KYC là gì? Tìm hiểu về KYC và KYC trong Crypto 2022
06 Tháng Năm 2022
KYC được xem là một trong những hoạt động không thể thiếu trong các ngân hàng, tổ chức tài chính. Với sự xuất hiện và mở rộng của thị trường Crypto, hoạt động này càng trở nên phổ biến. Vậy KYC là gì, đặc điểm của KYC như thế nào? bePAY sẽ giúp bạn giải đáp qua bài chia sẻ sau.
Tổng quan về KYC
KYC là gì?
KYC là viết tắt từ cụm từ “Know Your Customer”, có nghĩa là hiểu về khách hàng của bạn. Đây là thuật ngữ để nói về quá trình tìm hiểu, xác minh danh tính và thông tin khách hàng mà các ngân hàng, tổ chức tài chính cùng nhiều doanh nghiệp khác thường xuyên thực hiện với những mục tiêu khác nhau.
Hoặc là đảm bảo các thủ tục trong quá trình mở tài khoản mới, hoặc là kiểm tra hồ sơ định kỳ hay tuân thủ những nghiệp vụ đặc thù nào đó. Nhờ vậy, các quy trình tài chính, ngân hàng hoặc hoạt động liên quan sẽ được đảm bảo tính chính xác, đạt chất lượng cao.
KYC là gì?
Những đối tượng chính cần được thực hiện KYC gồm:
- Cá nhân muốn mở tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ tín dụng.
- Cá nhân muốn mở tài khoản chứng khoán và giao dịch chứng khoán.
- Cá nhân tham gia giao dịch tiền mã hóa.
- …
Tùy vào lợi ích của dịch vụ được khách hàng hướng đến, hoạt động Know Your Customer sẽ có những cấp độ yêu cầu, đòi hỏi khác nhau. Ví dụ, mở thẻ tín dụng, visa thường “khắt khe” hơn mở thẻ ghi nợ nội địa…
Một quy trình xác minh KYC cơ bản gồm hai nội dung sau:
- Tìm kiếm, thu thập thông tin cá nhân (PII – Personally identifiable information) của khách hàng thông qua giấy tờ tùy thân hợp pháp: căn cước công dân/CMND, hộ chiếu,…
- Tiến hàng xác minh và xếp loại nhóm khách hàng thông qua việc đánh dấu các cá nhân tiếp xúc hay có yếu tố chính trị (PEP – Politically Exposed Person); cá nhân có tiền án, tiền sự.
Cũng liên quan đến quy trình này, có lẽ bản cũng từng được nghe về eKYC.
Về cơ bản, cả hai đều tương đồng nhau nhưng eKYC là hoạt động định danh khách hàng thông qua những tiến bộ công nghệ, thiết bị điện tử để đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ liên quan. Qua đó, tạo ra những thuận lợi đáng kể cho cả bên thực hiện và bên được xác minh.
eKYC
Mặt khác, với sự giúp đỡ của dữ liệu sinh trắc học vân tay, giọng nói, nhận diện khuôn mặt, thông tin cần xác minh sẽ khó bị làm giả và chính xác hơn việc thực hiện thủ công. Cũng vì thế, ngày càng nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp trên toàn thế giới đã và đang chuyển dần sang hình thức định danh kỹ thuật số.
Tất nhiên, để đạt được điều đó thì họ cần sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thông tin cá nhân luôn là vấn đề pháp lý quan trọng.
Cùng với những xu hướng mới, nhất là khi Blockchain và thị trường Crypto hình thành, việc xác minh KYC không chỉ giới hạn trong một số ngành nghề đặc thù. Hoạt động này đã xuất hiện nhiều và trở nên phổ biến hơn, tiêu biểu là trong lĩnh vực tiền mã hóa.
KYC trong lĩnh vực tiền mã hóa
Trong thị trường Crypto nói chung, đặc điểm của KYC là gì? Chủ thể thực hiện xác minh KYC sẽ là các sàn giao dịch tiền mã hóa. Họ tiến hành thu thập và kiểm tra danh tính, thông tin cần thiết đối với khách hàng trước khi quyết định tăng lợi ích giao dịch: Cho phép trade số lượng lớn hơn, giảm phí rút tiền,…
Bên cạnh đó, quy trình này cũng hỗ trợ bảo mật nhiều lớp cho tài khoản người dùng, tránh tình trạng hacker đánh cắp thông tin cá nhân.
