Kiến thức

ETH 2.0 là gì? Cập nhật mới nhất về lộ trình phát triển Ethereum 2.0

Ngoan

22 Tháng Bảy 2022

Theo lộ trình, Ethereum sẽ trải qua tổng cộng 5 lần nâng cấp mạng lưới lần lượt là Frontier, Homestead, Byzantium, Constantinople và cuối cùng là Serenity hay còn được gọi là ETH 2.0. Như vậy, Ethereum 2.0 là giai đoạn nâng cấp cuối cùng để biến Ethereum trở thành một blockchain hoàn thiện.

Trong bài viết này, bePAY sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ ETH 2.0 là gì, so sánh sự khác biệt giữa  Ethereum 2.0 và  Ethereum 1.0 cũng như lộ trình phát triển chi tiết. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

ETH 2.0 là gì?

ETH 2.0 (còn được gọi là Ethereum 2.0 hay “Serenity”) là bản nâng cấp được cộng đồng mong chờ từ lâu. Phiên bản này được hứa hẹn sẽ cải thiện khả năng mở rộng của mạng Ethereum – một vấn đề hết sức nhức nhối trong những năm qua. 

Thông qua nhiều cải tiến, các yếu tố như tốc độ và hiệu quả hoàn thành giao dịch cũng như khả năng mở rộng của mạng Ethereum được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể mà không ảnh hưởng tới tính bảo mật và khả năng phân quyền.

eth-2-0-la-gi
ETH 2.0 hay còn gọi là Serenity

Thực tế, phiên bản ETH 2.0 vốn luôn được đội ngũ đứng sau phát triển, tuy nhiên sẽ mất vài năm để hoàn thiện và chính thức ra mắt. Lý do là việc mở rộng blockchain nhưng vẫn đảm bảo an toàn, phi tập trung là một nhiệm vụ đầy khó khăn và thách thức.

Nhưng cũng rất may mắn rằng ETH 2.0 sẽ giải quyết vấn đề này thông qua việc triển khai các tính năng quan trọng trước. Những tính năng này sẽ tạo ra nhiều điểm khác biệt giữa mạng Ethereum cũ và mạng Ethereum mới.

>> Xem thêm: Ethereum là gì? Những điều cần biết về tiền ảo Ethereum

ETH 2.0 và ETH 1.0 có gì khác nhau?

Khác biệt lớn nhất giữa mạng ETH 2.0 và Ethereum cũ là việc sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS), Beacon và Sharding. Hãy cùng xem xét những khác biệt này một cách chi tiết hơn trong phần dưới đây.

Cơ chế Proof of Stake

Proof of Work (PoW) là thuật toán đồng thuận của Ethereum cũ và nhiều blockchain khác. Thuật toán này giữ cho mạng an toàn bằng cách trao thưởng cho những người khai thác và xác thực việc tạo khối mới trên blockchain. Tuy nhiên, PoW lại không thể mở rộng do cần sức mạnh điện toán rất lớn, khiến cho blockchain không thể phát triển trong dài hạn.

Tuy nhiên, Proof of Stake (PoS) sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách thay thế sức mạnh điện toán bằng “tiền tươi thóc thật”. Nghĩa là người dùng cần có tối thiểu 32 ETH để có thể trở thành người xác thực node và nhận được phần thưởng bằng cách xác nhận giao dịch. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về PoS, hãy tham khảo ngay bài viết “Tổng quan về Proof of Stake trong Blockchain chi tiết nhất.

eth-2-0-pos
Cơ chế Proof of Stake

Sharding

Bất kỳ ai khi truy cập vào mạng Ethereum cũng cần phải thực hiện việc lưu trữ các bản ghi dữ liệu thông qua một node. Các node này sẽ phải tính toán, xử lý và lưu trữ từng giao dịch kể từ khi Ethereum bắt đầu tồn tại. Nếu vào mạng ETH dưới vai trò là người giao dịch, bạn không nhất thiết phải chạy node. Chính những điều này đã khiến khiến mọi thứ trên mạng ETH bị kém hiệu quả.

Chuỗi Sharding cũng giống như mọi blockchain khác, chỉ có điều nó chứa các tập hợp con của cả một chuỗi blockchain. Lúc này, các node chỉ cần quản lý một phần hoặc một mảnh nhỏ của mạng Ethereum, giúp giảm tải cho node. Nhờ đó, thông lượng giao dịch của Ethereum sẽ tăng lên đáng kể.

Chuỗi Beacon

Do các chuỗi Sharding hoạt động song song nên cần có một thứ gì đó giúp đảm bảo rằng tất cả các chuỗi Sharding đều được đồng bộ với nhau. Và chuỗi Beacon chính là thứ đảm nhận nhiệm vụ này bằng cách cung cấp sự đồng thuận cho tất cả các chuỗi Sharding chạy song song.

Chuỗi Beacon là một blockchain hoàn toàn mới, đóng vai trò quan trọng trong ETH 2.0. Nếu không có chuỗi Beacon, việc chia sẻ thông tin giữa các chuỗi Sharding sẽ không thể thực hiện được và khả năng mở rộng sẽ biến mất. Chính vì thế, tính năng này được tuyên bố là tính năng quan trọng đầu tiên được cập nhật trên ETH 2.0.

ETH 2.0 Roadmap

ETH 2.0 sẽ chưa được triển khai toàn bộ ngay lập tức theo 03 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ đi kèm với các tính năng riêng biệt để đảm bảo sự thành công của ETH 2.0.

Giai đoạn 0

Giai đoạn đầu tiên sẽ dành riêng cho việc triển khai chuỗi Beacon vì chuỗi này đóng vai trò quan trọng đối với khả năng hoạt động của chuỗi Sharding. Dù chưa có chuỗi Sharding nhưng chuỗi Beacon vẫn sẽ chấp nhận người xác thực node thông qua cơ chế hợp đồng một chiều.

