Kiến thức

DeFi 2.0 – Tiềm năng với nhà đầu tư nhạy bén 

Binh

21 Tháng Tư 2022

Công nghệ Blockchain phát triển liên tục với những bản cập nhật mới đầy hứa hẹn. Đây chính là động lực để nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) cải tiến và lột xác, chuyển sang thế hệ mới – 2.0. Trong bài biết này, bePAY sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về DeFi 2.0 và tiềm năng đầu tư của lĩnh vực. 

DeFi 2.0 là gì?

Trước hết, DeFi được viết tắt của cụm từ Decentralized Finance, có nghĩa là nền tài chính phi tập trung hay tài chính mở. 

Theo đó, Defi với việc khai thác những sức mạnh của công nghệ Blockchain, sẽ mở ra những cánh cửa mới cho thị trường tài chính nói chung, giúp người dùng có thể tiếp cận, truy cập và sử dụng các ứng dụng hỗ trợ mọi lúc mọi nơi, vô cùng thuận tiện.

Ở đây, chúng ta cần hiểu rằng Decentralized Finance toàn bộ các quy trình, chủ thể và cơ sở hạ tầng tham gia vào hoạt động tài chính: nhà đầu tư, sàn giao dịch Crypto, Lending,… Đặc biệt, tất cả hoạt động xoay quanh không chịu sự tác động, chi phối của bất kỳ cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào khác nên đảm bảo tính minh bạch, công bằng cao hơn.

defi-2.0-la-gi

DeFi 2.0 là gì?

Sau một thời gian được hình thành, DeFi đã chứng tỏ những giá trị to lớn của mình. Song, vẫn còn đó những hạn chế nhất định, xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, các nền tảng tài chính phi tập trung thế hệ mới – 2.0 đã và đang được hoàn thiện như bản nâng cấp ưu việt hơn của thế hệ đầu – 1.0. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng khám phá mục tiêu của DeFi 2.0 là gì?

Mục tiêu phát triển DeFi 2.0

DeFi đời thứ 2 đã nhen nhóm ngay từ khi người dùng và các dự án liên quan nhận thấy những điểm hạn chế của phiên bản 1.0 như: tốc độ xử lý, tính bảo mật, khả năng mở rộng,…

Bên cạnh đó, cuộc đua giữa DeFi 2.0 vs 1.0 còn để đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ Blockchain cũng được nâng cấp thường xuyên, từ thế hệ đầu tiên lên thế hệ 2, 3 và thậm chí là 4.

Dưới đây là một số mục tiêu chủ đạo mà nền tảng tài chính phi tập trung đang hướng tới, bao gồm: 

Nâng cao tính thanh khoản trên thị trường (Yield)

Để làm được điều đó, các ứng dụng và nền tảng DeFi phải giúp người dùng có được lợi nhuận (Yield) thông qua những đồng tiền mã hóa mà họ sở hữu. Các biện pháp phổ biến là chương trình “x10, x100” tài khoản, lợi nhuận phần trăm hằng năm (Annual Percentage Yield – APY) hấp dẫn, các đợt Airdrop lớn cho DeFi 2.0 coin…

defi-2-0-giup-nang-cao-tinh-thanh-khoan-tren-thi-truong

DeFi 2.0 giúp nâng cao tính thanh khoản trên thị trường

Tất cả sẽ là “miếng bánh ngọt” thu hút cộng động nói chung và những khách hàng mới nói riêng cùng tham gia vào sân chơi Crypto để dòng tiền được luân chuyển liên tục, mạnh mẽ và không ngừng tăng lên.

Nâng cao khả năng mở rộng (Scaling Solutions)

Nếu như các nền tảng Chuỗi khối thế hệ đầu tiên thường gắn liền với sự “cô lập”, khó tương tác và tiếp cận với người dùng thì những phiên bản Hard-fork sau đó đã cải thiện đáng kể. Cùng với xu thế ấy, Decentralized Finance cũng đang cố gắng cải thiện khả năng mở rộng của mình.

