Kiến thức

WAN coin là gì? Tìm hiểu về WAN coin và Wanchain (2022)

Binh

01 Tháng Tư 2022

Thị trường Crypto đang trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Một trong những yếu tố giúp tạo nên điều đó chính là số lượng các dự án ứng dụng công nghệ Blockchain ngày một tăng lên. Trong nội dung bài viết này, bePAY sẽ cùng bạn khám phá về dự án Wanchain và đồng tiền mã hóa mang tên WAN. Tham khảo ngay để biết rõ hơn đặc điểm của Wanchain và WAN coin là gì?

Tìm hiểu về dự án Wanchain

Wanchain là gì?

Wanchain (WAN) được định hướng phát triển là một nền tảng Blockchain tiên phong trong việc hỗ trợ kết nối các Chuỗi khối, nhằm cho phép thực hiện những giao dịch xuyên chuỗi mà vẫn đảm bảo sự nhanh chóng, an toàn và bảo mật cao.

Thực tế, có thể coi Wanchain như một bản fork của Ethereum khi dự án “vay mượn” và học hỏi rất nhiều từ thế hệ tiền nhiệm. Tuy nhiên, nền tảng này vẫn là Blockchain hoàn toàn độc lập, sở hữu đồng tiền mã hóa riêng – WAN coin và một hệ sinh thái đa dạng những tính năng chuyên biệt. Trong đó, điểm cốt lõi tạo nên giá trị của Wanchain vẫn là các giao thức truyền thông liên chuỗi với ba mô-đun chính sau đây:

  • Phân hệ đăng ký cho Blockchain.
  • Phân hệ truyền tải dữ liệu giao dịch qua nhiều mạng lưới.
  • Phân hệ yêu cầu về trạng thái giao dịch trên Chuỗi.

wanchain-la-gi

Wanchain là gì?

Với cả ba mô-đun, hợp đồng thông minh (smart contract) được sử dụng để duy trì khả năng vận hành toàn hệ thống. Mọi giao dịch được xác thực, xử lý dựa vào cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần – PoS (Proof of Stake) với mức phí tương đối “dễ chịu”. Vì vậy, chúng ta có thể tham gia quy trình Wanchain Stake và nhận thưởng dưới dạng đồng WAN từ một phần phí người dùng đã trả.

Nhìn chung, với những định hướng của mình, đội ngũ phát triển Wanchain muốn mang đến cho khách hàng những dịch vụ và tính năng như một “ngân hàng phi tập trung”: chuyển tiền, trao đổi tài sản, cho vay,… 

Mục đích của Wanchain và WAN coin

Mục đích của Wanchain là xây dựng một nền tảng, một mô hình Blockchain đa chuỗi, góp phần phát triển và mở rộng nền tài chính phi tập trung – DeFi. Điều đó được thực hiện thông qua việc giải quyết những bài toán đang đặt ra đối với quy trình gửi, nhận và trao đổi Crypto hiện nay.

Tại thời điểm WAN được triển khai vào năm 2016, P2P, OTC là các phương thức kết nối mạng và hỗ trợ giao dịch tài sản mã hóa được tin dùng nhất. Tuy nhiên, chúng vẫn gặp phải những trở ngại không nhỏ, liên quan đến khả năng tương tác và độ tin cậy của bên thứ 3. 

muc-dich-cua-wanchain

Mục đích của Wanchain

Wanchain ra đời, hứa hẹn sẽ mang đến giải pháp tối ưu cho các vấn đề kể trên với các biện pháp cụ thể:

  • Cơ chế đồng thuận PoS, mang đến hiệu năng cao hơn so với PoW (Proof of Work).
  • Tích hợp EVM (Ethereum Virtual Machine) với Atomic Cross Chain, cho phép Wanchain hỗ trợ smartcontract được viết bằng Solidity; nhà phát triển có thể dễ dàng kết hợp với các công cụ quen thuộc khi làm việc trên Ethereum.
  • Sử dụng Ring Signatures – công nghệ bảo mật nổi tiếng của Monero để hỗ trợ, cho phép người dùng thực hiện giao dịch ẩn danh trên hệ sinh thái WAN.

