NU token là gì? Từ A-Z về dự án Nucypher (2022)
12 Tháng Bảy 2022
Dù mới khởi chạy chưa lâu nhưng Nucypher ít nhiều đã gây được sự quan tâm từ phía cộng đồng, nhất là các nhà đầu tư. Tuy vậy, trước khi quyết định rót vốn, chúng ta cần đánh giá chính xác về tiềm năng của dự án. Trong bài viết này, bePAY sẽ mang đến những thông tin chi tiết về Nucypher và NU token, giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về dự án Crypto tương đối nổi bật này.
Nucypher là gì?
Nucypher là dự án phát triển một hệ thống quản lý khóa phi tập trung (Knowledge Management System – KMS) nhằm khắc phục những hạn chế của quá trình sử dụng mạng đồng thuận trong vấn đề lưu trữ, thao tác dữ liệu riêng tư được mã hóa một cách an toàn.
Nucypher sẽ cung cấp khả năng mã hóa và kiểm soát luồng truy cập mật mã thông qua nền tảng mạng phi tập trung và khai thác tính năng mã hóa lại proxy. Dự án Nucypher hướng đến hai dịch vụ chủ yếu là:
- Quản lý và lưu trữ thông tin, dữ liệu bí mật, gồm mật khẩu và khóa riêng tư.
- Kiểm soát hoạt động truy cập động, gồm cấp và thu hồi có điều kiện các quyền truy cập vào dữ liệu bí mật.
Theo đó, Nucypher tạo nên một cơ sở hạ tầng bảo mật cao dành cho các ứng dụng đa lĩnh vực, từ chăm sóc sức khỏe đến tài chính hay data. Người dùng có thể chia sẻ dữ liệu, kể cả dữ liệu nhạy cảm trên các ứng dụng tập trung và phi tập trung được hỗ trợ.
Nucypher là gì?
Vậy, khởi nguồn ý tưởng về dự án Nucypher là gì? Đó là từ hiện thực đang hiện hữu, khi giữa khách hàng, doanh nghiệp hay các quốc gia có nhu cầu lớn về truyền tải thông tin liên quan đến công việc, hợp đồng giao dịch hoặc dữ liệu tối mật. Quá trình truyền tải này thường theo hai hình thức phổ biến, là đối xứng (sử dụng một key cố định có vai trò mã hóa và giải mã dữ liệu trao đổi) và bất đối xứng (sử dụng hai loại key khác nhau, gồm Public Key và Private Key).
Tuy nhiên, cả hai hình thức kể trên đều tồn tại những hạn chế nhất định. Sử dụng key đối xứng giúp rút ngắn thời gian truyền tin nhưng thiếu tính bảo mật, dễ bị hacker tấn công. Sử dụng key bất đối xứng dù an toàn hơn nhưng tốc độ hoàn tất quá trình khá chậm. Đây chính là lý do lớn nhất giúp các nhà phát triển nghĩ đến ý tưởng mang tên Nucypher.
Nucypher hoạt động như thế nào?
Nếu như chưa biết cách thức hoạt động của Nucypher là gì, đây là câu trả lời dành cho bạn. Nhờ vào việc lưu trữ dữ liệu cá nhân của các Blockchain công khai được an toàn, nền tảng Nucypher cung cấp dịch vụ mật mã cho một số giao thức Chuỗi nhất định. Cụ thể là Umbral (sơ đồ mã hóa) và Ursula (mạng lưới nút mạng hoạt động):
- Umbral là một chương trình mã hóa do Nucypher phát triển, cho phép người dùng lưu giữ các dữ liệu riêng tư và chia sẻ thông tin an toàn.
- Ursula là một quy trình được thực hiện bởi các nút mạng “proxy”. Lúc này, chủ sở hữu dữ liệu sẽ mã hóa và cấp quyền giải mã cho bên nhận dữ liệu. Trong đó, proxy không được trao quyền truy cập vào dữ liệu cơ bản hay khóa giải mã.
