Kiến thức

Lithium Finance là gì? Có nên đầu tư LITH coin không?

Ngoan

23 Tháng Tư 2022

Định giá cho các tài sản kém thanh khoản giờ đây đã không còn là một vấn đề quá lớn khi đã có Lithium Finance. Vậy chính xác Lithium Finance là gì? Có nên đầu tư vào đồng coin LITH của dự án này không? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây của bePAY.

Tổng quan về dự án Lithium Finance

Lithium Finance là gì?

Lithium Finance là một nền tảng giúp định giá những tài sản kém thanh khoản. Trong đó, Lithium Finance sẽ sử dụng các Oracle định giá – một phiên bản trí tuệ của PitchBook và Crunchbase. Oracle được hỗ trợ bởi các ưu đãi về tiền điện tử, tận dụng tính bất biến của hệ thống tài sản toàn cầu thuộc sự quản lý của Ethereum để cung cấp những thông tin đáng tin cậy. 

Oracle cung cấp dữ liệu theo thời gian thực cho các Blockchain và hợp đồng thông minh. Như vậy, người dùng có thể biết được giá trị của tất cả những tài sản khó định giá như cổ phiếu Pre-IPO, vốn cổ phần tư nhân và nhiều loại tài sản kém thanh khoản khác trên thị trường. 

lithium-finance-la-gi
Lithium Finance giúp định giá tài sản kém thanh khoản

>> Xem thêm: Oracle là gì? Ưu nhược điểm và lợi ích Oracle mang lại

Lithium Finance giúp giải quyết vấn đề gì?

Lithium là giao thức tiên phong trong vấn đề định giá tài sản kém thanh khoản. Lithium có thể làm điều này một cách nhanh chóng và tiết kiệm, cho phép xác định giá của những tài sản kém thanh khoản như cổ phiếu hay vốn cổ phần tư nhân.

Lithium Finance thúc đẩy nhiều lĩnh vực tăng trưởng nhờ những đặc điểm nổi bật:

  • Cơ chế đồng thuận độc quyền của Lithium đặt nền móng cho tài sản thực kết hợp với tài chính phi tập trung DeFi.
  • Kết nối tài sản trên toàn cầu mà bất kỳ ai cũng có thể staking và nhận phần thưởng.
  • Các Blockchain lưu trữ hồ sơ các giao dịch vĩnh viễn để đảm bảo danh tiếng.

Những tiến bộ trong ngành công nghệ thông tin không cần chứng nhận chuyên gia hay xác minh nguồn thông tin đã làm giảm đáng kể chi phí và mở ra quyền truy cập tự do cho tất cả người dùng trên thế giới. 

y-nghia-lithium-finance
Lithium đi tiên phong trong vấn đề định giá tài sản kém thanh khoản

Điểm khác biệt của Lithium Finance

Theo Lithium Finance, DeFi hiện có rất nhiều dự án Oracle nhưng hầu hết đều không cập nhật giá một cách kịp thời và chính xác đối với những dạng tài sản khó định giá. Đây chính là rào cản gia nhập DeFi mà các dự án startup cần vượt qua.

Hệ thống của Lithium sẽ sử dụng DMI (Determinant-base Mutual Information). Cơ chế này có hai dạng: Wisdom Node và Wishdom Seeker với vai trò như sau:

  • Wishdom Seeker: Là người tìm báo giá cho các loại tài sản kém thanh khoản. Họ sẽ dùng LITH token để làm tiền thưởng.
  • Wishdom Node: Là người trả lời báo giá cho các tài sản kém thanh khoản, cần phải staking LITH.

