Kiến thức

Token là gì? 4 đặc điểm phân biệt Token với Coin

Binh

18 Tháng Ba 2022

Token là thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng,… và nhất là Crypto. Vậy Token là gì và có những đặc điểm như thế nào? Trong bài chia sẻ này, bePAY sẽ cùng bạn khám phá đầy đủ và chi tiết hơn về Token.

Token là gì?

Token là một dạng chữ ký số hay chữ ký điện tử đã được mã hóa thành dãy những con số cụ thể trên các thiết bị chuyên biệt (Token key). Chúng còn sở hữu những tên gọi khác như mã Token, số Token hay OTP Token, được thiết lập một cách ngẫu nhiên và chỉ sử dụng một lần duy nhất cho mỗi giao dịch. 

Vậy, vai trò của các số Token là gì? Hiện nay, Token không chỉ được doanh nghiệp áp dụng cho những giao dịch, đặc biệt là giao dịch online mà còn phổ biến trong quá trình thanh khoản của người tiêu dùng cá nhân. Bởi đây là một trong những công cụ hữu ích, vừa đem lại sự thuận tiện, chính xác lại giúp nâng cao bảo mật và có giá trị pháp lý như chữ ký trực tiếp.

token-la-gi

Token là gì?

Trong lĩnh vực Crypto, Token được xem là một loại tài sản kỹ thuật số, được phát hành và hoạt động trên một nền tảng Blockchain của dự án có sẵn, không sở hữu Chuỗi khối riêng như: Ethereum, Bitcoin, Waves,… Theo đó, các Token phục vụ các mục đích thanh toán, chuyển khoản,… thuộc hệ sinh thái tương ứng.

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào dạng Token trong Crypto.

Có những loại Token nào?

Tùy thuộc vào dự án mà các nhà phát triển sẽ thiết kế Token mang những đặc điểm, tính năng và định hướng khác nhau. Do đó, trên thực tế, loại tài sản mã hóa này khá đa dạng. Tuy nhiên, chúng ta có thể xếp chúng thành những nhóm cơ bản sau:

Nhóm Token trong lĩnh vực Crypto

Nhóm Token trong lĩnh vực Crypto có thể được phân loại dựa theo tính năng như sau:

Utility Token, tức Token tiện ích

Đúng như tên gọi, đây là nhóm Token được thiết kế với mục tiêu và tính năng cụ thể, mang đặc trưng của dự án xoay quanh: trả phí giao dịch, tặng thưởng staking,… Dạng Token này được tích hợp vào một giao thức hiện có trên nền tảng Blockchain nhất định và được sử dụng để truy cập các dịch vụ hỗ trợ mà không sinh ra để đầu tư trực tiếp.

Đặc biệt, mối quan hệ giữa nền tảng “chủ quản” và Token tiện ích là cộng sinh. Trong khi nền tảng cung cấp tính bảo mật thì những tài sản kỹ thuật số này đảm bảo các hoạt động trong mạng lưới được duy trì ổn định. Đồng nghĩa, bạn có thể sở hữu thông qua mua Token trực tiếp của dự án, hay trading và sử dụng chúng để thanh toán dịch vụ trong hệ sinh thái tương ứng. 

co-nhung-loai-token-nao

Có những loại Token nào?

>> Xem thêm: Utility token là gì? Utility Token và Security Token có gì khác nhau?

Security Token, tức Token chứng khoán

Security Token là gì? Có thể coi Security Token là một loại cổ phiếu điện tử dưới dạng Token, một tài sản đầu tư trực tiếp. Lợi tức mà chủ sở hữu Token nhận được sẽ tương ứng với mức cổ phần của dự án triển khai. Thậm chí, Security Token giống với chứng khoán đến mức, khi sở hữu một lượng Token đủ nhiều, bạn có thể tham gia quyết định một số vấn đề của dự án như các cổ phiếu biểu quyết.

