Kiến thức

Delegated Proof of Stake là gì? Khác biệt giữa DPoS và PoS

bePAY

30 Tháng Tám 2022

Nhắc tới Blockchain chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới các thuật toán, đặc biệt là Delegated Proof of Stake vs Proof of Stake của các nền tảng như Peercoin, NXT và Bitcoin. Vậy chính xác thì Delegated Proof of Stake là gì? Thuật toán này có những ưu nhược điểm như thế nào? Khám phá ngay cùng bePAY ở bài viết này nhé!

Giải đáp Delegated Proof of Stake (DPoS) là gì?

Delegated Proof of Stake (DPoS) là một thuật toán đang được các nhà phát triển sử dụng trong nhiều Blockchain hiện nay. DPoS được hoạt động khi người nắm giữ Token trên hệ sinh thái Blockchain lựa chọn một số node chuyên nghiệp đại diện cho mình trong việc vận hành mạng. Từ đó các Token Holders sẽ được nhận một phần phần thưởng với vai trò góp phần duy trì an nịnh cho hệ thống mạng.

Đồng thuận DPoS được Daniel Larimer – nhà đồng sáng lập của EOS đề xuất. Delegated Proof of Stake chính là sự kết hợp giữa 2 thuật toán PoS, PoA cùng với hệ thống bỏ phiếu theo số Token sở hữu trên các nền tảng Blockchain. Điều này cho thấy thuật toán đề cao giá trị danh tính cũng như số lượng Token của người tham gia bỏ phiếu.

delegated-proof-of-stake-la-gi

Giải đáp Delegated Proof of Stake (DPoS) là gì?

Tương tự với PoA (Proof of Authority, số lượng Validator của DPoS cũng có giới hạn và dao động trong khoảng 10-100 node. Điều này giúp cho các nền tảng sử dụng DPoS sẽ có thể mở rộng một cách đơn giản hơn.

Vấn đề Delegated Proof of Stake giải quyết

Thông thường, các dự án Blockchain sẽ phải tốn thời gian giải quyết một trong những khía cạnh như sau:

  • Scalability (Khả năng mở rộng): Đây là khả năng giúp nền tảng xử lý nhiều loại giao dịch cùng lúc và xử lý các vấn đề linh hoạt trong việc chạy cùng một node trên Blockchain ở nhiều thiết bị máy tính khác nhau.
  • Decentralization (Tính phi tập trung): Blockchain có thể hoạt động bình thường không cần phải phụ thuộc vào nhóm nhỏ từ các node hay những tổ chức/cá nhân tập trung nào đó.
  • Security (Vấn đề bảo mật): Khi các node có ý định tấn công Blockchain xuất hiện, những nền tảng này có thể phản kháng lại (tỷ lệ chống lại của các nền tảng Blockchain rơi vào khoảng 25-50%).

Khi sử dụng thuật toán Delegated Proof of Stake, Blockchain có khả năng giải quyết được 2/3 vấn đề trên đó là vấn đề về mở rộng và bảo mật trên nền tảng của mình.

DPoS sẽ dựa vào số lượng nhỏ các node trên Blockchain để chạy hoạt động đồng thuận, với điều kiện thuật toán dành được sự tin tưởng của phần lớn người dùng trên mạng lưới.

van-de-delegated-proof-of-stake-giai-quyet

Vấn đề Delegated Proof of Stake giải quyết

>> Xem thêm: 9D NFT là gì? Hướng dẫn chơi game 9D NFT đầy đủ nhất

Ưu nhược điểm của DPoS

Ưu điểm của thuật toán DPoS

DPoS sở hữu 3 ưu điểm nổi bật như sau:

Khả năng mở rộng Blockchain

Nhờ cách thức hoạt động khác biệt, cơ chế đồng thuận của DPoS đã giúp các nền tảng Blockchain giảm thiểu đáng kể số node tham gia xác thực giao dịch.

Thay vì dành thời gian để chờ xác thực giao dịch như Proof of Work, DPoS nhanh chóng đạt đồng thuận trong vòng vài giây. Chính bởi vậy, thuật toán giúp Blockchain cải thiện đáng kể thời gian xử lý giao dịch trên hệ thống, chấm dứt bài toán khó về khả năng mở rộng của các nền tảng số.

Cơ chế quản trị rõ ràng

Mô hình đồng thuận DPoS mang trong mình một cơ cấu quản trị khá rõ ràng. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc hạn chế quyền voting đối với các Validator node. Mô hình này giúp các nền tảng Blockchain có được những quyết định quản trị nhanh chóng.

delegated-proof-of-stake-co-co-che-quan-tri-ro-rang

Delegated Proof of Stake có cơ chế quản trị rõ ràng

Chi phí vận hành thấp

Đối với những Blockchain sử dụng DPoS thường sẽ không cần sử dụng Validator node quá nhiều. Như vậy yếu tố cấu hình máy đòi hỏi cũng không cần quá cao và không cần bật máy tính 100%. Do đó việc tiêu thụ năng lượng để chạy các Blockchain cũng giảm đi rất nhiều. 

