Kiến thức

Multichain là gì? 4 điều cần biết về giải pháp tối ưu Blockchain

Binh

28 Tháng Một 2022

“Multichain là gì? Đây có phải giải pháp mới cho các nền tảng Blockchain đang dần bị bão hòa?”… Nếu bạn đang có những thắc mắc tương tự, vậy đừng bỏ qua bài chia sẻ sau đây của bePAY.

Multichain là gì?

Multichain là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực Crypto, mang ý nghĩa là “đa chuỗi, đa nền tảng”. Theo đó, dự án đang được xây dựng trên tối thiểu 2 Chuỗi khối khác nhau, có thể là Ethereum (ETH), Binance Smart Chain (BSC), Avalanche (AVAX), Solana (SOL), Polka Dot (DOT),… 

Như chúng ta đã biết, cùng là sự vận dụng công nghệ Blockchain nhưng mỗi nền tảng đều có sự độc lập nhất định với các đặc thù riêng biệt: token, tốc độ tạo khối. Do đó, Multichain được xem như một bước đột phá mới của công nghệ này, mở ra những hướng đi đầy triển vọng cho các Chuỗi khối.

multichain-la-gi

Multichain là gì?

Khi nhắc tới Multichain, chúng ta thường liên tưởng ngay tới một thuật ngữ khá tương đồng là Cross-chain. Tuy nhiên, hai khái niệm không giống nhau. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng xem sự khác biệt giữa Multichain và Cross-chain là gì?

Đầu tiên, Cross-chain hay chuỗi chéo là một giải pháp/ công cụ giúp kết nối Chuỗi khối này với Chuỗi khối khác nhằm tối ưu khả năng tương tác giữa chúng, phục vụ các mục tiêu khác nhau như luân chuyển tài sản Crypto, chia sẻ dữ liệu,… 

Với đặc điểm như vậy, Multi-chain và Cross-chain có một số điểm khác biệt cụ thể sau:

Thứ nhất, Multichain là một dự án gồm nhiều nền tảng Blockchain, Cross-chain là một công cụ kết nối các nền tảng Blockchain.

Thứ hai, khi dự án một dự án Multichain được triển khai, nhà phát triển sẽ xây dựng một Chuỗi gốc ban đầu, ví dụ như Ethereum, BSC,… Sau đó, họ tiếp tục tạo ra một Chuỗi khối khác, vừa có thể hoạt động độc lập vừa có khả năng tương thích với Chuỗi khối gốc, như BSC hay Polkadot. Vì thế, giữa các nền tảng gốc và “phân nhánh” có sẵn một phần tương thích. Kèm theo việc kiến thiết những nền tảng Blockchain, dự án này thường phát triển thêm Multichain token, Multi-chain wallet,… để tạo ra hệ sinh thái đặc thù xoay quanh.

Ở chiều ngược lại, Cross-chain giữ vai trò “cầu nối” giữa 2 hoặc nhiều Chuỗi khối khác nhau, có thể cùng hoặc không cùng một dự án. Bởi việc liên kết thực hiện khi các nền tảng đã được hoàn thành nên thường khó thay đổi, điều chỉnh cấu trúc, thuật toán,… của các Chuỗi. Thay vào đó, công cụ Cross-chain phải được tối ưu hóa để tương thích với mọi bên và “dung hòa” chúng. 

multi-chain-va-cross-chain

Multi-chain và Cross-chain

Thông thường, một Crypto trung gian sẽ được tạo ra nhưng không phải token chính thức của bất cứ nền tảng nào.  Một hình dung dễ hiểu, Multichain là “Liên bang Xô-Viết” cũ, gồm nhiều quốc gia tương ứng với nền tảng Blockchain. Cross-chain là những cây cầu nối liền các quốc gia trong “Liên bang” cũng như giữa “Liên bang” với quốc gia bên ngoài.

Tuy có những điểm khác nhau nhưng cần lưu ý rằng, Multichain và Cross-chain không đối lập. Trái lại, cả hai có mối quan hệ chặt chẽ. Trong đó, Cross-chain có sự đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của dự án “đa nền tảng”, nhất là việc tối ưu quá trình xây dựng, hoàn thiện Multichain token, Multi-chain wallet.