Transactional Token hay Token giao dịch

Transactional Tokens được sử dụng để phục vụ việc giao dịch. Chúng giữ vai trò như một dạng tiền đơn vị, hoạt động tương tự các loại tiền tệ truyền thống – được trao đổi lấy sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ: USDT, DAI,…

Governance Token hay Token quản trị

Qua tên gọi, không khó để nhận ra mục đích phát triển các Governance Token là gì? Governance Token nhằm giúp tối ưu hóa quá trình quản trị dữ liệu và thông tin, nhất là các nội dung liên quan tới giao dịch. Theo đó, những bên liên quan có thể tham gia cộng tác, tranh luận hay bỏ phiếu về vấn đề quản lý hệ thống dựa trên công nghệ Blockchain. Ví dụ, trong giao thức Maker, MKR được tạo ra như mã Token thông báo quản trị.

governance-token

Governance Token

Platform Token hay Token nền tảng

Platform Token được sử dụng để cung cấp cơ sở hạ tầng cho các ứng dụng phi tập trung (dApps), dựa trên một nền tảng Chuỗi khối gốc. Vì thế, nhóm Token này sở hữu những ưu điểm có sẵn của nền tảng Blockchain cơ sở như bảo mật cao, tính linh hoạt,…

Ví dụ: Tether (USDT) được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum và phục vụ nhiều mục đích khác nhau trong giao dịch thông qua các hệ sinh thái và dApps hỗ trợ.

Ngoài những cái tên kể trên, cũng có một số loại Token khác như Equity Tokens (Token vốn chủ sở hữu), Payment Tokens (Token thanh toán),… với những tính năng riêng biệt, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người dùng.

Nhóm Token trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng

  • Soft Token

Soft Token là gì? Đây là một phần mềm với khả năng tích hợp ngay trên thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính,… và cung cấp mã Token cho người dùng gần như tức thì khi giao dịch.

  • Hard Token

Hard Token là một thiết bị điện tử riêng biệt, có kích thước tương đối nhỏ gọn như một chiếc USB. Vì thế, chúng không thể tích hợp trên máy tính, smartphone như Soft Token dù cùng sở hữu khả năng tạo ra OTP Token tức thì.

Những tính năng nổi bật của Token bạn nên biết

Trong lĩnh vực crypto, Token có những tính năng nổi bật như:

Là tài sản “lộ thiên”

Thông thường, để khai thác một tài sản Crypto, đặc biệt là Coin thì bạn cần tiến hành đào thông qua một hệ thống thiết bị và quy trình vô cùng phức tạp. Điều này cũng khó khăn như việc bạn khai thác một tài nguyên khoáng sản sâu trong lòng đất.

Trong khi ấy, Token gắn liền với các dự án liên quan với Blockchain và “lộ thiên” nên việc sở hữu thông qua mua bán, trading,… cũng dễ dàng hơn đáng kể.

Dễ dàng phát hành ra thị trường

Một trong những cách sử dụng Token của nhà phát triển, đơn vị chủ quản dự án Blockchain là phát hành chúng ra thị trường để kêu gọi vốn. Song, quá trình này đã được đơn giản hóa rất nhiều khi hợp đồng thông minh (Smart contract) xuất hiện. Các thủ tục, tiến trình thực hiện đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng hơn.

tinh-nang-cua-token

Những tính năng nổi bật của Token bạn nên biết

>> Xem thêm: Smart Contract là gì? Một số loại hợp đồng thông minh phổ biến

Giúp khai thác tối đa hệ sinh thái

Như đã chia sẻ, Token là một phương tiện để bạn có thể tiếp cận và khai thác tối đa những tính năng mà hệ sinh thái của nền tảng cơ sở tạo nên mà không cần thông qua ứng dụng thứ ba. Ví dụ như sàn giao dịch, ví điện tử,… hoặc các dApps.

