Kiến thức

Blockchain 3.0 là gì? Những ưu điểm vượt trội của Blockchain 3.0

bePAY

15 Tháng Một 2022

Được xem là đứa con sinh sau đẻ muộn so với hai thế hệ tiền nhiệm nhưng Blockchain 3.0 đã cho thấy sức mạnh, giá trị của mình trong lĩnh vực Crypto nói riêng và công nghệ Chuỗi khối nói chung. Trong bài viết này, hãy cùng bePAY tìm hiểu chi tiết về Blockchain 3.0!

Đôi nét về Blockchain thế hệ thứ 3

Công nghệ Blockchain 3.0 là thế hệ kế nhiệm của hai phiên bản trước đó, gồm Blockchain 1.0 (đại diện là Bitcoin) và 2.0 (đại diện là Ethereum/ ETH).

Với sự ra đời của thế hệ mới, các nhà phát triển mong muốn có thể tối đa hóa những ưu điểm (trao đổi tài sản số, tự “phán xử”) và khắc phục hạn chế của các version cũ. Đặc biệt là khả năng mở rộng, truy cập số lượng lớn, tính tương tác đa chiều và quyền riêng tư thông qua DApp.

Blockchain 3.0 cho phép phân tán các node (mạng máy tính) trên ứng dụng cũng như được chỉ định để để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể từ phía người dùng, nhà phát triển.

blockchain-3-0-la-gi

Đôi nét về Blockchain thế hệ thứ 3

Về mặt cấu trúc, thế hệ “Chuỗi khối” thứ 3 không có nhiều thay đổi. Bộ khung vẫn bao gồm các yếu tố sau:

  • Dữ liệu/ thông tin: Được mã hóa trên các khối tích hợp như phiên bản đầu tiên.
  • Hợp đồng thông minh (Smart Contract): Tính năng hợp đồng thông minh từ phiên bản Blockchain 2.0 vẫn được tích hợp kèm theo những cải tiến mới. 
  • Nền tảng đám mây (Cloud Node): Cho phép lưu trữ và triển khai các tập lệnh tương ứng. Trong đó, ArcBlock – nền tảng số dựa trên ứng dụng Blockchain phân quyền 3.0 đang trở thành đối tác của những “ông lớn” như Amazon, Microsoft, Google,…
  • Giao thức truy cập chuỗi mở (Open Chain Access Protocol): Đây là giao thức mở chuỗi khối được xây dựng và phát triển bởi nền tảng ArcBlock.
  • Hệ thống chip xử lý siêu nhỏ (Blocklet): Cho phép mạng máy tính hoạt động mà không cần truy cập máy chủ như truyền thống thông qua hệ thống chip có kích thước siêu nhỏ. Đặc biệt, Blocklet hỗ trợ kết nối Blockchain với Internet of Thing (IoT) hay công nghệ kết nối vạn vật qua Internet.

Bên cạnh những nâng cấp về “khung xương”, Blockchain thế hệ 3.0 còn giúp trải nghiệm sử dụng được cải thiện đáng kể, nhất là việc tiếp cận với đa dạng đối tượng người dùng hơn. Trong khi đó, thế hệ 1.0 và 2.0 dường như được sinh ra chỉ để dành cho các nhà phát triển, lập trình viên. 

Đây là một trong những lý do điểm đánh giá trong Blockchain 3.0 Applications Survey (Khảo sát các ứng dụng Blockchain đời thứ 3) thường khá ấn tượng.

cong-nghe-blockchain-3-0-voi-nhieu-cai-tien-moi

Công nghệ Blockchain 3.0 với nhiều cải tiến mới

>> Xem thêm: Blockchain là gì? Bách khoa toàn thư về công nghệ Blockchain

Ưu điểm nổi bật của Blockchain 3.0 

Blockchain 1.0 với đại diện là Bitcoin, Blockchain 2.0 với đại diện là Ethereum/ ETH đã mở ra những cánh cửa mới cho thị trường Crypto nói riêng và công nghệ nói chung.Tuy nhiên, khi so sánh với version 3.0, rõ ràng chúng có phần “khiêm tốn” hơn người đàn em của mình. 