Một vài ví dụ tiêu biểu là BSC, Polygon và Solana. Các mạng lưới này mang đến cho người dùng điều họ mong muốn nhất như: phí giao dịch thấp hơn, nhiều ứng dụng phi tập trung (Dapp) gần gũi hơn.

Ngược lại, thật khó để tìm được những giá trị này trong một số nền tảng tiền nhiệm khi chúng còn ở giai đoạn đầu, kể cả Ethereum hay Blockchain của BTC,… Tất nhiên, đây cũng có thể được coi như điểm sáng của DeFi 2.0 vs 1.0.

muc-tieu-phat-trien-decentralized-finance-2.0

Mục tiêu phát triển DeFi 2.0

“Giảm” tính tập trung (Decentralized autonomous organization)

Một trong những lý do khiến DeFi thu hút được người dùng chính là sự “tự do” và không bị phụ thuộc vào các bên thứ ba như phương thức tài chính tập trung truyền thống. Dẫu vậy, chưa phải dự án nào cũng đạt được những mục tiêu này. Không ít cái tên còn chịu sự kiểm soát của một nhóm nhỏ, khiến công đồng dần mất niềm tin với dự án cũng như Decentralized Finance nói chung.

Đối với DeFi thế hệ 2, vấn đề này sẽ được chú trọng hơn, quan tâm hơn với những giải pháp cụ thể, thiết thực nhất. Và tất nhiên, cái đích xa hơn là giúp nền tảng chính phi tập trung “xâm nhập” vào cả hệ thống tài chính truyền thống.

Phát triển bền vững tài chính phi tập trung

DeFi gắn liền với thị trường Crypto. Cả hai đều biến động nhanh chóng và thiếu ổn định. Đây là một trong những lý do khiến nhiều nhà đầu tư e ngại rót vốn. Tuy nhiên, thế hệ thứ 2 của Decentralized Finance đang cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả điều tiết và sử dụng dòng tiền trên toàn thị trường. 

Trong đó, điều kiện quan trọng nhất chính là giá trị thực tiễn và tiềm năng của từng dự án Blockchain, dự án hệ sinh thái hay DeFi 2.0 coin xoay quanh. Trên đây là một số mục tiêu chủ yếu và cũng có thể xem như sự khác biệt, sự cải tiến giữa DeFi 2.0 vs 1.0.

>> Xem thêm: DeFi là gì? Tổng hợp thông tin nhà đầu tư cần biết về DeFi

Những cản trở của DeFi 2.0

Những cản trở đối với DeFi 2.0 là gì? Dưới đây là câu trả lời:

  • Phí gas đắt đỏ trong khi thời gian xử lý và thực hiện giao dịch của nhiều mạng lưới Blockchain lại quá lâu, gây ra những ảnh hưởng không mấy tích cực đến trải nghiệm người dùng.
  • Tổng khối lượng giao dịch cũng như dòng chảy vốn trên quy mô toàn thị trường đã có những khởi sắc. Song nếu so sánh với tài chính tập trung, đây vẫn là con số nhỏ.
  • Việc thực sự tạo nên tính phi tập trung trong một dự án không phải câu chuyện dễ dàng, kể cả với những đơn vị chủ quản lớn. Bởi lẽ, khó có cá nhân, tổ chức nào đủ sức tạo ra một thành quả tiên tiến mà không đòi hỏi “thù lao”.
  • Mở rộng quy mô nền tài chính phi tập trung đồng nghĩa tính bảo mật càng phải được đảm bảo tốt hơn. Nhất là khi tình trạng hacker, đánh cắp dữ liệu ngày một tinh vi, khó lường hơn.
  • Câu chuyện “biến đổi” Blockchain để nền tảng này vừa giữ được giá trị vốn có, vừa dễ dàng tích hợp trong các ứng dụng tiện ích và thân thiện với người dùng, rất khó để hiện thực hóa. Đồng nghĩa, sẽ còn những khoảng cách nhất định giữa DeFi 2.0 với tài chính toàn cầu.

