Học Thuật

Hard fork là gì? Tại sao Blockchain cần Hard fork?

Binh

03 Tháng Sáu 2022

Đối với cộng đồng Crypto, nhất là các nhà phát triển phần mềm tích hợp công nghệ Blockchain, thuật ngữ Hard fork hẳn đã rất quen thuộc. Đây là một quy trình kỹ thuật được nhiều nền tảng Chuỗi khối triển khai trong thời gian vận hành hệ thống. Nếu bạn chưa hiểu rõ về Hard fork hoặc đang quan tâm tới thuật ngữ này, hãy cùng bePAY khám phá chi tiết qua bài chia sẻ sau.

Chi tiết về Hard fork trong Blockchain

Hard fork là gì?

Để hiểu hơn Hard fork là gì, chúng ta cần làm rõ về thuật ngữ fork. Đây là khái niệm được dùng để nói về hình thức sửa lỗi hoặc nâng cấp cho mã nguồn thông qua việc tạo mới một phiên bản Blockchain, kèm theo những tính năng và dịch vụ tốt hơn, ưu việt hơn so với nền tảng Chuỗi khối ban đầu. 

hard-fork-la-gi

Hard fork là gì?

Theo đó, Hard fork (tạm viết tắt H.Fk) là một dạng vá lỗi hoặc cập nhật của Blockchain cũ với đặc trưng nổi bật nằm ở việc xuất hiện phiên bản mới hoạt động song song cùng Blockchain ban đầu. Lý do là bởi, những sự thay đổi hay update về mã nguồn, về mọi quy tắc của giao thức Chuỗi khối không tương thích với Blockchain tiền nhiệm. Những xung đột phần mềm sẽ xuất hiện trong quá trình mạng mạng lưới hoạt động. Đồng nghĩa, dù có chung “cội nguồn” nhưng hai phiên bản Blockchain này không thể hợp nhất mà phải tách biệt và chạy song song.

Khoan nói tới chuyện nếu đợt H.Fk diễn ra, đâu sẽ là nền tảng tốt hơn, sự kiện này thường kéo theo việc một đồng coin mới được ra đời, bên cạnh đồng coin gốc. Ví dụ như Bitcoin Cash (fork từ Bitcoin). Xét trong thị trường Crypto, H.Fk nâng cao tính đa dạng dạng và phong phú của hệ sinh thái tiền mã hóa. Song, không ngoại trừ khả năng điều này cũng gây ra những cuộc tranh luận và bất đồng lớn giữa một bên ủng hộ coin gốc và phía còn lại tin tưởng vào coin mới.

Tại sao cần H.Fk?

Lý do cần thực hiện Hard fork là gì? Không nhiều nhà phát triển phần mềm muốn H.Fk diễn ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, họ buộc phải triển khai nó. Cụ thể:

  • Nâng cấp mạng lưới: Công nghệ Blockchain ngày càng được sử dụng rộng rãi nên đòi hỏi về chất lượng của nền tảng cũng tăng theo. Chắc chắn, đội ngũ phát triển dự án Blockchain cần xem xét đến chuyện nâng cấp hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng người dùng. Và H.Fk là một trong những hướng đi phù hợp nhất. Ví dụ tiêu biểu là kế hoạch chuyển sang phiên bản 2.0 của nền tảng Ethereum.
  • Phòng ngừa hoặc khắc phục lỗi: Tuy được đánh giá cao về khả năng bảo mật nhưng rõ ràng không một nền tảng Blockchain nào có thể cam kết tuyệt đối về tính an toàn của mình. Trong trường hợp mạng lưới Chuỗi khối bị hacker thành công xâm nhập hoặc đứng trước những nguy cơ hiện hữu, lập trình viên buộc phải “gia cố” hệ thống hay bổ sung tính năng mới,… Quá trình này cũng tạo ra các đợt fork như trên.

tai-sao-can-hard-fork

Tại sao cần H.Fk?

Phân loại H.Fk

Thực tế, chưa có một quy chuẩn toàn cầu nào được đưa ra để phân loại H.Fk. Tuy nhiên, theo quan điểm của đa phần cộng đồng, quá trình này gồm hai nhóm: H.Fk theo kế hoạch và theo sự cạnh tranh.

