Học Thuật

Network Effect là gì? Chi tiết về Network Effect (2022)

Binh

12 Tháng Ba 2022

Network Effect là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong kinh doanh, Marketing và gần đây là Crypto khi có thể tạo ra những kết quả bán hàng cũng như hiệu quả tiếp thị vô cùng vượt trội. Vậy Network Effect là gì? Network Effect có ý nghĩa ra sao và cần lưu ý những điểm nào khi áp dụng trong thực tiễn? Hãy cùng bePAY khám phá qua bài viết dưới đây.

Network Effect là gì?

Network Effect mang nghĩa hiệu ứng mạng. Đây là một thuật ngữ được dùng chủ yếu trên phương diện kinh tế học, nói về hiện tượng giá trị hoặc lợi ích mà người dùng nhận được từ một hàng hóa, dịch vụ hay tài sản bất kỳ phụ thuộc vào lượng khách hàng sử dụng cùng loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản đó.

Cụ thể hơn, trên một thị trường, nếu càng nhiều người tiêu dùng chọn mua và sử dụng một mặt hàng thì giá trị của mặt hàng đó sẽ càng tăng lên. Đây có thể là sản phẩm điện tử như smartphone, máy tính hay thực phẩm hoặc thậm chí là các dạng tài sản mã hóa, các dự án Crypto. 

network-effect-la-gi

Network Effect là gì?

Cũng cần lưu ý rằng, trong trường hợp của Network Effect, nguồn cung được cho làm luôn đảm bảo, không diễn ra tình trạng thiếu hàng, khan hàng. Điều này chứng tỏ sự ủng hộ của người tiêu dùng (positive feedback) là một trong những chìa khóa vô cùng quan trọng để đi đến thành công và lợi nhuận. Do đó, mục tiêu mở rộng tệp khách hàng, tiếp cận và khai thác tối đa lượng người mua hoặc các nhà đầu tư cần được chú trọng. 

Và ở một khía cạnh nào đó, việc xây dựng, triển khai sản phẩm, chiến dịch quảng bá nên hướng đến những yếu tố mang tính phổ thông, tính tương thích với cộng đồng thay vì chỉ tập trung vào hiệu quả.

Network Effect hoạt động như thế nào?

Tới đây, hẳn là có nhiều bạn đang quan tâm “Cơ chế hoạt động của Network Effect là gì?”. Rõ ràng, hiệu ứng mạng hoạt động dựa vào sự lan tỏa liên tục và không ngừng mở rộng của những phản hồi tích cực từ phía khách hàng, kết hợp với một phần tâm lý đám đông và thói quen mua hàng dựa vào đánh giá/ feedback trước đó.

Nhờ vậy, lượng sản phẩm bán ra có thể tăng một cách đều đặn, mang đến doanh thu khổng lồ. Điều này được thể hiện khá rõ trong các lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là thị trường tài sản mã hóa vốn rất “nhạy cảm” và thường xuyên có những xu hướng biến động mới.

Tất nhiên, không phải vô cớ mà người bán hàng, đơn vị chủ quản dự án có thể đạt được điều đó. Mà trước hết, ở chính sản phẩm, dịch vụ phải hội tụ được những giá trị cốt lõi, phù hợp với người tiêu dùng tiềm năng và Investors sẵn sàng rót vốn. 

network-effect-hoat-dong-ra-sao

Network Effect hoạt động như thế nào?

Ở đây, chúng ta cùng lấy ví dụ về Network Effect của Uber, dựa theo ý kiến phân tích từ David Sacks. Những tài xế đầu tiên đã “mời gọi” chính bạn bè của mình đến với dịch vụ của hãng, giúp kéo theo một số tài xế mới gia nhập mạng lưới. 

Nhờ số lượng lái xe tăng, thời gian chờ của khách và thời gian “chết” của tài xế được giảm xuống đáng kể. Chất lượng dịch vụ được cải thiện, mang đến những phản hồi tích cực từ khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Đồng thời, lợi ích của tài xế cũng được nâng cao, ngày càng nhiều người đăng ký hoạt động mới. Tất cả tạo điều kiện để Uber mở rộng hơn nữa thị trường cũng như gia tăng vị thế.  

Một ví dụ điển hình khác về hiệu ứng mạng trong kinh doanh, không đâu khác ngoài những trang thương mại điện tử top đầu như Amazon, EBay,… khi họ không chỉ nhắm tới người tiêu dùng đơn thuần mà còn “lôi kéo” tối đa những đơn vị bán lẻ tham gia và sàn của mình.

Hay trong Crypto, giao thức Liquid Staking cho phép người dùng có thể đồng thời tham gia staking nhằm bảo mật mạng và nhận phần thưởng từ khối, cũng như tìm kiếm lợi nhuận trong nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi). Điều này đồng nghĩa số lượng khách hàng sẽ tăng lên, kéo theo quyền lợi của các bên (đội ngũ phát triển, mạng lưới hỗ trợ,…) đều được tăng theo.

