Kiến thức

Tổng hợp thông tin mới nhất về BEAM Coin 2022

bePAY

25 Tháng Tư 2022

BEAM Coin là đồng tiền điện tử được phát triển để thực hiện các giao thức tại MimbleWimble. Điểm đặc biệt của BEAM là có thể giúp cải thiện tính ẩn danh cho người dùng giúp tăng tính an toàn và bảo mật một cách vượt trội. Cùng bePAY tìm hiểu rõ hơn về đồng tiền ảo này cũng như những thông tin xoay quanh dự án trong bài viết sau đây.

BEAM coin là gì?

BEAM coin được biết tới là một sản phẩm được xây dựng trên nền tảng phi tập trung. Dự án của BEAM rất đề cao tính riêng tư cũng như bảo mật của người dùng. Nhờ vậy dự án có khả năng mở rộng mạng lưới đến khắp thế giới ngày.

Nền tảng Blockchain của BEAM có khả năng giảm tương đối kích thước nhờ việc tạo ra những giao dịch ở chế độ riêng tư. Đây cũng là một trong những lý do mà đồng tiền điện tử này có thể cải thiện khả năng mở rộng của mình.

Đồng tiền BEAM còn hỗ trợ cho người dùng nhiều loại giao dịch khác nhau ví dụ như giao dịch bị khóa thời gian, hoán đổi nguyên tử, ký quỹ.

Giao thức của nền tảng này là Equihash 150/5. Viết bằng C++, cho phép ASICS tồn tại ở một số điểm. BEAM coin là loại tiền được kết hợp giữa phiên bản của Mimblewimble và những giao thức sở hữu khác. Từ đó giúp cho đồng tiền này có những tính năng vượt trội.

beam-la-gi

BEAM là gì?

Thông tin tổng quan về BEAM Coin

Những thông tin cơ bản về đồng tiền BEAM nhà đầu tư cần biết là:

  • Tên coin: BEAM.
  • Ký hiệu: BEAM.
  • Nền tảng: BEAM Blockchain.
  • Tổng cung tối đa: 262,800,000.
  • Lượng cung lưu hành: 112,586,720.

Roadmap của BEAM

Lộ trình phát triển dự án được chia thành các giai đoạn sau:

  • Tháng 3/2018: Ra mắt dự án.
  • Tháng 6/2018: POC nội bộ. 
  • Tháng 9/2018: Testnet và cho ra mắt BEAM Wallet cho máy tính (Windows, Linux, Mac)
  • Tháng 12/2018: Mainnet.
  • 2019: Ra mắt phương thức Payment và Exchange, BEAM Wallet trên nền tảng di động (IOS, Androi), tính năng trao đổi BEAM với BTC,  LTC, QTUM.
  • 2020: Phát triển hoàn thiện BEAM Wallet với những tính năng mới: thông báo, thanh toán từ một phía, giao dịch giữa Ethereum và BSC.

Ngoài ra, những thông tin về Roadmap của BEAM trong năm 2021 và 2022 chưa được công khai cụ thể nên bạn có thể theo dõi thêm tại website của dự án: tại đây để cập nhật những thông tin mới nhất. 

roadmap-cua-beam-coin

Roadmap của BEAM

>> Xem thêm: Qredo coin là gì? Khám phá dự án Qredo coin từ A-Z

Ứng dụng của BEAM là gì?

Đồng BEAM đóng vai trò cốt lõi trong nền tảng Blockchain BEAM. Một số ứng dụng chính phải kể đến của đồng tiền này đó là:

  • Phần thưởng: BEAM coin được sử dụng như một phần thưởng khối dành cho các miners để xác nhận giao dịch cũng như tăng sự bảo mật cho toàn bộ hệ thống.
  • Phí Gas: Đồng BEAM được dùng để làm phí thanh toán cho giao dịch, tạo và thực thi những hợp đồng thông minh trên mạng Blockchain của BEAM.
  • Sử dụng làm phương tiện thanh toán ẩn danh.
  • Tạo và trao đổi các Confidential Assets trên BEAM.

Đội ngũ phát triển của BEAM

Toàn bộ đội ngũ BEAM đều là những nhân vật nổi tiếng và dày dặn kinh nghiệm trong các lĩnh vực công nghệ, quản lý, tài chính,… Các thành viên của đội ngũ này gồm:

  • Alexander Zaidelson: Đây là người hiện đang giữ chức vụ CEO của dự án. Anh bắt đầu sự nghiệp hiện tại với vị trí là một nhà phát triển phần mềm. Kinh nghiệm của Alexander được thể hiện rất rõ trong các hoạt động thành lập Nareos – công ty chia sẻ tệp P2P và Wikiup, đã bán lại cho iMesh. Thêm vào đó, anh cũng là giám đốc của CIRTech VC, VP Product tại WeFi và cố vấn cho một vài dự án startup khác.
  • Alex Romanow (CTO): Người đang nắm giữ lãnh đạo nhóm R&D trong vai trò nghiên cứu và phát triển tại BEAM. Alex đã tích lũy nhiều kinh nghiệm tại những dự án phức tạp với các đội phân tán lớn. 
  • Amir Aaronson (COO): Được biết đến là một doanh nhân năng động và là chuyên gia điều hành với tư duy mạnh mẽ. Anh đã trở thành đồng sáng lập của một vài công ty công nghệ và tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử từ 2019.
  • Beni Issembert (CMO) Beni là một doanh nhân trong 14 năm liên tiếp. Đồng thời ông cũng là giảng viên, nhà tiếp thị, nhà văn, người kể chuyện cố gắng đem tới sự liên kết giữa triết học và công nghệ.

