Công Cụ

Ichimoku Cloud là gì? Kinh nghiệm sử dụng đám mây Ichimoku hiệu quả 

Binh

03 Tháng Tám 2022

Đối với các nhà đầu tư tài chính và Crypto, các phương pháp phân tích kỹ thuật luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Và một trong những phương pháp đó là Ichimoku Cloud. Vậy, Ichimoku Cloud là gì, có đặc điểm điểm và cách sử dụng ra sao? Cùng bePAY khám phá qua bài viết về Ichimoku Cloud dưới đây. 

Ichimoku Cloud là gì?

Ichimoku Cloud hay đám mây Ichimoku, tên đầy đủ Ichimoku Kinko Hyo, là một phương pháp phân tích kỹ thuật trong lĩnh vực tài chính, có sự kết hợp nhiều chỉ báo khác nhau từ một biểu đồ chung.

Phương pháp này thường xuyên được áp dụng trên các biểu đồ hình nến, trở thành công cụ tài chính hữu ích giúp người dùng hiểu hơn về các vùng giá hỗ trợ và kháng cự có tiềm năng. Đồng thời, cũng thông qua chỉ báo Ichimoku, chúng ta còn có thể đưa ra những dự đoán về xu hướng giá trong tương lai hay động lượng thị trường.

ichimoku-cloud-la-gi

Ichimoku Cloud là gì? 

Ichimoku Kinko Hyo được khái niệm hóa lần đầu tiên vào cuối những năm 1930 bởi một nhà báo người Nhật, mang tên Goichi Hosada. Song, mãi cho tới năm 1969, thuật ngữ này mới được công bố rộng rãi trên quy mô toàn cầu. Đây cũng là thời điểm mà Ichimoku Cloud đã được chính Hosada nghiên cứu và cải tiến khá nhiều. Nếu như bạn chưa biết thì trong tiếng Nhật, Ichimoku Kinko Hyo nghĩa là “biểu đồ cân bằng trong nháy mắt”.

Hiện nay, đám mây Ichimoku vẫn được nhiều nhà đầu tư hàng đầu lựa chọn trong quá trình tìm kiếm cơ hội lợi nhuận. Đặc biệt, không chỉ có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực tài chính truyền thống (ngân hàng, chứng khoán) mà bản thân Ichimoku Kinko Hyo đang dần khẳng định được vai trò đối với cộng đồng người chơi Crypto. Vậy, những thành phần cấu tạo nên Ichimoku Cloud là gì?

Các thành phần chính của Ichimoku Cloud

Một cách tổng quan thì Ichimoku giống như một đám mây số liệu. Trong khi hầu hết các chỉ báo tài chính chỉ bao gồm một đường hoặc một khu vực nhất định, Ichimoku Kinko Hyo lại sở hữu tới 5 đường khác nhau. Cụ thể:

  • Đường Tenkan-sen (đường chuyển đổi)

Đường Tenkan-sen được xác định bằng công thức lấy tổng mức giá cao nhất và thấp nhất trong 9 phiên liên tiếp rồi đem chia cho 2. Tenkan-sen sẽ giúp người dùng tìm ra mức hỗ trợ, mức kháng cự và tín hiệu đảo chiều một cách dễ dàng.

  • Đường Kijun-sen (đường cơ sở)

Đường Kijun-sen được tính theo công thức lấy tổng mức giá cao nhất và thấp nhất trong 26 phiên liên tiếp rồi đem chia cho 2. Kijun-sen sẽ đại diện cho mức hỗ trợ và kháng cự chính nên có thể giúp xác nhận sự thay đổi xu hướng và làm điểm cắt lỗ.

cac-thanh-phan-trong-ichimoku-cloud

Các thành phần chính của Ichimoku Cloud

  • Đường Senkou Span A (khoảng senkou A hoặc khoảng trước A)

Đường Senkou Span A được xác định theo công thức lấy tổng của Tenkan-sen và Kijun-sen đem chia cho 2. Senkou Span A thường được vẽ về phía trước 26 phiên, tạo thành một cạnh của kumo hoặc đám mây và có ý nghĩa giúp xác định những khu vực hỗ trợ, kháng cự trong tương lai.

  • Đường Senkou Span B (khoảng senkou B hoặc nhịp dẫn đầu B)

Đường Senkou Span B được xác định bằng cách lấy tổng mức cao nhất và mức thấp nhất trong 52 phiên liên tục rồi đem chia cho 2. Senkou Span B cũng được vẽ về phía trước 26 phiên tương tự Senkou Span A, tạo thành cạnh khác của kumo và giúp xác định các khu vực hỗ trợ, kháng cự trong tương lai.