Vậy, so với những đàn anh, ưu điểm của Blockchain 3.0 là gì? Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của Blockchain 3.0:

  • Có tính ứng dụng cao hơn, đáp ứng được đa dạng nhu cầu người tiêu dùng hơn

Trong khi BTC chỉ hướng tới việc tạo ra một loại tiền tệ mới mang tính toàn cầu và sở hữu nhiều ưu điểm, thì nền tảng Ethereum mong muốn tạo ra cả một hệ sinh thái Blockchain mới. Tuy vậy, tất cả đều chưa thể sánh bằng khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng, từ từ số lượng “Blockchain 3.0 coins” đến các “Apps” tích hợp,… Bởi lẽ, nó không chỉ hướng tới các lập trình viên, nhà phát triển – nhóm đối tượng có kiến thức chuyên môn cao mà còn phục vụ cả những khách hàng đời thường nhất.

Vì thế, Blockchain 3.0 Applications Survey (Khảo sát các ứng dụng Blockchain đời thứ 3) luôn có sức hút lớn và nhận được nhiều đánh giá tích cực hơn những phiên bản trước đó.

uu-diem-cua-blockchain-3.0

Ưu điểm Blockchain 3.0 với Blockchain 2.0 và 1.0

  • Sở hữu nhiều cải tiến đáng kể: khả năng tích hợp DApp, Acyclic,…

Một cách dễ hiểu, DApp cho phép tạo ra những ứng dụng tích hợp công nghệ Blockchain có thể hoạt động ngay trên hệ điều hành Windows, Android, IOS: ví điện tử, sàn giao dịch,… Nhờ vậy, bạn dễ dàng thực hiện giao dịch Crypto, trading tiền mã hóa,… chỉ với chiếc máy tính, smartphone có kết nối Internet – điều mà Blockchain 1.0 và 2.0 chưa thể.

Acyclic là gì? Acyclic hay Directed Acyclic Graph (DAG) là đồ thị định hướng không tuần hoàn. Thuật ngữ này còn có tên gọi khác là đồ thị trực tiếp không tuần hoàn. Một cách dễ hiểu, với DAG, thông tin trên mạng lưới được truyền tải theo một chiều nhất định và có tính chu kỳ. Điều này nhằm đảm bảo các nút trong mạng lưới không được kết nối với bất kỳ nút nào trước đó, tạo tính ổn định, thống nhất cao.

Đồng thời, cấu trúc DAG giúp tối đa hóa thời gian tạo khối với khả năng xử lý 10,000 giao dịch mỗi giây. Thậm chí khả năng xử lý này còn nhanh hơn cả Visa (đạt 1700 giao dịch mỗi giây).

  • Khả năng bảo mật cao nhưng linh hoạt hơn

Cách bảo mật duy nhất với ví lưu trữ BTC thế hệ đầu là ghi nhớ cụm mật khẩu đã được mã hóa thành 9 đến 12 từ khác nhau. Đây chắc chắn là thử thách với đa số người dùng. Tuy nhiên, với các mẫu ví áp dụng công nghệ Blockchain đời thứ 3, mọi thứ đã dễ dàng và đơn giản hơn khi kết hợp phương pháp sinh trắc học, bảo mật đa lớp…

Song, không vì thế mà bạn chủ quan trong vấn đề bảo vệ thông tin và tài sản crypto. Hãy lưu cụm mật khẩu được mã hóa ở nơi phù hợp để có thể sử dụng bất cứ khi nào cần.

blockchain-3.0-co-tinh-linh-hoat-va-bao-mat-cao

Blockchain 3.0 có tính linh hoạt và bảo mật cao

  • Phí giao dịch được giảm thiểu đáng kể so với Blockchain 1.0 và 2.0

Nhìn chung, nhờ khả năng mở rộng chuỗi khối và cải thiện tốc độ xử lý dữ liệu nên chi phí liên quan đến giao dịch trên thế hệ Blockchain thứ 3 sẽ giảm tương đối so với các phiên bản tiền nhiệm.