Như đã đề cập bên trên, những ai mong muốn trở thành người xác thực của mạng Ethereum đều phải Staking 32 ETH. Điều quan trọng cần lưu ý là tất cả những người xác thực sẽ không thể “hủy bỏ” việc đăng ký Staking đồng coin ETH cho đến khi chuỗi Sharding được triển khai đầy đủ. Điều đó có nghĩa là số coin ETH từ những người xác thực sẽ bị khóa cho đến giai đoạn phát triển tiếp theo. Giai đoạn 0 đã được đội ngũ Ethereum triển khai trong năm 2020.

eth-2-0-roadmap
Giai đoạn 0 của ETH 2.0

Giai đoạn 1/1.5

Giai đoạn tiếp theo thực chất là sự kết hợp của 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 và Giai đoạn 1.5. Giai đoạn 1 sẽ cho ra mắt chuỗi Sharding, cho phép người xác thực tạo ra các khối mới trên blockchain thông qua thuật toán Proof of Stake. 

Giai đoạn 1.5 sẽ diễn ra khi mạng chính Ethereum chính thức cho ra mắt các chuỗi Sharding và bắt đầu chuyển đổi từ Proof of Work sang Proof of Stake. Giai đoạn 1/1.5 cũng đã được triển khai trong năm 2021.

Giai đoạn 2

Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn 2, khi ETH 2.0 chính thức hỗ trợ các chuỗi Sharding lên mạng Ethereum chính thức với đầy đủ tính năng. Chuỗi Sharding cũng có thể hoạt động với các hợp đồng thông minh, cho phép những nhà phát triển ứng dụng Dapp và các công nghệ khác tích hợp với ETH 2.0 một cách liền mạch. Giai đoạn 2 này cũng đã được triển khai vào năm 2021 nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa được đội ngũ dự án công bố hoàn thiện.

eth-2-0-giai-doan-cuoi
Giai đoạn cuối trước khi lên ETH 2.0

Những cập nhật mới nhất về ETH 2.0 

Tại sự kiện Web 3.0 của Ethereum, Vitalik Buterin, nhà sáng lập ETH cho biết việc hợp nhất bản cập nhật 2.0 của chuỗi khối sẽ được hoàn thành vào tháng 08/2022 sắp tới. 

Từ tháng 04/2022, Ethereum đã khởi chạy hai chuỗi khối mới và cũ một cách song song. Theo nhà sáng lập ETH, sau khi bản Ethereum 2.0 được khởi chạy chính thức, ETH 1.0 và ETH 2.0 đều ngang giá nhau và sẽ hợp nhất thành một. Vậy sau khi được hợp nhất thì giá trị của ETH sẽ thay đổi như thế nào?

Ban đầu, Ethereum có giá khoảng 0,31 USD vào thời điểm ra mắt năm 2015. Sau 7 năm tăng trưởng, giá đồng tiền ảo lớn thứ 2 thế giới này từng đạt mốc cao nhất mọi thời đại (ATH) là 4.800USD vào tháng 11/2021.

Dù rơi về mốc xấp xỉ 1100 USD theo biến động chung của thị trường, ETH vẫn đạt mốc ROI (tỷ suất hoàn vốn) hơn 700.000% toàn thời gian và gần 300%/năm. Các chuyên gia nhận định giá ETH sẽ còn biến động nhiều hơn so với Bitcoin sau khi phiên bản ETH 2.0 ra mắt.

gia-tri-eth-2-0
Giá đồng coin ETH sẽ còn biến động nhiều khi ETH 2.0 ra mắt

>> Xem thêm: Khám phá chi tiết công cụ Etherscan từ A tới Z

Trên đây là những thông tin mới nhất về ETH 2.0 mà bePAY đã gửi đến bạn. Có thể nói, ETH 2.0 là một bản nâng cấp quan trọng đối với Ethereum, trong đó đặc biệt là khả năng mở rộng. Nếu không có các tính năng mới, về lâu dài mạng Ethereum có thể trở thành một mô hình “rác” và không còn là nền tảng hợp đồng thông minh hàng đầu trong cộng đồng tiền mã hóa nữa.

FAQ

Rủi ro khi khởi động ETH 2.0 là gì?

Những rủi ro lớn nhất khi ETH 2.0 được chính thức đi vào hoạt động đó là:

  • Nếu chẳng may việc hợp nhất bị trục trặc thì Ethereum sẽ bị chia tách làm hai chain khác nhau. Điều này cũng ảnh hưởng đến các ứng dụng phi tập trung Dapp được xây dựng trên Ethereum. 
  • Có thể xảy ra tình trạng trì hoãn trong giai đoạn cuối cùng để đi đến ETH 2.0. Điều này không còn xa lạ gì với cộng đồng bởi Phase 0 đã từng bị trì hoãn nhiều lần trước khi được khởi động.
  • Khả năng kết hợp của nhiều DApp DeFi có thể mang lại rủi ro trong giai đoạn hợp nhất.

ETH 2.0 có phải là một bản Hard Fork của Ethereum không?

ETH 2.0 có thể được xem là một bản Hard Fork của Ethereum nhưng với nhiều tính năng nâng cấp hơn. Hard Fork Blockchain nghĩa là thay đổi quy tắc hoạt động của chuỗi. Khi mà blockchain hoạt động đến một lúc nào đó thì Hard Fork chắc chắn sẽ xảy ra và tạo ra một bộ quy tắc mới. Sau khi Hard Fork xảy ra, những chuỗi khối tuân theo quy tắc cũ sẽ không được blockchain mới chấp nhận.