Cách thức hoạt động của Nucypher
Đối với Ursulas, người dùng cần staking (đặt cọc) NU token – đồng tiền mã hóa của Nucypher để tham gia cũng như thực hiện nhiệm vụ mạng và kiếm thưởng. Lưu ý rằng, trong trường hợp việc mã hóa lại không chính xác hay thời gian chờ quá dài, các nút mạng (node) có thể mất một phần, thậm chí toàn bộ NU token đã staking.
Bên cạnh đó, node Ursula cũng có thể nhận được phần trăm phí giao dịch ETH tương ứng khi cung cấp dịch vụ bảo mật và quyền riêng tư cho Nucypher trên các ứng dụng phi tập trung hoạt động trong hệ sinh thái Ethereum. Để làm rõ cách thức hoạt động của Nucypher, cùng tham khảo ví dụ dưới đây:
- Alice là chủ sở hữu dữ liệu. Cô thực hiện mã hóa dữ liệu, tải chúng lên mạng Nucypher và cấp quyền truy cập tới bất cứ ai Alice muốn. Điều này đi kèm với một chính sách riêng của Alice, gọi là Policy Arrangement.
- Một nhóm người dùng trên Nucypher nhận thông tin về Policy Arrangement. Họ chấp nhận chính sách và mã hóa lại dữ liệu để thu về khoản thanh toán phí cùng phần thưởng token tương ứng. Thông qua mã hóa lại proxy, các node và lớp lưu trữ không thể có quyền truy cập vào dữ liệu gốc của Alice.
- Mỗi điều khoản trong chính sách Alice đều sở hữu một khóa mã hóa được liên kết. Khóa này có thể được dùng bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức nào nhằm mã hóa dữ liệu thay Alice. Dữ liệu được mã hóa kết quả hoàn toàn có thể tải lên IPFS, Swarm hay bất kỳ lớp lưu trữ nào khác.
- Bob là một người nhận dữ liệu từ Alice. Anh lấy dữ liệu đã được mã hóa từ lớp lưu trữ tương ứng và gửi yêu cầu truy cập đến Nucypher. Nếu như các điều khoản trong chính sách hoàn tất, dữ liệu sẽ được mã hóa lại thành khóa công khai của Bob. Anh sẽ có thể giải mã nó thông qua khóa riêng tư của mình.
- Các bên sẽ thực hiện các khoản phí tương ứng. Người dùng tham gia mã hóa lại dữ liệu cũng nhận về một phần phí và phần thưởng token.
>> Xem thêm: Tất tần tật thông tin về Ember Sword nhà đầu tư cần biết
Đội ngũ phát triển dự án Nucypher
Đội ngũ phát triển của Nucypher gồm một số cái tên dưới đây:
- MacLan Wilkison: Co-founder & CEO dự án.
- PhD. Michael Egorov: Co-founder & CTO dự án.
- PhD. David Nunez: Cryptographer của dự án.
- John Pacific: Engineer của dự án.
Đội ngũ phát triển dự án Nucypher
Bên cạnh đó, Nucypher cũng nhận được sự đầu tư của không ít đơn vị lớn như: Polychain Capital, CoinFund, Nima Capital,… Vào năm 2018, NuCypher đã giới thiệu testnet riêng. Tháng 10 năm 2019, mạng thử nghiệm công khai của dự án được ra mắt. Đặc biệt, mainnet của Nucypher chính thức được phát hành chỉ một năm sau đó (tháng 10/2020).
Token dự án Nucypher
Thông tin về NU token
NU là token chính thức trong dự án Nucypher, được Nucypher KMS Foundation phát hành vào năm 2017 thông qua hình thức Private Sale (mở bán riêng tư). Tính đến thời điểm hiện tại, giá bán của mỗi NU token là khoảng $0,166688 với mức vốn hóa thị trường đạt ngưỡng $117.181.625. Dưới đây là thông tin kỹ thuật của Nucypher token:
- Ký hiệu: NU.
- Blockchain thiết kế: token NU được tạo trên Chuỗi khối Ethereum.
- Phân loại: NU thuộc nhóm token tiện ích (Utility token).
- Tiêu chuẩn thiết kế của NU: ERC20.
- Tổng lượng cung Nucypher token tối đa: 3,885,390,082.
