Tổng hợp thông tin về EFI token và dự án Efinity đầy đủ nhất 2022
06 Tháng Tám 2022
NFT (Non-fungible token) được xem là thành tố quan trọng đối với mỗi nền tảng Metaverse. Đây cũng là mảnh đất đầy tiềm năng khi có thể kết hợp với gaming và nhiều lĩnh vực đời sống khác. Chính điều này đã thúc đẩy những dự án hỗ trợ trao đổi, giao dịch các tài sản không thể thay thế ra đời và phát triển. Một ví dụ điển hình là Efinity. Hãy cùng bePAY khám phá chi tiết hơn về đặc điểm của Efinity và đồng tiền mã hóa của dự án – EFI token ngay trong bài viết dưới đây.
Efinity là gì?
Efinity được biết đến là một nền tảng hợp đồng thông minh (smart contract platform) được thiết kế chuyên biệt dành cho NFT (Non-fungible token). Efinity được xây dựng và phát triển dựa theo một framework Substrate của Chuỗi khối Polkadot và đang nỗ lực để hướng đến mục tiêu trở thành Parachain của Blockchain này.
Cụ thể, khi được hoàn thành, nền tảng Efinity là một Parachain tích hợp trình xác thực Polkadot Relay Chain – có bản chất như một cơ chế đồng thuận. Nhờ đó, Efinity sẽ sở hữu khuôn khổ dữ liệu, kinh tế và trạng thái một cách độc lập.
Đồng thời, nhóm Collator Node (nút mạng trên Parachain) sẽ chịu trách nhiệm thực hiện giao dịch của người dùng trên Efinity cũng như các mạng hỗ trợ thanh toán EFI token (tiền ảo của dự án Efinity). Song, người dùng cuối của “smart contract platform” này sẽ không phải trả tiền xác thực, do vấn đề bảo mật đã được xử lý bởi trình xác thực “Relay Chain” – multi cross-chain có vai trò cầu nối (Bridging as a Service) trên Polkadot.
Efinity là gì?
Mặt khác, đối với các nền tảng của Enjin thuộc hệ sinh thái Ethereum, chúng sẽ tiếp tục được phát triển và không ngoài khả năng có thể kết nối, tương tác với Efinity.
Dành cho những ai chơi biết thì Enjin là một công ty chuyên về ứng dụng công nghệ Blockchain, được thành lập vào năm 2009 bởi Maxim Blagov, Witek Radomski và đang là đơn vị chủ quản của dự án Efinity. Khi điều này trở thành hiện thực, cả phía các nhà phát triển dự án cũng như người dùng sẽ khai thác được nhiều tiềm năng to lớn.
>> Xem thêm: Polkadot là gì? Chi tiết về nền tảng multi-chain top đầu hiện nay
Mục tiêu của dự án Efinity
Mục tiêu của dự án Efinity là tìm ra lời giải trước những vấn đề mang tính thử thách mà công nghệ Blockchain đang gặp phải, cụ thể:
- Phí giao dịch trên các Blockchain lớn như Bitcoin, Ethereum quá đắt đỏ, gây cản trở quá trình trải nghiệm của người dùng.
- Chưa có nhiều nền tảng hỗ trợ và tạo điều kiện đủ tốt cho các giao dịch NFT được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả với mức phí thấp.
- Tính bảo mật trên những nền tảng NFT Marketplace chưa được tối ưu hoàn toàn trong khi khả năng mở rộng không cao.
- NFT là lĩnh vực tiềm năng nhưng thiếu hoặc chưa đủ động lực để bứt phá trong thị trường Crypto như các đồng tiền ảo top đầu (BTC, ETH).
Mục tiêu của dự án Efinity
Nhìn chung, mục tiêu lớn nhất của Efinity là trở thành một nền tảng Blockchain không chỉ hỗ trợ tối đa Non-fungible token mà còn thúc đẩy lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Trong đó, một chính sách hấp dẫn mà dự án đưa ra là thưởng cho nhóm người tham gia mạng lưới thông qua đồng tiền mã hóa chính thức của mình – EFI token.
Họ bao gồm: Collator Node (người điều hành mạng); Người dùng giữ vai trò điều hướng mạng lưới; Người mua và người bán NFT qua nền tảng; Các nhà phát triển có đóng góp cho dự án và đủ điều kiện nhận tài trợ từ pool cộng đồng; Những người tham gia hoạt động thanh khoản trong dự án Efinity từ sớm.