Một cách tổng quan, nền tảng Wanchain đóng vai trò như một lớp trung chuyển dữ liệu và tài sản mã hóa tin cậy, an toàn và nhanh chóng giữa các mạng lưới Chuỗi khối khác nhau. Nếu thành công, đây sẽ bước đột phá không chỉ trong giới công nghệ mà còn trong cả lĩnh vực tài chính, ngân hàng hiện nay.

Đội ngũ sáng lập, phát triển Wanchain

Những ý tưởng đầu tiên của Wanchain được thực hiện từ năm 2016. Trong đó, đội ngũ sáng lập và phát triển gồm những cái tên sau:

  • Jack Lu (CEO): Lu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức quy trình kinh doanh và phát triển ứng dụng Blockchain; từng là đồng sáng lập sự kiện ra mắt Factom, giúp dự án huy động được 2.279 BTC trong đợt ICO của mình.
  • Dustin Byington: Dustin Byington đã tham gia khởi động dự án Bitcoin College, Tendermint,… và có nhiều kinh nghiệm trong mảng phát triển công nghệ thông tin cùng Blockchain.
  • Zane Liang (Giám sát dự án): Liang bắt tay vào nghiên cứu phát triển Blockchain từ năm 2015 và được biết đến như một chuyên gia về thuật toán mật mã, tính toán và bảo mật.
  • W. Zhang (Kỹ sư trưởng dự án): Zhang từng làm việc tại Talking Data, Huawei và nhiều công ty công nghệ, có thế mạnh về xử lý dữ liệu, dịch vụ song song, công nghệ bảo mật thông tin bằng phương pháp địa chỉ một lần và thiết kế kiến ​​trúc.

team-phat-trien-wanchain

Đội ngũ sáng lập, phát triển Wanchain

>> Xem thêm: Copy Trade – Công cụ mà nhà đầu tư không nên bỏ qua

Wanchain, Wan coin và tính năng nổi bật

Những tính năng nổi bật của Wanchain và Wan coin là 

  • Chuỗi chéo phân tán: Như đã chia sẻ, Wanchain hướng tới việc kết nối và hỗ trợ thanh toán xuyên Chuỗi, xuyên quốc gia và nhiều hơn thế. Người dùng sẽ không còn hoặc ít bị giới hạn bởi tính độc lập tương đối từ nền tảng Blockchain của BTC hay ETH, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
  • Giao thức đa chuỗi trên phạm vi toàn cầu: Nền tảng này sẽ đều cung cấp thông tin về liên quan đến yêu cầu và xác nhận giao dịch thanh toán đã được thực hiện xuyên chuỗi. Đồng thời, các nhà phát triển có thể tự xây dựng những loại ví điện tử hay Chuỗi thiết lập riêng biệt để phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện riêng của họ.

4-tinh-nang-noi-bat-cua-wanchain-va-wan-coin-la-gi

Tính năng nổi bật của Wanchain và Wan coin 

  • Tính riêng tư được chú trọng hơn nữa: Với sự có mặt của hợp đồng thông minh, của Ring Signatures thì Wanchain hứa hẹn đảm bảo hơn nữa tính riêng tư của người dùng – điều vẫn luôn được các dự án Crypto chú trọng hàng đầu.
  • Hỗ trợ hệ sinh thái tool đa dạng: Thông qua smart contract và giao thức riêng, Wanchain cũng hỗ trợ rất nhiều công cụ khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Nhờ vậy, bất cứ nhà phát triển nào cũng dễ dàng khai thác được giá trị từ nền tảng, tạo nên những ứng dụng hữu ích và hiệu quả nhất.

Chi tiết về đồng tiền mã hóa WAN

WAN coin là gì?

Đây là đồng tiền mã hóa được tạo ra để phục vụ hệ sinh thái Wanchain, đóng vai trò như nguyên liệu và động lực để vận hành nền tảng này. Trước khi Mainnet vào 01/2018, đội ngũ dự án đã thiết kế token WAN theo tiêu chuẩn ERC20 của Ethereum. Sau khi Mainnet, đồng coin này được Swap qua Wanchain.