  • Đường Chikou Span (khoảng chikou hoặc khoảng thời gian trễ)

Chikou Span là giá tại thời điểm đóng cửa của giai đoạn hiện tại và được vẽ lùi về 26 phiên. Chikou Span sẽ hiển thị và cho thấy các khu vực hỗ trợ, kháng cự có thể có.

>> Xem thêm: Slippage là gì? Làm sao để tránh trượt giá trong giao dịch Crypto

Ý nghĩa của chỉ báo Ichimoku Cloud là gì?

Tới đây, có lẽ phần nào bạn đã hiểu được ý nghĩa của chỉ báo Ichimoku Cloud là gì. Cụ thể hơn, chỉ báo này được các traders và nhà đầu tư thường xuyên sử dụng trong giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và cả tiền mã hóa bởi:

  • Ichimoku Kinko Hyo mang đến cái nhìn toàn cảnh hơn về giá và biến động giá trên thị trường. Người dùng sẽ nhìn nhận và nắm được hàng loạt thông tin quan trọng như xu hướng của giá, động lực và sức mạnh của xu hướng, vùng hỗ trợ và kháng cự,…
  • Ichimoku có thể giúp dự báo về mức hỗ trợ và kháng cự trong tương lai. Trong khi phần lớn chỉ báo kỹ thuật và phương pháp tài chính khác chỉ đưa ra kết quả trong ngày và giờ hiện tại.
  • Ichimoku cũng phần nào thể hiện được sự khách quan của thị trường nên không những mang lại tính chính xác ở mức độ ổn mà còn đơn giản, dễ dàng để thực hiện.
  • Thậm chí, Ichimoku Cloud đã và đang khắc phục được nhiều hạn chế còn tồn tại trong những chỉ báo kỹ thuật hay phương pháp tài chính khác.

y-nghia-cua-ichimoku-cloud-la-gi

Ý nghĩa của chỉ báo Ichimoku Cloud là gì?

Cách đọc chỉ báo Ichimoku

Trong phần này, chúng ta cùng tìm hiểu cách đọc và cách xem Ichimoku để mang lại những lợi ích tốt nhất. Cụ thể là thông qua tín hiệu giao dịch; cấp độ hỗ trợ và kháng cự; cường độ tín hiệu.

Tín hiệu giao dịch từ Ichimoku

Ở đây, chúng ta có thể chia thành 2 nhóm, gồm tín hiệu động lượng và tín hiệu theo xu hướng:

  • Tín hiệu động lượng: Được tạo thành dựa trên mối quan hệ giữa giá thị trường, đường cơ sở và đường chuyển đổi trên chỉ báo Ichimoku. Nếu một trong hai hoặc cả đường chuyển đổi và giá thị trường cùng di chuyển ở phía trên so với đường cơ sở, đây là tín hiệu động lượng tăng. Ngược lại, đường cơ sở bên trên một trong hai hoặc cả 2 đường còn lại, đó là tín hiệu động lượng giảm. 
  • Tín hiệu theo xu hướng: Được tạo nên theo màu của đám mây và vị trí của giá thị trường liên quan đến đám mây. Khi giá thị trường di chuyển trên đám mây thì thường là xu hướng tăng, di chuyển dưới thì thường là giảm. Đám mây có màu xanh biểu thị xu hướng tăng, màu đỏ là xu hướng giảm. 

tin-hieu-giao-dich-tu-ichimoku

Tín hiệu giao dịch từ Ichimoku

Cấp độ hỗ trợ, kháng cự

Thông thường, khoảng Senkou A (đường đám mây xanh) hoạt động như một đường hỗ trợ (nếu xu hướng tăng) và đường kháng cự (nếu xu hướng giảm). Trong cả hai trường hợp, nến đều di chuyển đến gần khoảng Senkou A. Ngược lại, khi giá di chuyển vào đám mây, khoảng Senkou B cũng có thể đóng vai trò tương tự.

Cường độ của tín hiệu

Phương pháp xác định cường độ của tín hiệu qua Ichimoku Cloud là gì? Trước hết, cường độ của các tín hiệu được hình thành bởi Ichimoku phụ thuộc đáng kể vào sự phù hợp đối với xu hướng rộng hơn hay không. Một tín hiệu tăng có thể là sai nếu không đi cùng xu hướng tăng và ngược lại. Do đó, mỗi khi một tín hiệu được tạo, chúng ta cần tính đến cả màu sắc và vị trí của đám mây Ichimoku. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua yếu tố khối lượng giao dịch.

cuong-do-cua-tin-hieu-tu-ichimoku-cloud

Cường độ của tín hiệu từ Ichimoku Cloud

Những cách sử dụng đám mây Ichimoku trong giao dịch Crypto hiệu quả

Như đã đề cập trong quá trình tìm hiểu Ichimoku Cloud là gì, phương pháp phân tích kỹ thuật này có thể được áp dụng trong thị trường Crypto ở mức độ nào đó. Và dưới đây là những cách sử dụng Ichimoku bạn có thể tham khảo khi đầu tư vào tài sản mã hóa.