Và để hiện thực hóa những kế hoạch và định hướng đã đưa ra, “smart contract platform” của Enjin đã xây dựng lộ trình phát triển cụ thể với 3 giai đoạn lớn sau:
Giai đoạn | Hoạt động |
Giai đoạn 1 |
|
Giai đoạn 2 | Phát triển các tính năng về:
|
Giai đoạn 3 |
|
Điểm nổi bật của Efinity
Một số tính năng chủ đạo cũng là điểm nổi bật của Efinity gồm: Discrete Accounts, Swap, Marketplace, Crafting và Cross-Chain Bridge, Fuel Tanks, cụ thể:
Discrete Accounts
Discrete Account có thể được sử dụng trong tất cả các giao dịch với điều kiện giao dịch đó cũng được ký bởi một ví đã cho phép sử dụng loại tài khoản này. Lợi ích của Discrete Account là có thể được định cấu hình với nhiều quyền cùng vai trò khác nhau như: chủ sở hữu, người vận hành, quản trị viên, nhà khai thác,… Song, cũng có thể sẽ cần nhiều hơn một chữ ký đối với mỗi vai trò nếu cần thực hiện bảo mật nhiều ký tự.
Điểm nổi bật của Efinity – Discrete Accounts
Efinity Swap
Đây là chức năng chuyển đổi tự động tài sản mã hóa của các Paratoken trong Polkadot, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dùng khi muốn giao dịch, trao đổi thông qua Efinity. Song, token phải đảm bảo ngưỡng tối thiểu của lệnh ask và bid được chuỗi kích hoạt cho các giao dịch này.
Crafting
Crafting cho phép sửa đổi những token hiện có hoặc tạo mới token nhờ công thức nhất định – một thông báo sở hữu chữ ký được tạo hoàn toàn từ ngoài chuỗi. Theo đó, bất cứ ai có bản sao của công thức đều sẽ thực hiện được Crafting trên Efinity. Nhìn chung, tính này của Efinity khá phù với đối với hoạt động đánh cược NFT để sưu tầm.
Điểm nổi bật của Efinity – Crafting
Marketplace
Rõ ràng, Efinity không thể bỏ qua cung cấp một nền tảng hỗ trợ giao dịch tài sản mã hóa – NFT Marketplace. Đặc biệt, thị trường ảo mà smart contract platform xây dựng còn tích hợp nhiều công cụ hữu ích cho người dùng, ví dụ như hỗ trợ tạo và điền đơn đặt hàng cho các token tương thích.
Hơn nữa, Efinity Marketplace còn cho phép chuyển NFT sang nhiều Blockchain khác nhau nhờ Cross-Chain Bridge. Đây là điểm vượt trội so với các nền tảng tương tự như Opensea, SuperRare,..
Efinity Cross-Chain Bridge
Như đã chia sẻ, các token được thiết kế theo tiêu chuẩn Ethereum khác nhau (như ERC-20, ERC-721, ERC-1155) đều kết nối và tương tác được trên Efinity. Như vậy, nền tảng này không chỉ mở ra những hướng đi mới cho NFT mà còn tạo điều kiện để nâng cao khả năng mở rộng và ứng dụng của Ethereum.
Efinity Cross-Chain Bridge
Fuel Tanks
Fuel Tanks có thể hiểu là các tài khoản riêng biệt, được sử dụng cho những mục tiêu liên quan đến phí giao dịch. Với tính năng này, nhà phát triển có thể trợ cấp chi phí cho khách hàng của mình bằng việc gửi EFI token vào Fuel Tank họ kiểm soát. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các token đã gửi vào đây không thể rút ra.
Đội ngũ phát triển dự án
Như đã đề cập, đơn vị đứng sau dự án Efinity là Ejin – một công ty được Maxim Blagov và Witek Radomski thành lập vào năm 2009. Trước khi thực hiện “smart contract platform” chuyên biệt dành cho NFT, Ejin đã từng tung ra nhiều sản phẩm công nghệ khác nhau và thu hút cộng đồng hơn 20 triệu game thủ trên toàn cầu. Để biết thêm về Ejin và đội ngũ sáng lập của Efinity, bạn có thể tham khảo thêm tại Whitepaper Efinity.
Tại 2 vòng Seed sale và Private sale, Efinity huy động được $18.9M tiền vốn đầu tư từ nhiều ông lớn như Crypto.com Capital, BlockTower, Blockchain.com Ventures, HashKey Capital, Arrington XRP Capital, Animoca Brands, DeFi Alliance, Digital Renaissance Foundation,… Đây chắc chắn là những tiền đề quan trọng để nền tảng Parachain này có thể đạt được nhiều thắng lợi trong tương lai.
Đội ngũ phát triển nền tảng Efinity
Thông tin về EFI token
EFI token là gì?
EFI token là đồng tiền mã hóa chính thức của dự án Efinity và có những đặc điểm kỹ thuật sau:
- Tên gọi: Efinity token
- Ký hiệu: EFI
- Blockchain thiết kế của EFI token: Polkadot
- Tiêu chuẩn thiết kế của EFI token: Paratoken
- Mã hợp đồng: 0x656C…Ef053733
- Phân loại: EFI thuộc nhóm token tiện ích (Utility) và quản trị (Governance).