  • H.Fk theo kế hoạch: Quá trình nâng cấp hoặc vá lỗi này được triển khai với lộ trình cụ thể, được thông báo trước cho cộng đồng người dùng. Do đó sẽ không hoặc ít gây ra chia rẽ trong cộng đồng, giữa cộng đồng với đội ngũ phát triển dự án. Có thể kể tới một ví dụ sự kiện mạng Monero nâng cấp vào đầu năm 2017. 
  • H.Fk cạnh tranh: Quá trình nâng cấp không đến từ chiến lược phát triển ban đầu mà phát sinh từ thực tế, khi nổ ra những bất đồng sâu sắc giữa các nhóm lợi ích cùng tham gia xây dựng, vận hành mạng Blockchain. Trong trường hợp này, thường sẽ có hai phe, một bên ủng hộ phiên bản cũ, một bên yêu cầu tạo phiên bản mới.

phan-loai-hard-fork

Phân loại Hard fork

>> Xem thêm: ATA là gì? Có nên tin tưởng dự án Automata Network?

Hard fork khác Soft fork như thế nào?

Cũng là fork nhưng thế giới Blockchain còn có thuật ngữ Soft fork. Vậy, Hard fork vs Soft fork khác nhau như thế nào?

Đầu tiên, cần phải hiểu rằng Soft fork cũng là sự thay đổi về mặt mã nguồn hay giao thức phần mềm của nền tảng Blockchain có sẵn. Song, Soft fork không gây xung đột đối với phiên bản ban đầu dù đã tùy chỉnh, bổ sung các tính năng mới. Nếu đợt Soft fork thất bại khiến phát sinh lỗi hoặc không tạo được tính tương thích thì đội ngũ phát triển hoàn toàn có thể đảo ngược quy trình để tiếp tục hoàn thiện, thậm chí quay lại phiên bản cũ.

Như vậy, Soft fork vừa giúp cập nhật, nâng cấp, vá lỗi, vừa không tạo nên một phiên bản Blockchain hoàn toàn mới và chạy song song phiên bản cũ. Đây là điểm khác nhau căn bản khi so sánh H.Fk vs Soft fork. 

su-khac-biet-giua-soft-fork-va-hard-fork-la-gi

Hard fork vs Soft fork như thế nào?

Một yếu tố nữa giúp phân biệt hai loại hình fork này, chính là tác động của chúng đối với xu hướng của cộng đồng người dùng và quá trình vận hành mạng lưới. Về cơ bản, dù fork theo hướng nào cũng ít nhiều gây ra quan điểm chia rẽ. Nhưng ảnh hưởng của Soft fork được cho là nhẹ nhàng hơn. Ngược lại, nó dễ bị lợi dụng nhằm đánh lừa người dùng fullnode và đội ngũ thợ đào coin tham gia xác thực các khối giao dịch trái phép. Nhất là khi thông tin về đợt Soft fork không được thông báo công khai.

Với H.Fk, vấn đề không chỉ là các cuộc tranh luận giữa những nhóm người dùng mà còn là tình trạng phân chia sức mạnh băm của mạng Blockchain, khiến nó giảm khả năng xử lý cùng tính bảo mật cho hệ thống. Đây là cơ hội cho các cuộc tấn công 51% nổ ra. 

Một số sự kiện Hard fork nổi bật

Dưới đây là một số sự kiện Hard fork tiêu biểu của thế giới Blockchain.

Ethereum Classic (ETC) H. Fork từ Ethereum (ETH)

Ngày 20/07/2016, hai nền tảng Blockchain Ethereum Classic (với đồng ETC) và Ethereum (với đồng ETH) chính thức tách ra và hoạt động song song cho tới nay. Trước đó, chúng là duy nhất, cùng thuộc Chuỗi Ethereum. Tuy nhiên, do một số lỗi trong hợp đồng thông minh (Smart Contract) gây quỹ cho dự án DAO – tổ chức phân quyền tự trị trên Ethereum, hacker đã tấn công vào mạng lưới Blockchain này và đánh cắp 3.6 triệu ETH (tương đương 50 triệu USD tại thời điểm diễn ra vụ việc).