Với trường hợp tài sản là cổ phiếu của các công ty, Lithium sẽ tạo một cuộc thăm dò ý kiến để các chuyên gia đưa ra câu trả lời. Những câu trả lời chất lượng sẽ được nhận phần thưởng là LITH token, còn câu trả lời kém chất lượng sẽ bị trừ LITH.

vai-tro-lithium-finance
Điểm khác biệt của Lithium Finance

Trong lĩnh vực bất động sản, việc định giá tài sản cũng gặp nhiều khó khăn. Nếu muốn mua một căn hộ trong thời kỳ giá luôn tăng, và bạn không biết khi nào giá giảm xuống để có thể mua được, thì Lithium có thể sử dụng dữ liệu rồi đưa vào bộ máy tính toán độc quyền của riêng nó. Từ đó đưa ra những dự đoán tốt nhất cho người dùng.

Ngoài ra, ở lĩnh vực cực khó xác định giá trị như đồ cổ, Lithium Finance sẽ định giá bằng cách tập hợp tất cả các dữ liệu cần thiết về những món đồ cổ này, đưa vào phân tích và đưa ra kết luận về giá trị của món hàng.

Đội ngũ dự án

Đội ngũ chủ chốt của dự án Lithium Finance bao gồm các thành viên sau:

  • David Lighton – FOUNDER: Ông đã có nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường Crypto với vai trò là Founder của dự án SendFriend, một startup fintech trong lĩnh vực Blockchain. Trên con đường sự nghiệp của mình, David Lighton nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ Techstars, Ripple và Barclays.
  • Steve Derezinski – Giám đốc điều hành Lithium Finance: Ông cũng từng là thành viên cấp cao trong hội đồng quản trị và là một Kỹ sư Blockchain & MBA của MIT. Cho đến nay, Steve đã cho ra mắt 80+ startup với số vốn huy động được hơn $250M.
  • Steven Ciraolo – Head of Blockchain: Ông có 4 năm làm full-stack developer Blockchain.
  • Abhishek Ray – Senior Blockchain Developer: Ông là một nhà phát triển hợp đồng thông minh và Blockchain lâu năm.
lithium-finance-team
Thành viên chủ chốt của Lithium

Nhà đầu tư

Dự án Lithium Finance đã gọi vốn thành công được tổng cộng $5M tiền vốn, dẫn đầu bởi Pantera và Hashed. Ngoài ra, các quỹ lớn khác cũng góp mặt trong đội ngũ nhà đầu tư rót vốn cho Lithium bao gồm: Alameda Research, Huobi Ventures’ Blockchain Fund, NGC, LongHash, OKEx’s Blockdream Ventures và Genesis Block.

Những thông tin cần biết về Lithium Finance coin

LITH coin là gì?

Sau khi tìm hiểu về dự án Lithium Finance, bây giờ chúng ta hãy cùng khám phá xem LITH coin là gì. LITH coin là đồng tiền do chính Lithium Finance phát hành. LITH còn được gọi là đồng native coin của dự án. 

Giá Lithium coin được cập nhật ngày 21/4/2022 là 0,004271 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là 476,740 USD. Giá Lithium coin đã tăng 1,32% trong 24 giờ qua. Xếp hạng CoinMarketCap hiện tại là #996, với vốn hóa thị trường thực là 8.960.754 USD. Nguồn cung lưu hành là 2.098.170.816 LITH.

Để mua Lithium với tỷ giá hiện tại, bạn có thể lên các sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu như: OKX, BingX, KuCoin, Gate.io và MEXC.

lith-coin
LITH coin là gì?

Lithium Finance token

Lithium Finance token – LITH thuộc dạng token tiện ích được phát hành bởi Lithium Finance với cơ chế thưởng và làm token staking cho các cuộc thăm dò ý kiến (poll). Trong quá trình đặt câu hỏi và trả lời, mỗi cá nhân sẽ tham gia staking một số tiền nhất định dưới dạng tiền thưởng. 

