Kiến thức

LOOM là gì? Đánh giá về LOOM và Loom network (2022)

Binh

25 Tháng Tư 2022

So với những cái tên như Solana, Polkadot, NEAR Protocol,… LOOM và Loom network ít được cộng đồng biết đến hơn. Dẫu vậy, đây vẫn là những cái tên sở hữu nhiều điểm nổi bật nhất định trong thị trường Crypto. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng bePAY tìm hiểu rõ hơn LOOM là gì và những đặc điểm của Loom network.

LOOM là gì?

Thông tin cơ bản của LOOM

Dành cho bạn đọc chưa biết LOOM là gì, đây là đồng tiễn mã hóa chính thức của dự án Loom network, được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng Blockchain của Ethereum với tiêu chuẩn token ERC20. Một số thông tin cơ bản khác của LOOM coin gồm:

  • Ký hiệu: LOOM
  • Mã hợp đồng: 0xa4e8c3ec456107ea67d3075bf9e3df3a75823db0
  • Tổng cung tối đa của LOOM token: 1,000,000,000

Đồng tiền mã hóa LOOM được xếp vào nhóm token tiện ích. Tính đến ngày 24/04/2022, giá bán của mỗi LOOM coin là khoảng $0.1033, tổng vốn hóa thị trường ở ngưỡng $103,270,514.

loom-la-gi

LOOM là gì?

Tỷ lệ phân bổ token LOOM

Tại thời điểm phát hành, LOOM token được phân bổ theo tỷ lệ sau:

  • Dành cho vòng Private Sale: 45%, token không bị khoá, giá bán được đưa ra là ~$0,07/LOOM (1 ETH = 22,500 LOOM).
  • Dành cho đội ngũ phát triển: 10%, được trả 5% sau khi hoàn tất đợt “Private Sale” vào 01/2018 và 5% còn lại được trả làm 2 đợt trong 6 tháng (3 tháng một lần với 2,5% số token).
  • Với đội ngũ cố vấn (advisors): 10%, token không bị khoá.
  • Dùng làm quỹ dự trữ (Reserve Funds): 35%, token không bị khoá.

ty-le-phan-bo-cua-loom

Tỷ lệ phân bổ token LOOM

Dự án phía sau token LOOM là gì?

Để hiểu rõ hơn đặc điểm của LOOM là gì, không thể không nói tới dự án Crypto phía sau, mang tên Loom network. Đây là một dự án Crypto hướng đến việc tạo ra giải pháp cho layer 2, mang lại khả năng mở rộng của nền tảng Chuỗi khối Ethereum.

Theo đó, Loom network được xây dựng như một mạng lưới các DPoS (Delegated Proof of Stake) Sidechain, cho phép các dApps (ứng dụng phi tập trung) và games có thể mở rộng dễ dàng và hiệu quả hơn.

du-an-phia-sau-loom-la-gi

Dự án phía sau token LOOM là gì?

Dự án mạng lưới Loom được triển khai từ năm 2018, trụ sở hoạt động đặt ở Bangkok, Thái Lan và có một đội ngũ phát triển gồm những cái tên nổi bật như:

  • James Duffy (Co-founder): Là một doanh nhân, một nhà phát triển công nghệ đam mê với Crypto khi bắt đầu rót vốn cho Bitcoin từ 2013. James Duffy đã nhận bằng cử nhân máy tính tại Virginia Tech và sáng lập nên KoreaJobFinder.com – một trang chuyên về tuyển dụng tại Hàn dành cho những ai có trình độ tiếng Anh tốt. Duffy cũng là nhà phát triển chính của công ty chuyên về hàng order Mỹ ở Hàn Quốc, tên Casual Steps Inc.
  • Luke Zhang (Co-founder): Luke Zhang đã hoàn tất chương trình đào tạo chuyên ngành nghiên cứu hành chính tại đại học York. Từ năm 2014 đến 2016, Zhang trở thành nhà phát triển chính của công ty Elemica. Sau đó là công ty BlockMason Inc từ 2016 đến 2017.
  • Matthew Campbell (Co-founder): Matthew Campbell tốt nghiệp đại học Georgia State và từng có nhiều năm kinh nghiệm ở những công ty hàng đầu như Gucci, Bloomberg.

Với đội ngũ phát triển chất lượng, không khó hiểu khi Loom network roadmap được xây dựng với những mốc cụ thể:

  • Tháng 3 năm 2018: Chính thức khởi động dự án, phát hành phiên bản Alpha với tính năng DelegateCall.
  • Tháng 4 năm 2018: Phiên bản “Loom network 0.5” được ra mắt và một số lượng giới hạn nhà phát triển có thể thử nghiệm phiên bản.
  • Tháng 5 năm 2018: Phiên bản “Loom Network 0.8” được phát hành (hỗ trợ ngôn ngữ lập trình Solidity) và phiên bản beta cho nhiều người được mở.
  • Tháng 6 năm 2018: Dự án tung ra phiên bản beta công khai 1.0 với bộ công cụ hỗ trợ xây dựng phần mềm (SDK) dành cho tất cả các nhà phát triển trên toàn cầu.