Điều này có thể dễ nhận thấy khi xem xét quá trình thúc đẩy các nền tảng Blockchain của Binance Smart Chain hay Polkadot…

  • Giai đoạn 1: Cross-chain được tạo ra để hỗ trợ người dùng chuyển Crypto từ Chuỗi khối này sang Chuỗi khối khác, thực chất là cố gắng thu hút người dùng từ nền tảng “đối thủ”.
  • Giai đoạn 2: Triển khai các Multi-chain song song với Cross-chain, giúp người dùng chuyển tài sản giữa các chuỗi như Ethereum, BSC, Fantom,… mà không cần nhiều bridge khác nhau.
  • Giai đoạn 3: Tích hợp Multichain với dự án DeFi để thúc đẩy việc tiếp cận lượng người dùng mới và phổ biến sản phẩm trên các nền tảng mới, tạo tính ứng dụng cao cũng như thu hút người dùng, mang lại dòng tiền đầu tư lớn.

>> Xem thêm: Blockchain là gì? Bách khoa toàn thư về công nghệ Blockchain

Mục tiêu của Multichain

Bạn đã biết mục tiêu của Multichain là gì? Không khó để nhận thấy công nghệ Blockchain đã và đang tạo ra một xu thế mới, xu thế của tiền điện tử và Chuỗi khối. Do đó, ngày càng nhiều nền tảng mới được tạo ra, nổi bật như Ethereum có Unis Wap, Binance Smart Chain có Pancake Swap, trên Polygon có Quickswap,…

muc-tieu-cua-multichain

Mục tiêu của Multichain

Tuy vậy, như đã chia sẻ, các dự án này đều đang hoạt động độc lập. Do đó, số lượng tăng nhưng bản thân mỗi Platform vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, đặc biệt là khả năng tiếp cận người dùng cũng như sự kết nối với các hệ sinh thái khác. Lúc này, sự xuất hiện của Multichain sẽ là lời giải hợp lý nhất cho bài toán kể trên. Với việc áp dụng cơ chế đa nền tảng, lợi ích đạt được không chỉ dành cho người dùng mà cả từng dự án tham gia.

Cụ thể, đó là mở rộng lượng khách hàng mới ở hệ sinh thái “đối tác”; giảm tình trạng tắc nghẽn, giật lag, tốc độ xử lý chậm; tiếp cận với nhiều lĩnh vực mới mà hệ sinh thái cũ chưa có cơ hội triển khai… mà không cần sự can thiệp của các giao thức thứ 3. Đây cũng chính là mục tiêu mà các dự án Multichain đang hướng đến.

Đánh giá Multichain

Một lần nữa, cần phải nhấn mạnh rằng, Multichain là một hướng đi đầy tiềm năng với những mục tiêu cụ thể, rõ ràng và nhiều lợi ích to lớn: 

  • Dự án tiếp cận gần hơn và nhiều hơn lượng người dùng ở hệ sinh thái mới.
  • Khắc phục những khuyết điểm của nền tảng cũ như tắc nghẽn, tốc độ chậm,…
  • Phổ biến hệ sinh thái, giúp nhiều người biết Multichain token hay ví Multichain là gì…, đặc biệt với các stablecoin.

danh-gia-multichain

Đánh giá Multichain

Song, dù cả khi như vậy thì bạn cũng nên biết về những vấn đềcòn tồn tại của Multichain:

Thứ nhất, để hoàn thiện một Multichain, đây sẽ là thử thách không nhỏ đối với các nhà đầu tư, nhà phát triển dự án. Câu chuyện không chỉ là thời gian, vốn đầu tư mà còn tính khả thi. Bởi lẽ, công nghệ Blockchain được biết đến với sự độc lập cao, không dễ để tạo ra sự tương thích, kết nối.

Thứ hai, ngay cả khi Multichain được hoàn thành, liệu rằng những dự án này đang đi ngược với bản chất của Chuỗi khối: tính phi tập trung, tính duy nhất, dữ liệu không thể thay đổi,…

Hay vai trò của Multichain token, Multi-chain wallet là gì khi ngay tại thời điểm này, rất nhiều hệ sinh thái đã cho phép luân chuyển, trading các đồng tiền mã hóa. Hơn nữa, chính sự chênh lệch về giá cả mới tạo sức hút lớn với nhiều nhà đầu tư.

Các dự án xoay quanh Multi-chain

Dù cho còn nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh Multi-chain nhưng không ít dự án “đa chuỗi, đa nền tảng” vẫn được triển khai. 

cac-du-an-multichain

Các dự án xoay quanh Multi-chain

Dự án Tether

Dự án Tether được định hướng theo 2 giai đoạn chính.

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau

Tính đến hiện tại, Tether đã được xây dựng và hoạt động trên nền tảng Blockchain Bitcoin (Omni và Liquid Protocol), Ethereum, SLP, EOS, Tron, Algorand và OMG. Bạn có thể hình dung, tại mỗi Platform này, Tether đặt một “trụ sở chính” để người dùng sở hữu USDT chỉ cần chọn đúng định dạng địa chỉ ví là có thể chuyển tiền đến người dùng khác tại một Blockchain tương ứng.