KYC trong lĩnh vực tiền mã hóa
Dẫu cho mục đích của các sàn tiền mã hóa là tạo môi trường giao dịch, mua bán Crypto an toàn nhưng thực tế vẫn có một số vấn đề trong cách xác nhận KYC của họ. Đó là chính sách Know Your Customer chưa thực sự rõ ràng. Đã có những nghiên cứu trên quy mô toàn cầu chỉ ra rằng, hơn 65% các sàn không có KYC hoàn chỉnh và minh bạch. Đây thực sự là điều đáng để lo ngại, nhất là với người tiêu dùng.
Để chi tiết hơn, hãy cùng xem những dịch vụ chính cần KYC là gì? Đó là:
- Trao đổi tiền mã hóa qua tiền mã hóa.
- Giao dịch giữa tiền pháp định (Fiat) với tiền mã hóa.
- …
>> Tìm hiểu thêm: Google Authenticator là gì? Hướng dẫn sử dụng Google Authenticator từ A-Z
Ý nghĩa của KYC là gì?
Know Your Customer là khâu đầu tiên trong tất cả hoạt động tài chính, ngân hàng cũng như đa phần nghiệp vụ doanh nghiệp khác. Thứ nhất, KYC đảm bảo tính hợp pháp, phù hợp giữa một bên cung ứng và một bên sử dụng dịch vụ trước khi đi đến thỏa thuận, hợp đồng giao dịch.
Hãy giả sử bạn muốn mở thẻ tín dụng để tiêu dùng. Ngân hàng buộc phải xem xét và đánh giá những thông tin về thu nhập, nợ xấu của bạn trước khi quyết định. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện sai, rất có thể quá trình sử dụng thẻ sẽ phát sinh vấn đề không mong muốn.
Thứ hai, nhờ những thông tin liên quan đến khách hàng đã thu thập, đơn vị thực hiện KYC phần nào đánh giá, nhận định được xu hướng tiêu dùng, thói quen giao dịch,… Qua đây, ngân hàng, tổ chức tài chính dễ dàng tiếp cận khách hàng với những dòng sản phẩm tối ưu và phù hợp nhất. Kết quả sau cùng là tăng doanh số, lợi nhuận so với trước.
Ý nghĩa của KYC
Thứ ba, trong nhiều lĩnh vực, cách xác nhận KYC phù hợp còn đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả trên phương diện pháp lý. Không ít cá nhân, người tiêu dùng lợi dụng lỗ hổng trong thủ tục đăng ký, triển khai chương trình tài chính để tham gia rửa tiền, tài trợ khủng bố, tham nhũng,… Và Know Your Customer có thể được xem như “công cụ dò tìm” những dấu hiệu bất thường kể trên, hạn chế tối đa hoạt động phi pháp trong tài chính, ngân hàng,…
Xét riêng trong thị trường Crypto, khi nhiều quốc gia như Việt Nam chưa công nhận tính hợp pháp của những cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch tiền mã hóa thì KYC chính là biện pháp quan trọng để nâng cao tính cam kết giữa các bên tham gia.
Hướng dẫn thực hiện KYC
Mỗi doanh nghiệp, tổ chức có cách xác nhận KYC khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là ba bước thực hiện KYC cơ bản nhất:
Bước 1: Nhận dạng khách hàng (Customer Identification Program)
Đây là khâu đầu tiên, cũng là khâu đơn giản nhất trong toàn bộ quy trình. Về cơ bản thì bước này bao gồm các hoạt động liên quan đến việc thu thập và xác minh thông tin của khách hàng thông qua giấy tờ tùy thân:
- Thẻ CMND/CCCD/Hộ chiếu. Điều kiện bắt buộc là các loại giấy tờ này phải còn hiệu lực, nguyên vẹn và thông tin hiển thị rõ ràng, không có dấu hiệu tẩy xóa, chỉnh sửa.
- Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú, lưu trú; bảng lương; bằng lái xe;…
Đối với các ngân hàng, tổ chức tài chính, Customer Identification Program thường được áp dụng trong quá trình đăng ký tài khoản, cho vay vốn. Bên cạnh đó, các đơn vị sẽ yêu cầu cả bản gốc để đối chiếu thông tin liên quan. Còn đối với các sàn giao dịch tiền mã hóa hiện nay, việc này được thực hiện linh hoạt và nhanh chóng hơn.