doi-ngu-phat-trien-cua-beam-coin

Đội ngũ phát triển của BEAM

Tính năng nổi bật của BEAM

Khi thực hiện các giao thức trên BEAM, bạn có thể nhận thấy những tính năng nổi bật của đồng tiền này như sau:

Chức năng kiểm toán

Ví tiền của BEAM có thể thực hiện những tính năng kiểm toán. Nhờ đó, ứng dụng có thể đáp ứng được những quy định khắt khe của doanh nghiệp cũng như ở các khu vực có pháp lý khác nhau.

Ví kiểm toán của đồng BEAM có thể tạo ra khóa công khai và khóa riêng giúp chủ sở hữu kiểm soát được chúng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào.

Cơ quan chức năng sẽ sử dụng chức năng khóa công khai để tiến hành kiểm toán. Tính minh bạch trong quá trình doanh nghiệp thanh toán sẽ được nâng cao vì mọi giao dịch đều được gắn thẻ.

Nền tảng Blockchain nhỏ gọn

Nền tảng Blockchain của BEAM là nền tảng hạt nhân giao dịch do đó luôn đơn giản và nhỏ gọn. Nền tảng này giúp người dùng có thể xác thực các khoản thanh toán dễ dàng. Mimblewimble chính là hạt nhân của giao dịch. 

Đây là lý do các giao dịch trên nền tảng này không qua trung gian. Các hạt nhân luôn có mặt trong hệ thống và khi được tiêu thụ sẽ không thay đổi nguyên tắc để làm đảo ngược giao dịch.

tinh-nang-noi-bat-cua-beam-coin

Tính năng nổi bật của BEAM

>> Xem thêm: RLC coin và IExec RLC là gì? Có nên đầu tư vào IExec RLC?

Hệ thông BBS

BBS của BEAM là một hệ thống bảng tin hoạt động dựa vào các nút đầy đủ. Nhờ vậy, người dùng có thể đàm phán thanh toán đồng bộ. Khi các nhà đầu tư thực hiện giao dịch tại Mimblewimble sẽ phải nhận được sự cộng tác từ những nhà đầu tư khác. Từ đó thị trường được cân bằng.

Doanh nghiệp và tính năng kiểm toán

Để đem lại chất lượng tốt nhất cho các doanh nghiệp, BEAM đã phân tách sự phát triển của nền tảng ra làm hai dạng, đó là: 

  • BEAM Core: Cải tiếng kỹ thuật thiết kế của mạng.
  • BEAM Compliance: Nhờ khía cạnh tuân thủ cũng như kiểm toán bạn của các doanh nghiệp.

Điểm nổi bật của BEAM Coin

Những đặc điểm nổi bật của dự án này đó là:

  • Tính bảo mật: Mọi giao dịch trong BEAM đều mang tính chất riêng tư và user có thể kiểm soát các dữ liệu cá nhân của mình.
  • Kiểm toán: Cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể tự báo cáo lịch sử tài chính của mình cho bên thứ 3 bất kỳ. 
  • Sự linh hoạt: BEAM hỗ trợ rất nhiều loại giao dịch khác nhau như: time lock, Escrow, Atomic Swaps..
  • Confidential Assets: Nhiều loại tài sản khác nhau được BEAM mã hóa và chấp nhận. Với khả năng ẩn danh, BEAM sẽ giúp bạn bảo mật thông tin tuyệt đối. Chỉ có những bên tham gia vào giao dịch mới có thể biết danh sách và số lượng các tài sản đó.
  • Khả năng mở rộng: BEAM được đội ngũ phát triển xây dựng cho một tính năng “Cut-through”, giúp loại bỏ những thông tin đầu ra dư thừa được sử dụng làm đầu vào trong cùng một block. Như vậy, không gian của block sẽ được giải phóng. Đồng thời, giúp cải thiện khả năng lưu trữ trên Blockchain mà vẫn giữ được sự bảo mật.

diem-noi-bat-ve-confidential-assets-và-scalability-của-beam-coin

Điểm nổi bật về Confidential assets và Scalability

Trên đây là những thông tin mới nhất giúp bạn giải đáp thắc mắc “BEAM là gì?”. bePAY hy vọng rằng với bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về dự án BEAM. Đừng quên theo dõi bePAY để cập nhật nhiều thông tin mới nhất về thị trường tiền điện tử. 

FAQ

Có thể lưu trữ BEAM ở đâu? 

Bạn có thể sử dụng ví chính thức của BEAM để lưu trữ đồng tiền điện tử này. BEAM Wallet hiện đã có mặt trên các nền tảng mobile và desktop:

Ngoài ra bạn có thể sử dụng lưu trữ đồng tiền này tại các sản giao dịch uy tính đã hỗ trợ mua bán BEAM như: Binance, CoinEx,…

Tìm hiểu thông tin về BEAM tại đâu?

Để cập nhật thông tin về BEAM nhanh nhất, bạn có thể đọc các thông tin tại