Trong các lĩnh vực khác, nhất là ngân hàng, tài chính, một trong những cách sử dụng Token phổ biến nhất là xác thực giao dịch qua OTP Token. Đây là phương pháp hiệu quả, góp phần nâng cao lớp bảo mật thông tin người dùng nhưng vẫn mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng với độ chính xác cao.

Bên cạnh đó, Token cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Đối với Token mang ý nghĩa như chữ ký số, người dùng cần bỏ ra một khoản tiền nhất định để mua Token key hay Thẻ bảo mật nếu muốn khai thác tối đa tính bảo mật; các mã xác thực chỉ có hiệu lực ngắn, khoảng 60 giây…

Token và Coin là tài sản kỹ thuật số, chúng bị lệ thuộc khá nhiều vào dự án quản lý. Do đó, trong trường hợp các dự án không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng, rất có thể giá của Token khó được nâng cao. Trên thực tế, đây cũng được xem là hạn chế của Token cho tới thời điểm hiện tại.

Phân biệt Token với Coin

Coin cũng là một loại tài sản mã hóa nhưng được xây dựng trên một nền tảng Blockchain riêng biệt và hoạt động độc lập với nhau thay vì cộng sinh như Token. Ngoài ra, giữa Token và Coin còn có những điểm khác biệt sau:

  • Về tính năng

Coin được xem như một một đơn vị lưu trữ giá trị, một loại tiền tệ bên cạnh tiền pháp định. Nhưng Token thì không đơn thuần là một công cụ thanh toán, một phương tiện trong giao dịch nói chung.

su-khac-biet-giua-coin-va-token-la-gi

Phân biệt Token với Coin

  • Tính linh hoạt

Vì được xây dựng và phát triển trên một nền tảng Blockchain riêng biệt nên dường như coin ít có khả năng tương tác với các loại Crypto khác. Trong khi đó, Token linh hoạt hơn khi có thể được dùng để trả phí cho một giao dịch liên quan tới một Crypto khác.

Ví dụ, Tether có thể dùng để trả phí GAS cho cặp trading ETH/ BUSD trên Binance nhưng Bitcoin thì không.

  • Khả năng bảo mật

Token và Coin đều an toàn hơn tiền pháp định. Nhưng về cơ bản, Token có khả năng bảo mật cao hơn Coin khi hạn chế được các cuộc tấn công 51%. Lý do là bởi chúng được xây dựng trên một nền tảng Blockchain có sẵn với quy mô lớn, hệ sinh thái đa dạng. 

Hy vọng rằng, qua bài viết trên đây, bạn đã biết Token là gì, có những đặc điểm nào cũng như sự khác biệt giữa chúng với coin. Đừng quên ghé qua bePAY để cập nhật được nhiều thông tin hay hơn về thị trường Crypto.

FAQ

Nên lưu trữ Token ở ví nào để đảm bảo an toàn?

Nhìn chung, mỗi loại Token có thể được lưu trên nhiều ví hỗ trợ nhưng để đảm bảo an toàn thì bạn nên lựa chọn một số cái tên sau: MyEtherWallet, ImToken, Metamask, Ledger, NEO Tracker, Waves Wallet,…

Có thể mua Token ở đâu?

So với coin, việc mua Token dường như dễ dàng hơn khi bạn có thể tham khảo trực tiếp từ các dự án thông qua ICO, IDO. Trong trường hợp không mua được qua những hình thức phát hành token lần đầu như trên, bạn nên hướng đến các sàn giao dịch để mua từ các nhà đầu tư khác.

OTP Token hay số Token là gì?

Số Token là một dãy gồm những con số cụ thể, được mã hóa cũng như tạo ra một cách ngẫu nhiên và chỉ có giá trị sử dụng một lần duy nhất cho mỗi giao dịch. Thông thường, thời gian có hiệu lực của các mã này chỉ trong khoảng 60 giây kể từ khi được thiết lập.