  • Khi Tenkan và Kijun cắt giao nhau: Bán ra nếu Tenkan cắt xuống Kijun bởi giá trong ngắn hạn thay đổi theo xu hướng tiêu cực hơn trong trung hạn. Tương tự, mua vào nếu Tenkan cắt lên Kijun. 
  • Khi giá và Kijun cắt giao nhau: Bán ra nếu giá cắt xuống Kijun bởi thay đổi của giá hiện tại tiêu cực hơn sự biến động trung bình của giá trong quá khứ. Tương tự, mua vào nếu giá cắt lên Kijun. 
  • Giá phá Kumo: Bản thân đám mây Kumo có vai trò xác định Trend của giá và là vùng kháng cự hoặc hỗ trợ nên khi mây càng dày chứng tỏ vùng giá ấy càng mạnh. Trong trường hợp giá phá xuống hoặc phá lên đám mây Kumo, chúng ta có thể đưa ra một số quyết định có lợi. Cụ thể, khi Senkou Span A cắt Senkou Span B từ dưới lên khiến mây Kumo từ màu đỏ đổi sang xanh, hãy mua vào. Ngược lại, bán ra nếu Senkou Span A cắt Senkou Span B từ trên xuống. 

su-dung-ichimoku-trong-giao-dich-crypto

Sử dụng đám mây Ichimoku trong giao dịch Crypto

Một số lưu ý khi sử dụng Ichimoku Cloud

Rõ ràng, ngay cả khi nhận được sự tín nhiệm của đa số nhà đầu tư thì Ichimoku vẫn không phải phương pháp phân tích kỹ thuật mang tính chính xác tuyệt đối. Vậy, những lưu ý trong quá trình sử dụng Ichimoku Cloud là gì?

Thứ nhất, chỉ báo Ichimoku hoàn toàn có thể đứng độc lập nhưng cũng dễ dàng kết hợp với các chỉ báo tài chính khác nhằm mang đến kết quả tối ưu nhất trong đầu tư, giao dịch. Ví dụ, Ichimoku thường được bắt cặp với chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) để xác nhận rằng động lượng theo một hướng nhất định.

Thứ hai, Ichimoku nếu được sử dụng trong các khung thời gian ngắn (trong ngày) rất dễ gây ra những tín hiệu nhiễu loạn, sai lệch. Chúng ta nên ưu tiên dùng phương pháp này cho khung thời gian dài (hàng tuần, hàng tháng) sẽ đem lại những kết quả đáng tin cậy hơn. 

Thứ ba, đây là một phương pháp phân tích kỹ thuật nên mỗi chúng ta phải áp dụng trực tiếp cách xem Ichimoku vào danh mục đầu tư của mình để tích lũy thêm kinh nghiệm và bài học thực chiến. 

luu-y-khi-su-dung-ichimoku-cloud-la-gi

Lưu ý khi sử dụng Ichimoku Cloud là gì?

>> Xem thêm: Skyward Finance là gì? Toàn tập về đồng coin Skyward

Tổng kết lại, Ichimoku là một công cụ thực sự hữu ích với mọi nhà đầu tư, kể cả trong lĩnh vực tài chính chứng khoán hay Crypto. Mong rằng, những thông tin mà bePAY mang lại đã giúp bạn hiểu hơn đặc điểm của Ichimoku Cloud là gì. Từ đó, mỗi bạn đọc có cách vận dụng “biểu đồ cân bằng trong nháy mắt” phù hợp và hiệu quả nhất.

FAQ

Có thể kết hợp Ichimoku Cloud với chỉ báo khác không?

Tuy hoàn toàn có thể đứng độc lập nhưng “biểu đồ cân bằng trong nháy mắt” – Ichimoku Cloud vẫn kết hợp được với những chỉ báo khác, ví dụ RSI để mang đến những kết quả tối ưu hay phục vụ các mục tiêu đặc thù trong giao dịch, đầu tư.

Kết quả mà Ichimoku Cloud mang lại có luôn đúng?

Chắc chắn là không. Ngay cả khi được đông đảo nhà đầu tư lựa chọn nhưng việc vận dụng Ichimoku Cloud dù tốt tới đâu vẫn luôn có sai số nhất định.