- Tổng cung token EFI tối đa: 2,000,000,000
Theo dữ liệu cập nhật ngày 17/08/2022 từ Coinmarketcap, giá bán token của Efinity là khoảng $0,167491/EFI, vốn hóa thị trường đạt mức $28.449.630.
Thông tin về EFI token
Phân bổ token
Token của dự án Efinity được phân bổ như sau:
- 35% dùng để phát triển hệ sinh thái dự án.
- 15% phục vụ hoạt động Staking và Pool thanh khoản.
- 20% dành cho Công ty chủ quản – Ejin.
- 10% dành cho đội ngũ phát triển dự án.
- 3% dùng cho vòng Seed Efinity token Sale.
- 7% dùng cho vòng mở bán sớm token EFI.
- 5% dùng trong vòng mở bán chiến lược token EFI.
- 5% dùng trong vòng mở bán công khai token EFI.
Phân bổ EFI token
Mục đích sử dụng của EFI
Token của nền tảng Efinity có thể được sử dụng để:
- Trả phí dịch vụ mà người dùng sử dụng trên Efinity.
- Tham gia quản trị nền tảng Efinity theo mô hình DAO (Decentralized autonomous organization).
- Ngoài ra, EFI cũng là phương tiện thanh toán trong các giao dịch NFT hoặc trao đổi tài sản mã hóa trên Efinity.
Lưu trữ và giao dịch đồng EFI
- Nếu muốn lưu trữ tiền ảo EFI, bạn có thể lựa chọn các sàn giao dịch hỗ trợ. Ngoài ra, Efinity cũng chưa thông báo chính thức về ví điện tử tương thích với token của họ.
- Các sàn hỗ trợ giao dịch token EFI gồm: Gate.io, Coinlist Pro, Poloniex,…
Đánh giá tiềm năng của Efinity, EFI token
Efinity được triển khai nhằm giải quyết những vấn đề xoay quanh NFT mà các Blockchain top đầu hiện nay như Bitcoin, Ethereum chưa có đáp án. Trong khi tài sản không thể thay thế, rộng hơn là Metaverse vẫn cho thấy những khả năng bùng nổ trong tương lai thì rõ ràng tiềm năng của Efinity là rất lớn.
Đánh giá tiềm năng của Efinity, EFI token
Tuy nhiên, thực tế thì nền tảng chuyên biệt dành cho NFT này vẫn đứng trước nhiều thách thức. Phải kể đến sự cạnh tranh của các dự án tương tự, tác động từ phía thị trường Crypto nói chung,… Tất cả không chỉ là trở ngại của Efinify mà còn đặt ra yêu cầu đối với nhà đầu tư – cần đánh giá thật kỹ trước khi rót vốn.
>> Xem thêm: Moonriver là gì? Bạn đã biết về dự án Parachain thuộc Kusama?
Tổng kết lại, với những thông tin bePAY chia sẻ, rõ ràng “smart contract platform” mang tên Efinity cho thấy được những hứa hẹn nhất định về khả năng thành công và sinh lời. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần cân nhắc thật kỹ trước khi đặt “ngôi sao hy vọng” và rót vốn vào EFI token.
FAQ
Đối thủ của Efinity gồm những dự án nào?
Các dự án đang cạnh tranh trực tiếp với Efinity gồm:
- OpenSea, SuperRare, Rarible: các nền tảng NFT Marketplace.
- FLow: nền tảng hợp đồng thông minh được xây dựng theo kiến trúc mạng Blockchain mới.
Có thể giao dịch token EFI qua các cặp tiền mã hóa nào trên sàn Gate.io?
Hiện tại, sàn giao dịch Gate.io đang hỗ trợ giao dịch token EFI qua các cặp tiền mã hóa sau:
- EFI/USDT.
- EFI/ETH.
Xem thêm các kênh thông tin của bePAY:
Elpis Battle (EBA) là gì? Tổng hợp A-Z về dự án Elpis Battle (2023)
07 Tháng Ba 2023Merit Circle là gì? Tìm hiểu hệ sinh thái Play-to-Earn 2022
26 Tháng Hai 2022FUD coin là gì? Tổng hợp những điều bạn cần biết về FUD coin (2023)
23 Tháng Tư 2023Gifto là gì? Có nên đầu tư vào GTO coin không?
14 Tháng Sáu 2022Cloud mining là gì? Nên dùng Cloud Mining để đào coin hay không?
08 Tháng Một 2022Tổng hợp thông tin cần biết về BMX token (2022)
16 Tháng Mười Một 2022Yearn Finance là gì? Tìm hiểu về Yearn Finance 2022
12 Tháng Ba 2022Polkadot là gì? Chi tiết về nền tảng multi-chain hàng đầu hiện nay
02 Tháng Sáu 2022[Mới nhất] Aura Network là gì? Đánh giá đồng tiền ảo AURA
16 Tháng Tám 2022Lithium Finance là gì? Có nên đầu tư LITH coin không?
23 Tháng Tư 2022