- Lượng cung lưu hành hiện tại: 703,000,000.00 NU.
Về thông tin các vòng mở bán, đợt Pre Sale của NU token được diễn ra vào tháng 08/2017 và đã huy động thành công 4.3 triệu đô. Tiếp đó, Nucypher không tổ chức Public Sale mà thực hiện Main Sale ngay sau khi giới thiệu mạng chính thức của nền tảng.
Thông tin về Nu token
NU token có vai trò gì?
Những vai trò cơ bản của token dự án Nucypher là:
- NU được dùng làm phần thưởng dành cho những ai tham gia vào mạng lưới, nhất là các dịch vụ quản lý khóa và ủy quyền truy cập trong Nucypher.
- Token NU có thể được dùng như tài sản thế chấp để khởi chạy một nút mạng bất kỳ.
- Người dùng cũng có thể thanh toán chi phí giao dịch hay dịch vụ khác trên Nucypher như Encrypted Slack, Decentralized Dropbox bằng NU token.
- Ngoài ra, đồng tiền ảo NU còn có thể được sử dụng để tham gia staking và nhận thêm phần thưởng từ nền tảng.
NU token có vai trò gì?
Điểm nổi bật của Nucypher và NU token
Tại thời điểm được triển khai thì ý tưởng tái mã hóa Proxy cho các nền tảng Chuỗi khối là khá mới mẻ. Đồng thời, Nucypher cho thấy những điểm nổi bật sau:
- Tạo ra lớp bảo mật và quyền riêng tư trên các Blockchain, tránh tình trạng ứng dụng thiếu tin cậy cũng có thể truy cập, khai thác dữ liệu.
- Sở hữu hệ sinh thái người dùng tham gia Staking bền vững khi tích hợp nhiều cơ chế và giao thức chất lượng, như CASI (Come and Stake It), University Staking Program, Incentivized Testnet hay mô hình thiết lập nút mạng WorkLock.
- Hướng đến mô hình quản trị phi tập trung thông qua Nucypher DAO. Từ đó, người dùng được trao nhiều quyền hơn trong quá trình tham gia, quản lý và vận hành Nucypher.
Điểm nổi bật của Nucypher và NU token
>> Xem thêm: Thông tin mới nhất về đồng Onecoin. Tiền ảo Onecoin lừa đảo hay không?
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ NU token là gì? Mong rằng, những thông tin mà bePAY chia sẻ sẽ là dữ liệu hữu ích để bạn đọc có đánh giá chính xác hơn về tiềm năng phát triển cũng như cơ hội sinh lời của Nucypher trong tương lai.
FAQ
Những sàn nào đang hỗ trợ giao dịch token NU?
Các sàn đang hỗ trợ người dùng giao dịch token NU gồm:
- Coinbase Exchange với cặp NU/USD, NU/BTC, NU/EUR, NU/GBP.
- Uniswap (V2): NU/WETH.
Nên lưu trữ tiền ảo NU trên những ví nào?
Một số ví bạn nên tham khảo nếu muốn lưu trữ token NU gồm: Ledger, Trust Wallet, MetaMask.
Celo là gì? Review chi tiết về dự án Celo và CELO coin (2022)
25 Tháng Tư 2022ANKR coin là gì? 3 thông tin về Ankr network không nên bỏ qua
06 Tháng Sáu 2022POND token là gì? Dự án Marlin Protocol có gì nổi bật?
06 Tháng Bảy 2022KAI coin là gì? Tất tần tật về dự án KardiaChain Vietnam
23 Tháng Ba 2022Hard fork là gì? Tại sao Blockchain cần Hard fork?
03 Tháng Sáu 2022Đào coin là gì? Cẩm nang đào coin từ A tới Z (2022)
26 Tháng Ba 2022Khám phá Cross Chain – Giải pháp tối ưu Blockchain
26 Tháng Hai 2022ZRX là gì? Những ưu và nhược điểm của dự án ZRX
13 Tháng Năm 2022Hiểu rõ dự án Celsius Network và đồng CEL coin
28 Tháng Bảy 2022