can-tro-cua-decentralized-finance-2.0

Những cản trở của DeFi 2.0

Ngoài ra, còn một số hạn chế khác liên quan đến với đề vốn và dòng tiền như: chênh lệch cán cân cho vay và đi vay trong Lending; các dự án ma, lừa đảo nhà đầu tư;… 

Đánh giá tiềm năng và kinh nghiệm đầu tư Defi 2.0

Trước hết, qua những gì mà nền tài chính phi tập trung đã làm được, dù thế hệ 1.0 hay 2.0 thì chúng ta đều nhận thấy, đây sẽ là xu hướng tài chính vô cùng mạnh mẽ trong thế kỷ 21. Vì thế, tiềm năng phát triển cũng như đầu tư vào lĩnh vực này rất rộng mở.

Từ các dự án xây dựng nền tảng Blockchain, thiết kế Dapp hỗ trợ người dùng đến các DeFi 2.0 coin…, tất cả đều cho thấy cơ hội sinh lời và làm giàu không nhỏ đối với ai biết nắm bắt.

Một số dự đoán về xu hướng DeFi 2.0

  • Yếu tố liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn (Capital Efficiency) sẽ trở thành tiêu chuẩn mới và quan trọng hàng đầu đối với các dự án.
  • Tổng các dự án, các coin DeFi tiềm năng sẽ không ngừng tăng lên nhưng chỉ số ít trong đó có giá trị đầu tư thực sự. Ví dụ như OHM, SPELL,…
  • Các dự án đứng đầu trong thời gian trước đó sẽ có thể giữ vững vị thế khi đã thu hút được nguồn vốn lớn và đang tiếp tục hoàn thiện, cải tiến.

danh-gia-va-kinh-nghiem-dau-tu-defi-2.0

Đánh giá tiềm năng và kinh nghiệm đầu tư DeFi 2.0

Nhà đầu từ DeFi 2.0 cần chuẩn bị gì?

Để đầu tư vào các dự án DeFi 2.0, nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Học và làm quen với những phương pháp phân tích, đánh giá hiệu quả vốn của một dự án thay vì chỉ nhìn vào Тotal value locked (TVL) như trước.
  • Luôn ưu tiên tìm hiểu và lựa chọn những dự án, các coin DeFi tiềm năng nhưng cần gắn liền với chỉ số “Capital Efficiency” cao.
  • Liên tục cập nhật thông tin liên quan đến Crypto, đặc biệt là các đồng tiền mã hóa hàng đầu như Bitcoin, Ether vì chúng tác động lớn đến toàn thị trường.

>> Xem thêm: XRP là gì? Những điều phải biết về đồng XRP

Trên đây là những chia sẻ về DeFi 2.0. Bạn đánh giá như thế nào về nền tàng chính phi tập trung thế hệ mới này? Đây có phải lĩnh vực đầu tư bạn đang hướng đến? Hãy cùng chia sẻ quan điểm của mình với bePAY.

FAQ

Hiện nay, có những dự án nào xoay quanh DeFi thế hệ 2.0?

Với sự bùng nổ không ngừng của Blockchain và xu hướng DeFi thế hệ 2, nhiều dự án xoay quanh đã được tạo ra. Trong đó, nổi bật là:

  • Rari Capital (RGT) và OlympusDAO (OHM) – các dự án DeFi 2.0 coin.
  • Abracadabra (SPELL) – dự án phát triển một giao thức cho vay (Lending) riêng biệt.
  • Alchemix – nền tảng hỗ trợ staking (đặt cọc).
  • Tokemak (TOKE) – dự án Automated Market Maker (AMM), về mảng cung cấp thanh khoản.

Những vấn đề mà Decentralized Finance 2.0 cần quan tâm là gì?

Có nhiều yếu tố mà Decentralized Finance 2.0 cần tập trung giải quyết. Một là cải thiện những hạn chế của DeFi 1.0. Hai là đáp ứng những nhu cầu mới của thị trường, cụ thể:

  • Nâng cao tính thanh khoản trên thị trường (Yield).
  • Nâng cao khả năng mở rộng (Scaling Solutions).
  • “Giảm” tính tập trung (Decentralized autonomous organization).
  • Phát triển bền vững tài chính phi tập trung.