Bước 2: Đánh giá về khách hàng (Customer Due Diligence)
Thông qua dữ liệu đã thu thập được, đơn vị triển khai KYC sẽ đánh giá về khả năng tài chính, chi trả phí dịch vụ cũng như mức độ rủi ro từ khách hàng (nợ xấu, chậm trả phí,…). Một vấn đề nữa cũng rất cần quan tâm trong khâu này chính là nhận định về tính hợp pháp khi tham gia sử dụng dịch vụ của khách hàng. Điều này nghĩa là họ có đang lợi dụng việc sử dụng dịch vụ để tham nhũng, rửa tiền hay không?
Hướng dẫn thực hiện KYC
Theo từng thang điểm đánh giá, ngân hàng, tổ chức tài chính sẽ đưa ra quyết định về gói sản phẩm, mức độ quyền lợi người tiêu dùng nhận về. Ví dụ, nếu khách hàng đã có lịch sử bị ghi nhận là gian lận tài chính trong quá khứ hoặc đang bị điều tra, doanh nghiệp sẽ từ chối cung ứng dịch vụ hoặc đặc biệt lưu ý tới họ trong tương lai.
>> Xem ngay cách sử dụng Authy – Ứng dụng giúp tăng cường bảo mật hiệu quả
Bước 3: Giám sát hoạt động khách hàng
Nhiều đơn vị thực hiện KYC đã bỏ qua bước này. Song đây là bước rất quan trọng. Khi kết thúc Customer Due Diligence, chúng ta đã có thể phân loại nhóm khách hàng theo từng tiêu chí khác nhau: mức độ gắn bó, tiềm năng mua sắm, quyền lợi nhận được,…
Việc giám sát liên tục trong tương lai vừa giúp thúc đẩy trải nghiệm, nâng cao niềm tin của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, vừa sớm phát hiện hoạt động đáng ngờ. Mặt khác, trong nhiều trường hợp, các khâu “Nhận dạng”, “Đánh giá” có thể xảy ra sai sót. Nên giám sát cũng được xem như biện pháp “chữa cháy” tương đối hiệu quả.
Tóm lại, khi triển khai Know Your Customer, chắc chắn không được bỏ qua hoạt động này.
Qua bài chia sẻ trên đây, hy vọng rằng bạn đã hiểu KYC là gì cũng như nắm rõ những đặc điểm của hoạt động này. Đừng quên theo dõi bePAY để cập nhật nhiều thông tin mới nhất về thị trường Crypto.
FAQ
Những đối tượng nào cần thực hiện KYC?
Các nhóm đối tượng chủ yếu cần thực hiện KYC là:
- Cá nhân muốn mở tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ tín dụng.
- Cá nhân muốn mở tài khoản chứng khoán và giao dịch chứng khoán.
- Cá nhân tham gia giao dịch tiền mã hóa.
- …
KYC là viết tắt của gì?
Có thể khá quen thuộc nhưng nhiều bạn chưa biết “KYC là viết tắt của gì?”. Đây là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Know Your Customer, đề cập đến quá trình tìm hiểu, xác minh danh tính và thông tin khách hàng mà các ngân hàng, tổ chức tài chính cùng nhiều doanh nghiệp khác thường xuyên thực hiện với những mục tiêu khác nhau.
BakerySwap là gì? Thông tin mới nhất về BakerySwap 2022
20 Tháng Tư 2022RLY coin là gì? Tìm hiểu về tiền điện tử Rally từ A-Z
22 Tháng Một 2022SOL Coin là gì? Cách tạo ví Sollet chi tiết nhất (2022)
18 Tháng Mười Hai 2021Từ A-Z cách tính phí giao dịch Blockchain phổ biến (2022)
11 Tháng Mười Hai 2021Hướng dẫn cách thêm mạng Polygon vào Metamask chi tiết nhất
11 Tháng Bảy 2022Bitstamp là gì? Review sàn Bitstamp chi tiết 2022
19 Tháng Năm 2022Stablecoin là gì? Phân biệt 3 Stablecoin phổ biến USDT – BUSD – USDC
28 Tháng Một 2022LIT coin là gì? Chi tiết về token của dự án Litentry (2022)
15 Tháng Sáu 2022CronaSwap là gì? Toàn tập về dự án CronaSwap và đồng coin CRONA
23 Tháng Tư 2022