Nhược điểm

Như đã nói ở phía trên, Delegated Proof of Stake giới hạn từ 10-100 node nên việc lựa chọn các node trong hoạt động cũng sẽ kỹ hơn. Thông thường người nắm giữ phần lớn quyền sẽ thực hiện xác minh giao dịch. Đồng thời, họ cũng sẽ là người chia sẻ phần thưởng sau khi tham gia việc tạo ra block mới.

Mặc dù với thiết kế này, DPoS sẽ mang tới sự đảm bảo trong bảo mật và khả năng mở rộng Blockchain. Nhưng mặt hạn chế của chúng là tập trung nhiều quyền lực dành cho số lượng nhỏ Validator node. Các node trên hệ thống có thể thông đồng với nhau và chi phối toàn bộ mạng lưới Blockchain này.

Bên cạnh đó, Delegated Proof of Stake cũng làm sụt giảm đi sự tham gia nhiệt tình trong các hoạt động bỏ phiếu quyết định quản trị của mạng.

delegated-proof-of-stake-se-co-iec-lua-chon-node-se-can-thuc-hien-chat-che-hon

Việc lựa chọn node sẽ cần thực hiện chặt chẽ hơn

>> Xem thêm: Đánh giá chi tiết về PEOPLE token và ConstitutionDAO

So sánh Delegated Proof of Stake vs Proof of Stake

DPoS cũng tương tự như PoS về việc cùng dựa trên sự ủy quyền dân chủ. Tuy nhiên, những người dùng trên nền tảng PoS sẽ được xây dựng các khối dựa vào số Stake chính xác mà họ có từ tiền tệ và thời gian trên mạng lưới Blockchain. Trong khi đó, người dùng trên DPos lại là được ủy quyền và xem xét bỏ phiếu của các nhân chứng, và nhân chứng có thể là người tạo khối.

Sau khi nhận ủy quyền, Validator sẽ thực hiện quyền bỏ phiếu thay cho người sở hữu. Điều này giúp cho các Coin Holder vẫn có thể gián tiếp tham gia các masternode mà không sợ bị mất coin với lý do người chủ nhóm “biến mất”. Tùy vào cài đặt của Dev team mà số lượng coin bạn sử dụng delegate được cất trong Pools hay bị khóa.

Validator sẽ là người trực tiếp vận hành các masternode. Và để có thể trở thành một Validator, người thực hiện sẽ cần phải thuyết phục các chủ sở hữu coin hoặc nếu họ nắm giữ lượng coin đủ lớn thì có thể tự vote cho bản thân.

Hệ thống sẽ lựa chọn các Validator được khai thác trên block mới,.. từ đó giúp họ nhận thêm coin. Các Validator sau này sẽ là người quyết định trả lại cho Delegator số lượng coin mà mình khai thác được. Nếu số lượng coin không phù hợp, khả năng cao là Delegator sẽ muốn đổi sang một Validator khác. 

so-sanh-delegated-proof-of-stake-vs-proof-of-stake

So sánh Delegated Proof of Stake vs Proof of Stake

>> Xem thêm: Proof of Stake là gì? Tổng quan về Proof of Stake trong Blockchain

Đối với cộng đồng Crypto tại Việt Nam hiện nay, masternode đang trở thành một trend. Đây giống như một hình thức Stake. PoS và DPoS được các Holder hưởng ứng rất nhiệt tình bởi khi giữ coin lâu dài không chỉ tăng lên về mặt giá trị mà số lượng coin cũng tăng lên. 

So với PoW và PoS thì DPoS rất khác biệt. Trong hệ thống của DPoS, các chủ sở hữu cổ phần bầu chọn là một trong những cách thức để tìm ra và thúc đẩy những đại diện trung thực để phát triển nền tảng hiệu quả. 

Tuy nhiên, việc tạo ra các khối mới thực sự khác so với hệ thống của PoS và trong phần lớn các trường hợp, DPoS mang lại hiệu suất cao hơn dựa vào số lượng giao dịch được thực hiện trong khoảng thời gian mỗi giây.

Vậy là bePAY đã mang đến cho bạn tất cả các thông tin cần thiết về Delegated Proof of Stake. Hy vọng rằng bài viết này mang đến cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi bePAY để cập nhật các dự án Crypto cũng như các thuật ngữ liên quan một cách nhanh nhất.

FAQ

Delegated Proof of Stake vs Proof of Stake có điểm gì giống nhau?

POS và DPoS cùng là thuật toán sử dụng hình thức cổ phần. Tuy nhiên đối với DPoS thì hình thức bầu chọn sẽ mang đến cho người dùng cảm giác dân chủ hơn, qua đó chọn ra được người tạo dựng các khối block mới. 

Bởi DPoS được duy trì dưới hình thức bầu chọn, nên những người đại diện sẽ có động lực để hoạt động và mang đến hiệu quả tốt nhất, nếu không sẽ bị trục xuất. Ngoài ra, các Blockchain sử dụng DPoS sẽ có tốc độ xử lý giao dịch nhanh hơn so với PoS.

Delegated Proof of Stake có những ưu điểm gì? 

Ưu điểm của DPoS phải kể đến đó là:

  • Khả năng mở rộng Blockchain tốt.
  • Có cơ chế quản trị cụ thể và rõ ràng.
  • Chi phí vận hành thấp.

Xem thêm các kênh thông tin của bePAY:

Facebook Twitter Youtube