Dẫu vậy, ngay cả khi bạn đã hiểu cơ chế hoạt động của Network Effect là gì, việc vận dụng nó vào thực tiễn kinh doanh lại không hề dễ dàng.

>> Xem thêm: Staking là gì? Hướng dẫn cách Staking thành công 100% cho người mới

Phân loại Network Effect

Trong nội dung bài viết, chúng ta sẽ chia hiệu ứng mạng thành 3 nhóm chính với động lực thay đổi tùy thuộc vào tính ứng dụng. Đồng nghĩa, một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đều có thể tồn tại nhiều loại Network Effect khác nhau.

Direct Network Effects (Hiệu ứng mạng trực tiếp)

Direct Network Effects mô tả một cách trực tiếp và rõ ràng hiện tượng gia tăng tiêu dùng khi số khách hàng tăng dẫn đến sự gia tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Điều này có thể được dễ thấy trên nhiều mặt hàng đang có trên thị trường hiện nay, đặc biệt là những linh kiện điện tử, đồ y tế,…

Song như đã chia sẻ, Direct Network Effects không đồng nghĩa là nguồn hàng đang trở nên cạn kiệt mà đơn thuần sản phẩm được ngày càng nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn.

Indirect Network Effects (Hiệu ứng mạng gián tiếp)

Indirect Network Effects mô tả việc gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm làm tăng việc sản xuất các loại hàng hóa bổ sung nhằm đáp ứng, cuối cùng dẫn đến sự tăng giá trị của sản phẩm ban đầu. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid vừa qua, không khó để nhận thấy Indirect Network Effects trong lĩnh vực y tế, ví dụ như khẩu trang dùng một lần.

co-nhung-loai-network-effect-nao

Phân loại Network Effect

Two-sided Network Effects (Hiệu ứng mạng hai mặt)

So với hai loại hiệu ứng mạng đã nêu, Two-sided Network Effects có phần đặc biệt khi hiệu ứng này mô phỏng hiện tượng sự gia tăng nhu cầu sử dụng của một nhóm người dùng nào đó làm tăng giá trị một sản phẩm bổ sung của một nhóm người dùng riêng biệt khác và ngược lại. 

Như vậy, Two-sided Network Effects thường xuất hiện trong một hệ sinh thái những sản phẩm có mối quan hệ mật thiết thay vì từng mặt hàng độc lập.

Ý nghĩa và hạn chế của Network Effect

Ở phần này, chúng ta cùng xem ý nghĩa của Network Effect là gì và liệu hiệu ứng mạng có hoàn toàn mang đến những giá trị tích cực?

Ý nghĩa của Network Effect là gì?

Trong kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng, hiệu ứng mạng đóng vai trò rất quan trọng khi có thể giúp các công ty, thương hiệu bán hàng tạo ra nguồn lợi nhuận lớn, xa hơn là có khả năng đứng vững trước mọi biến động của thị trường. Lý do là bởi họ đảm bảo được sự kết nối, tương tác với lượng lớn khách hàng của mình, dễ dàng xây dựng nên cộng đồng khách hàng lâu năm vô cùng bền vững.

y-nghia-cua-network-effect-la-gi

Ý nghĩa của Network Effect là gì?

Để làm được điều đó, nhà kinh doanh cần phân tích thật kỹ lưỡng những đặc điểm ngành nghề, sản phẩm cũng như nhóm người tiêu dùng tiềm năng. Từ đó, đưa ra những hướng vận dụng Network Effect thật khéo léo như:

  • Thông qua việc sử dụng các mặt hàng đã có giá trị cao (đang được nhiều người ưa chuộng) để khai thác hiệu ứng mạng. Ví dụ: sử dụng các hình thức thanh toán thịnh hành nhất hiện nay (Visa, Ví tiền điện tử,…); quảng bá sản phẩm trên những trang mạng xã hội hàng đầu (Facebook, Instagram,…).
  • Thông qua quá trình khuyến khích sự gắn kết, tương tác với khách hàng bên cạnh việc cung cấp một sản phẩm chất lượng cao. Ví dụ: tổ chức có sự kiện, hoạt động tri ân, khuyến mại, hợp tác với KOLs,…

Tương tự như vậy, các dự án Crypto, các nền tảng hỗ trợ giao dịch tiền mã hóa hay bất cứ sản phẩm nào liên quan đến thị trường này cũng nên lấy tính ứng dụng, khả năng đáp ứng và giải quyết nhu cầu của người dùng làm trọng tâm. Có như vậy, tiềm năng của dự án, sản phẩm mới thực sự được khẳng định và hiện thực hóa. Đây chính là “chìa khóa” để thu hút những nguồn vốn lớn và chất lượng.