Tính đến 28/03/2022, giá của đồng tiền mã hóa WAN là $0.5272 với tổng vốn hóa thị trường khoảng $101,654,959. Xét trên toàn thị trường, Crypto này đang trong quá trình giảm giá khá mạnh. Do đó, nhà đầu tư nên cân nhắc về việc rót vốn vào Wanchain. 

wan-coin-la-gi

WAN coin là gì?

Mục đích sử dụng WAN coin

Mục đích sử dụng WAN coin là gì? Có thể điểm qua những mục đích cơ bản sau:

  • Trả phí giao dịch mà người dùng thực hiện trong nền tảng Wanchain.
  • Wanchain coin dùng để nhà phát triển xây dựng các Dapps trên mạng lưới.
  • Được dùng làm phần thưởng Bounty.
  • Tham gia Wanchain stake để nhận thưởng.

Trong tương lai, không ngoài khả năng đồng tiền mã hóa WAN còn có thể tham gia quá trình quản trị On-chain, đảm bảo tính công bằng và sự phát triển bền vững của nền tảng.

muc-dich-su-dung-cua-wan-coin-la-gi

Mục đích sử dụng WAN coin

Những cách để sở hữu WAN coin

Trước đây, cộng đồng có thể tham gia các chương trình Bounty của Wanchain để nhận WAN. Tuy nhiên, ở thời điểm này, điều đó gần như không thể. Bù lại, nếu muốn sở hữu đồng tiền mã hóa này, bạn có thể mua trực tiếp trên các sàn giao dịch hỗ trợ, gồm:

  • Binance, qua cặp WAN/USDT, WAN/BTC, WAN/ETH.
  • Huobi Global, qua cặp WAN/BTC.
  • Kucoin, qua cặp WAN/BTC, WAN/ETH.

Ứng dụng thực tế của Wanchain và WAN coin là gì?

Những ứng dụng thực tế của Wanchain và WAN coin đó là:

  • Ứng dụng trong hoạt động cho vay và ký gửi thông qua cơ chế phát hành smart contract đặc biệt trong mạng lưới Wanchain.
  • Ứng dụng trong các nghiệp vụ quyết toán, thanh toán một lần và giữa những người dùng chung mạng lưới. 
  • Ứng dụng trong chuyển đổi tiền tệ với sự tham gia của các bên điều chỉnh độc lập, hoạt động dựa theo điều khoản của hợp đồng thông minh.

Nhìn chung, dù khả năng ứng dụng của Wanchain và WAN coin là gì đi nữa, cộng đồng cũng cần một thời gian nữa để thực sự kiểm chứng được khả năng hiện thực hóa của dự án. 

ung-dung-thuc-te-cua-wanchain-va-wan-coin-la-gi

Ứng dụng thực tế của Wanchain và WAN coin

>> Xem thêm: Kinh nghiệm Bounty coin/token đạt hiệu quả cao nhất

Tổng kết lại, nếu thành công, Wanchain có thể hoàn thiện, thậm chí thay đổi nền tài chính phi tập trung đang trong giai đoạn định hình. Dẫu vậy, dự án sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và thử thách, nhất là sự cạnh tranh của những cái tên mới nổi như Near protocol, Solana,… Với bài viết trên đây của bePAY, mong rằng bạn đã hiểu hơn Wanchain và WAN coin là gì, có những đặc điểm nổi bật nào để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. 

FAQ

Có thể lưu trữ đồng tiền mã hóa WAN trên các ví nào?

Các bạn có thể tham khảo những ví hỗ trợ lưu trữ WAN sau: Ledger Nano X, Trezor One, Trezor Model T hay Trust Wallet, Theia Wallet. Ngoài ra, việc lưu trữ Wanchain coin trên sàn giao dịch như Binance, Huobi Global cũng là lựa chọn nên xem xét.

Các sàn nào đang hỗ trợ giao dịch WAN?

Hiện nay, những sàn đang hỗ trợ giao dịch, trao đổi đồng WAN là:

  • Binance, qua cặp WAN/USDT, WAN/BTC, WAN/ETH.
  • Huobi Global, qua cặp WAN/BTC.
  • Kucoin, qua cặp WAN/BTC, WAN/ETH.