Một số đồng tiền mã hóa của Blockchain 3.0

Sau đây, hãy cùng bePAY điểm qua một số đồng tiền mã hóa nổi bật được xây dựng trên nền tảng Chuỗi khối thế hệ 3 – Blockchain 3.0 coins list.

Cardano và đồng ADA

Mở đầu “Blockchain 3.0 coins list” là đồng ADA. Đồng tiền này được phát triển trên Platform Cardano – nền tảng Blockchain phi tập trung thế hệ thứ 3. Với mục tiêu khắc phục những hạn chế của thuật toán Proof of Work (PoW) và trở thành giải pháp thay thế Ethereum 2.0, Cardano có nhiều cải tiến mới.

Trong đó phải kể đến Ouroboros – một giao thức PoS giúp giảm tối thiểu mức tiêu thụ năng lượng trong quá trình tạo khối. Nhờ vậy, nền tảng này có thể giải quyết được những bài toán khó nhằn về cơ sở hạ tầng, mức năng lượng tiêu thụ, chi phí và thời gian giao dịch.

dong-ada

Đồng ADA

>> Xem thêm: Công nghệ Blockchain 4.0 là gì? Ví dụ về ứng dụng Blockchain 4.0

Zilliqa và đồng ZIL

Cái tên thứ hai trong “Blockchain 3.0 coins list”, không đâu khác ngoài Zilliqa và đồng tiền mã hóa ZIL. Đây được xem là ví dụ điển hình của Blockchain thế hệ 3 với sự tích hợp hệ thống Proof of Stake (PoS), các hợp đồng thông minh phiên bản nâng cấp,… Tất cả tạo nên một nền tảng mới có khả năng lưu trữ một phần dữ liệu tổng thể trong mạng lưới, tối ưu hóa tốc độ xử lý với hàng nghìn giao dịch mỗi giây.

Ethereum và ETH thế hệ 3.0

Có vẻ hơi khó tin nhưng chính xác thì Platform Ethereum cũng đang trong quá trình tự nâng cấp mình, chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) sang Proof of Stake (PoS). Với hướng đi này, nhà phát triển hy vọng mạng lưới Ethereum 3.0 sẽ khắc phục những giới hạn chế về hiệu suất, khả năng mở rộng, chi phí giao dịch và tính bảo mật của thế hệ cũ.

eth-the-he-3-0

ETH thế hệ 3.0

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ những đặc điểm của nền tảng Blockchain 3.0. Đừng quên theo dõi blog của bePAY để cập nhật nhiều thông tin thú vị hơn về thị trường Crypto.

FAQ

Ưu điểm của Blockchain thế hệ thứ 3 so với phiên bản trước là gì?

Những ưu điểm của Blockchain 3.0 đó là:

  • Thế hệ “Chuỗi khối 3.0” có tính ứng dụng cao hơn.
  • Phiên bản 3.0 sở hữu nhiều cải tiến đáng kể: khả năng tích hợp DApp, Acyclic,…
  • Phí giao dịch được giảm thiểu đáng kể so với Blockchain 1.0 và 2.0.
  • Khả năng bảo mật cao nhưng linh hoạt hơn.

Công nghệ Acyclic là gì?

Acyclic hay Directed Acyclic Graph (DAG) là đồ thị định hướng không tuần hoàn. DAG giúp thông tin trên mạng lưới được truyền tải theo 1 chiều nhất định và có tính chu kỳ.  Điều này nhằm đảm bảo các nút trong mạng lưới không được kết nối với bất kỳ nút nào trước đó, tạo tính ổn định, thống nhất cao và khả năng tối ưu hóa xử lý giao dịch.