Sự kết hợp của Lithium Finance staking sẽ tạo ra các tín hiệu mạnh hơn, hướng tới những người mang nguồn thông tin tốt hơn đến cho các công ty. Token của dự án Lithium được phân bổ như sau:

  • Staking Reward: 30%
  • Token Sale: 19.8%
  • Ecosystem: 15%
  • Liquidity: 10.2%
  • Team: 10%
  • Community: 10%
  • Advisors: 5%
phan-bo-lithium-finance-token
Phân bổ token LITH

LITH được dùng để làm tiền thưởng cho các Wisdom Node, khuyến khích họ đưa ra những câu trả lời chính xác về việc định giá. Ngoài ra, Wisdom Node cần phải đảm bảo câu trả lời của mình đang cung cấp đúng những gì mà các công ty cần bằng cách tham gia hoạt động Lithium Finance staking.

Cách kiếm và lưu trữ LITH Token

Người dùng có thể kiếm được LITH token bằng cách mua bán trên Lithium, hoàn thành nhiệm vụ được giao trên nền tảng hoặc mua trên sàn sau khi đồng coin này được list.

Về phần lưu trữ, LITH token tuân theo tiêu chuẩn ERC-20 để nhằm mục đích huy động vốn, cho nên bạn có thể lưu trữ LITH ở các ví theo tiêu chuẩn ERC-20 hiện nay như: Coin98 Wallet, Trust Wallet, Metamask Wallet,…

Có nên đầu tư LITH không?

Lithium Finance là nền tảng cung cấp dữ liệu về giá trị của những tài sản kém thanh khoản nhờ Oracle. Dự án này cho phép người dùng tiếp cận những dữ liệu khan hiếm về giá cả trên thị trường sơ cấp (OTC) mà thường chỉ nắm giữ bởi những người môi giới, những nhà quản trị cấp cao hoặc các chuyên gia nhiều năm trong M&A. 

co-nen-dau-tu-lithium-finance
Lithium Finance là một dự án hữu ích cho các công ty cần định giá tài sản

Lithium Finance khuyến khích chia sẻ dữ liệu về giá cả các tài sản khó định giá một cách công khai nhưng vẫn giữ được sự bảo mật danh tính. Tuy nhiên, dự án có một điểm trừ đó là lộ trình phát triển chưa rõ ràng, không có mốc thời gian cụ thể mà chỉ được thông báo sơ qua về những gì sẽ triển khai trong tương lai.

>> Xem thêm: DeFi là gì? Có nên tham gia ngành tài chính DeFi?

Mọi thông tin trong bài viết đều được bePAY tổng hợp nghiên cứu và không được coi là lời khuyên đầu tư. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã hiểu hơn về Lithium cũng như đồng coin của dự án. Từ đó các bạn có thể tự đưa ra được những phương án đầu tư hiệu quả nhất trong hoàn cảnh thị trường hiện nay. Chúc bạn thành công!

FAQ

Wisdom Node là ai?

Wisdom Node là những chuyên gia có kiến ​​thức về định giá của các công ty tư nhân. Họ có thể là nhà đầu tư, nhà môi giới hoặc bất kỳ ai có kinh nghiệm hoạt động trong thị trường tư nhân. Một nhà môi giới thường nắm được giá giao dịch mới nhất của các công ty tư nhân. 

Tuy nhiên, hiện tại Wisdom Node không có động cơ để tiết lộ giá cho các công ty cùng ngành, gián tiếp tạo ra một thị trường không rõ ràng. Những nhà đầu tư thường xuyên theo dõi danh mục đầu tư cũng có khả năng ước tính sự thay đổi giá tốt hơn. 

Wishdom Seeker là ai?

Wishdom Seeker là người tổng hợp nguồn thông tin về tài sản trên toàn cầu, sau đó tạo ra mức giá tốt nhất hiện có. Wishdom Seeker sẽ phục vụ các dự án tiền điện tử, các công ty cổ phần tư nhân, ngân hàng đang có nhu cầu mua lại và sáp nhập, hay những nhà phân tích, nhà đầu tư. Tất cả các công ty này đều đang tìm kiếm thông tin về giá trị của tài sản để đưa ra quyết định chính xác.