  • Giai đoạn 2: Định dạng tương thích với từng Blockchain

Khi mà lượng người dùng đã tăng lên, mỗi “trụ sở chính” sẽ được định dạng để tương thích với chính nền tảng Blockchain chứa nó. Ví dụ, với Ethereum sẽ là ERC20, với Tron sẽ là TRC-20,…

Dự án Sushi swap

Dự án Sushi swap là một trong những dự án Crypto nổi bật nhất thuộc lĩnh vực AMM DEX với mức Тotal value locked (TVL) từng lên đến 4.5 tỷ đô (chiếm đến 7.3% DeFi TVL marketcap) và khối lượng giao dịch cán mốc 370 triệu đô.

Vào ngày 4/3/2021, đội ngũ phát triển dự án đã thông báo sẽ triển khai Multi-chain trên 5 Chuỗi khối khác nhau bên cạnh Ethereum. Đó là Fantom, xDAI, Binance Smart Chain, Polygon, Moonbeam Network.

Lý do Sushi Swap hướng tới việc xây dựng Multichain là gì? Đó là bởi trong lĩnh vực AMM DEX của hệ sinh thái Ethereum, sự cạnh tranh lớn từ phía Uni Swap và 0x Protocol đã khiến thị trường có sự bão hòa nhất định. Để có thể mở rộng tiềm năng và tạo ra những sức thu hút mới, Sushi Swap cần phát triển những Chuỗi khối độc đáo hơn, cũng là nơi chưa có nhiều các dự án AMM DEX nổi bật.

sushiswap

Dự án Sushi swap

>> Xem thêm: Chain bridge là gì? 4 thông tin về “Con đường tơ lụa” trong Crypto

Multichain có tiềm năng phát triển không?

Câu trả lời là có.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý một số điểm quan trọng sau để tối đa hóa cơ hội và giảm thiểu rủi ro:

  • Tập trung vào các dự án lớn thuộc lĩnh vực hàng đầu như AMM DEX, Lending nhưng chưa phát triển Multi-chain. Bởi đây là những “ngọn cờ” tiên phong có nhu cầu và điều kiện xây dựng “đa nền tảng”.
  • Luôn theo dõi, cập nhật liên tục tin tức và hoạt động của các Platform tiềm năng như Binance Smart Chain, Polka Dot,… Trong đó, đặc biệt quan tâm tới sự kiện ra mắt ví Multichain là gì hay phát triển công cụ Cross-chain nào. Vì đó là dấu hiệu đầu tiên của quá trình “Multichain hóa”.
  • Theo dõi các dự án DeFi ở nhiều hệ sinh thái khác nhau, nhất là một số hệ sinh thái mới nổi, còn thiếu những lĩnh vực lớn như Lending, AMM DEX. Đây sẽ là “con mồi” mà các dự án lớn ở hệ sinh thái gốc muốn hướng đến, tương tự như cách mà Sushi Swap đã thực hiện.

Có thể nói rằng, Multichain là một hướng phát triển mới đầy hứa hẹn cho công nghệ Blockchain chung và các nền tảng Platform nói riêng. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn Multichain là gì cũng như các đặc điểm của loại dự án náy. Hãy nhớ theo dõi blog của bePAY để có thêm nhiều thông tin hay hơn về thị trường Crypto.

FAQ

Vai trò của Multichain là gì?

Vai trò của Multichain là mang lại lợi ích cho cả người dùng lẫn các dự án được triển khai thông qua việc kết nối các nền tảng Blockchain mà không cần sự can thiệp của các giao thức thứ 3: 

  • Mở rộng lượng khách hàng mới ở hệ sinh thái “đối tác”.
  • Giảm tình trạng tắc nghẽn, giật lag, tốc độ xử lý chậm.
  • Tiếp cận với nhiều lĩnh vực mới mà hệ sinh thái cũ chưa có cơ hội triển khai.

Cross-chain là gì? Có giống Multichain không?

Cross-chain hay chuỗi chéo là một giải pháp/ công cụ giúp kết nối Chuỗi khối này với Chuỗi khối khác nhằm tối ưu khả năng tương tác giữa chúng, phục vụ các mục tiêu khác nhau như luân chuyển tài sản Crypto, chia sẻ dữ liệu,… Cross-chain không hoàn toàn giống Multichain nhưng cả hai có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.