hard-fork-eth-va-etc

H.Fk – Ethereum Classic (ETC) và Ethereum (ETH)

Thực tế, lỗi này thuộc về lập trình viên đã viết ra Smart Contract mà không đến từ vấn đề của Chuỗi khối Ethereum. Nhưng với mong muốn lấy lại tiền thông qua đảo ngược những thanh toán giao dịch đã hoàn tất, hội đồng ETH đã bỏ phiếu và quyết định thực hiện H.Fk. Hệ quả là, đồng coin ETC thuộc Blockchain mới mang tên Ethereum Classic ra đời, vận hành cùng Blockchain gốc – Ethereum. 

Bitcoin Cash (BCH), Bitcoin Gold (BTG) và Bitcoin (BTC)

Tới năm 2017, Bitcoin vẫn là đồng tiền mã hóa hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, một số vấn đề liên quan đến tốc độ giao dịch, khả năng mở rộng khối trên Blockchain đời đầu đã hiện hữu. Các nhà phát triển đã quyết định nâng cấp nền tảng Chuỗi khối cũ nhằm tối ưu nó. Song, do có những xung đột giữa hai phiên bản mà họ buộc phải chấp nhận chia tách Blockchain thế hệ thứ nhất thành các phiên bản độc lập. 

hard-fork-btc-voi-bch-va-btg

H.Fk – Bitcoin Cash (BCH), Bitcoin Gold (BTG) và Bitcoin (BTC)

Theo đó, Bitcoin Cash cùng đồng BCH chính thức xuất hiện sau đợt Hard fork vào ngày 01/08/2017. Sau đó, Bitcoin Gold và đồng BTG cũng ra đời ngày 25/10/2017. Về mục đích, nếu như BCH hướng tới việc tối ưu kích thước block, tốc độ giao dịch mỗi giây của Bitcoin thì BTG muốn làm mới cách thức cạnh tranh phần thưởng đảo coin của farmer.

Tiếp nối Bitcoin Cash (BCH) và Bitcoin Gold (BTG), nhiều phiên bản Blockchain của Bitcoin lần lượt ra đời, phải kể tới Bitcoin Cash SV (BCHSV), Bitcoin Cash ABC (BCHABC). Dù vậy, không phải tất cả đều được thị trường đón nhận một cách tích cực. 

Ngoài ra, cộng đồng còn đề cập tới các đợt H. Fork của NXT, Monero diễn ra vào năm 2019,… Song, sự kiện của Bitcoin và Ethereum vẫn đáng chú ý hơn cả.

>> Xem thêm: Bitcoin Gold là gì? Hướng dẫn cách sở hữu Bitcoin Gold từ A-Z

Tổng kết lại, quá trình Hard fork có thể tạo nên những tác động mạnh mẽ đối với bất cứ nền tảng Blockchain nào. Qua những chia sẻ trên đây, bePAY mong rằng bạn đã hiểu hơn về hình thức cập nhật hoặc vá lỗi này trên các Chuỗi khối hiện nay.

FAQ

Hard fork có thực sự cần thiết không?

Có hai trường hợp phổ biến để các nhà phát triển thực hiện H.Fk, đó là thực hiện nâng cấp nền tảng Blockchain nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn của thị trường và thực hiện “gia cố” lớp bảo mật hay vá lỗi trên hệ thống. Cả hai đều rất cần thiết.

Song, để thực sự phát huy tối đa ý nghĩa của đợt H.Fk thì đội ngũ phát triển cần xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện phù hợp.

H.Fk có làm giảm giá bán của một đồng coin không?

H.Fk không trực tiếp làm giảm giá bán của một đồng coin. Vì đây là một quy trình màn tính kỹ thuật. 

Song, trên thực tế, do sự xuất hiện của một đồng coin mới và nhất là trình trạng chia rẽ quan điểm trong cộng đồng người dùng nền tảng Blockchain nên giá của đồng tiền mã hóa gốc cũng như đồng tiền mã hóa mới xuất hiện thường sẽ biến động theo hướng giảm xuống. Dù vậy, xu hướng này có thể chỉ mang tính tạm thời.