Ngoài những hướng đi trên, còn rất nhiều biện pháp để doanh nghiệp có thể khai thác một cách triệt để những giá trị và ý nghĩa của Network Effect. Dẫu vậy, không phải mọi phương thức đều mang lại kết quả như mong muốn. Bởi, hiệu ứng mạng cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định.

Nhược điểm của Network Effect 

Nhược điểm của Network Effect đó là:

  • Để thực sự tạo thành hiệu ứng mạng, doanh nghiệp cần thu hút một lượng khách hàng ban đầu, được gọi là Critical mass. Đây là quá trình gian nan, khó để thực hiện và duy trì.
  • Trong một số lĩnh vực đặc thù, Network Effect ở mức độ cao lại gây ra những hệ quả không mấy tích cực. Ví dụ như hoạt động của các mạng lưới Internet, Blockchain có thể bị tắc nghẽn, chậm lag nếu lượng người truy cập quá ồ ạt trong thời gian ngắn.

nhuoc-diem-cua-network-effect

Nhược điểm của Network Effect 

Để khắc phục điều này, các nhà mạng, đội ngũ DEV hay doanh nghiệp phải đảm bảo tiềm lực của mình đủ sức phục vụ số lượng khách hàng khổng lồ.

Ứng dụng Network Effect trong Crypto

Đối với các nhà đầu tư, hiệu ứng thú vị này có thể được sử dụng để dự đoán, phân tích và giải thích về khả năng, sự thành công hay thất bại của một dự án Crypto bất kỳ. Bitcoin (BTC) là một minh chứng điển hình. Trong những năm đầu, đồng tiền mã hóa này ít được biết đến, thậm chí không mấy ai nghĩ nó có thể trở thành “King of coin” như hiện nay.

Nhưng điều này hoàn toàn lý giải được khi phân tích chi tiết vào những ưu điểm của BTC: tính bảo mật cao, không chịu sự kiểm soát của bất cứ chính phủ hay cơ quan nào, có tính ứng dụng cao,… Quan trọng hơn, những thế mạnh cũng chính là giá trị cốt lõi ấy vượt xa các hạn chế vốn có và đủ để cộng đồng thấy ấn tượng hơn. Và từ những nhóm Investors ban đầu, số lượng người biết và sẵn sàng rót vốn và đồng coin này đã không ngừng tăng lên, giúp BTC thành công như hiện nay.

ung-dung-hieu-ung-mang-trong-crypto

Ứng dụng Network Effect trong Crypto

Ở góc độ khác, các nhà phát triển dự án, chủ doanh nghiệp có thể vận dụng Network Effect như một công cụ đắc lực, giúp giới thiệu, quảng bá dự án và sản phẩm Crypto sâu rộng hơn cũng thu hút những nguồn tiền đầu tư khổng lồ.

Và điểm bắt đầu, chắc chắn nên là xác định được giá trị thực sự của project và hoàn thiện, tối ưu sao cho tiệm cận nhất với mong muốn từ phía thị trường. Một điểm quan trọng không kém, chính là đảm bảo khả năng biến ý tưởng thành sự thật. Bởi lẽ, không ít dự án và sản phẩm đầy hứa hẹn nhưng chỉ dưới dạng tiềm năng và khá xa vời với thực tiễn, khiến chúng chưa hoặc khó thành công.

>> Xem thêm: Tổng hợp thông tin về Legends Of Crypto nhà đầu tư cần biết

Qua bài viết “Network Effect là gì? Chi tiết về Network Effect (2022)” trên đây, hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về hiệu ứng mạng cũng như tìm ra phương pháp vận dụng thật hiệu quả. Đừng quên theo dõi bePAY và trải nghiệm nhiều nội dung thú vị hơn trong tương lai.

FAQ

Network Effect có thể vận dụng trong đầu tư Crypto không?

Dù không quá rõ ràng nhưng hiệu ứng mạng hoàn toàn có thể được vận dụng trong quá trình đầu tư crypto. Cụ thể, thông qua việc phân tích tác động của Network Effect và các yếu tố ảnh hưởng đến một dự án tiền mã hóa nào đó, bạn sẽ dễ dàng đánh giá, phân tích được tiềm năng phát triển của dự án hơn. Dẫu vậy, điều này chỉ mang tính tương đối ở mức nhất định.

Hiệu ứng mạng có những loại nào?

Hiện nay, có thể chia hiệu ứng mạng thành 3 loại chính, gồm:

  • Direct Network Effects (Hiệu ứng mạng trực tiếp).
  • Indirect Network Effects (Hiệu ứng mạng gián tiếp).
  • Two-sided Network Effects (Hiệu ứng mạng hai mặt).