Được xem như một giải pháp của công nghệ Blockchain, nên Loom network roadmap sẽ còn được nối dài trong tương lai với những mục tiêu xa hơn, những tính năng và ứng dụng hiệu quả hơn.

>> Xem thêm: Zilliqa là gì? Những điều cần biết trước khi đầu tư vào ZIL coin

Chức năng của token LOOM là gì?

LOOM token có 4 vai trò chính trong hệ sinh thái của Loom, bao gồm: 

  • Validators: Với 1,25 triệu LOOM, người dùng có thể trở thành Validator để xác thực thông tin giao dịch, tạo khối mới cũng như tham gia quản trị mạng lưới và nhận token thưởng. Lưu ý rằng, đây là hình thức Loom network staking nên lượng token đặt cọc sẽ bị tạm khóa cho tới khi kết thúc quá trình.
  • Delegators: Chủ sở hữu LOOM coin có thể uỷ quyền hoặc gộp số Crypto của mình vào một nodes phù hợp để cùng tham gia Loom network staking qua PlasmaChain Dashboard.

chuc-nang-cua-token-loom-la-gi

Chức năng của token LOOM là gì?

  • Developers: Cũng với Loom network staking, các developers có thể tự phát triển DApps riêng trên hệ sinh thái Loom sau khi đặt cọc và thanh toán phí dịch vụ bằng token LOOM.
  • End-users: Người dùng có thể dùng LOOM coin để mua bán các vật phẩm, nhân vật trong games thuộc hệ sinh thái dự án.

Theo nhiều đánh giá, LOOM là đồng tiền mã hóa đặc biệt khi cung cấp cho người dùng những giá trị tuyệt vời để khai thác tối đa tính năng của hệ sinh thái Loom.

Chúng giữ vai trò là phí thành viên trên tất cả các DAppChain thuộc hệ sinh thái, mang đến khả năng truy cập để chuyển các tài sản số và dữ liệu Crypto qua lại giữa Ethereum và Loom DAppChain. 

Tính năng, điểm nổi bật của Loom network và LOOM

Trong phần này, hãy cùng khám phá xem tính năng và đặc điểm nổi bật của Loom network, LOOM là gì?

  • DelegateCall

DelegateCall được biết đến là một trong những DappChain đầu tiên của mạng lưới Loom. Đây là website chuyên về hỏi đáp, có mục đích chia sẻ kiến ​​thức liên quan đến công nghệ Blockchain cũng như đánh giá sản phẩm do các nhà phát triển ứng dụng tạo ra trên LOOM.

Để khuyến khích sự nỗ lực, hệ thống cũng sẽ trao phần thưởng cho những developers được đánh giá tích cực qua DelegateCall.

tinh-nang-noi-bat-cua-loom-network

Tính năng, điểm nổi bật của Loom network và LOOM

  • CryptoZombies

Đây là một ứng dụng phi tập trung, hỗ trợ quá trình xây dựng các trò chơi điện tử trên Loom nhờ vào hợp đồng thông minh (smart contract) trên Ethereum và ngôn ngữ lập trình Solidity.

  • EthFiddle

EthFiddle đã được hàng ngàn người sử dụng để chia sẻ các đoạn mã Solidity. Về cơ bản, đây là ứng dụng biên dịch, kiểm tra và khởi chạy Solidity đã được cộng đồng sẻ chia.

  • SolidityX

SolidityX được xem như một ngôn ngữ lập trình riêng biệt của nền tảng Loom, sở hữu tính năng biên dịch tự động sang ngôn ngữ lập trình Solidity để tăng cường tính bảo mật, tính hiệu quả trong quy trình tạo các ứng dụng phân quyền.

>> Xem thêm: WAN coin là gì? Tìm hiểu về WAN coin và Wanchain

Qua những chia sẻ trên đây của bePAY, hẳn là bạn đã hiểu hơn Loom network và đồng LOOM là gì. Tuy nhiên, quyết định đầu tư vào dự án này hay không sẽ phụ thuộc vào định hướng và nhận định của mỗi cá nhân. Đừng quên theo dõi bePAY để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về thị trường Crypto trong thời gian tới. 

FAQ

Có những cách nào để sở hữu đồng LOOM?

Để sở hữu đồng tiền mã hóa LOOM, bạn có thể:

  • Mua trực tiếp trên các sàn hỗ trợ giao dịch: Coinbase Ex, Binance, Huobi Global,…
  • Tham gia Loom network staking để kiếm thêm token thưởng.

Có thể lưu trữ LOOM trên các ví nào?

Là một token được thiết kế theo tiêu chuẩn ERC20, LOOM có thể được lưu trữ trên: 

  • Ví nóng: Trust Wallet, MetaMask, Binance Chain Wallet.
  • Ví trên sàn giao dịch: Binance, Huobi Global,…
  • Ví lạnh: Ledger Nano S, Trezor, imToken.

Sàn giao dịch nào đang hỗ trợ mua bán, trao đổi LOOM?

Các sàn đang hỗ trợ trao đổi, mua bán đồng LOOM gồm:

  • Coinbase Ex với cặp LOOM/USD, LOOM/USDC.
  • Binance với cặp LOOM/BTC, LOOM/ETH.
  • Huobi Global với cặp LOOM/USDT.