 Tháng Sáu 2022Tìm hiểu chi tiết về XVS token và dự án Venus
23 Tháng Tám 2022Các thương hiệu làm Marketing trên Metaverse như thế nào?
17 Tháng Tám 2022Đồng Tron là gì? Chi tiết về đồng tiền mã hóa của dự án Tron (2022)
06 Tháng Sáu 2022