Kiến thức

Hashrate là gì? 4 lưu ý về Hashrate để đào Bitcoin hiệu quả

Binh

18 Tháng Ba 2022

Hashrate là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong cộng đồng Crypto, nhất là Bitcoin. Đây không chỉ là một yếu tố mang tính kỹ thuật mà còn tác động rất lớn đến quá trình khai thác coin của thợ đào. Vậy, tác động thực sự của Hashrate là gì? Hãy cùng bePAY tìm hiểu qua bài viết sau.

Những thông tin cơ bản nhất về Hashrate

Hashrate là gì?

Để hiểu rõ Hashrate là gì, trước tiên chúng ta hãy đến với Hash. Trong khoa học máy tính, Hash hay Hash Function nghĩa là giải thuật nhằm băm dữ liệu ra một giá trị cụ thể nào đó. Nói cách khác, đây là việc chuyển đổi dữ liệu từ dạng này sang một dạng dữ liệu khác. 

Có nhiều mục đích để các nhà phát triển thực hiện việc băm một dữ liệu. Ví dụ như nhằm mã hóa mật mã (cryptography), nén (compression), lập chỉ mục dữ liệu (data indexing) và tạo tổng kiểm tra (checksum generation).

Đặc biệt, với mục tiêu mã hóa dữ liệu để sử dụng mật mã (cryptography) nhằm tạo tính bảo mật, Hash đóng vai trò vô cùng quan trọng, gần như không thể thay thế. Lý do là bởi, mỗi dữ liệu đầu vào thì tương ứng với một hàm băm đầu ra nên bạn chỉ có thể truy cập và không thể đảo ngược quy trình.

hashrate-la-gi

Hashrate là gì?

Cụ thể, một dữ liệu với kích thước bất kỳ trước khi đưa vào Hash được gọi là input, trải qua quá trình “cắt, gộp, trộn” dưới dạng một hàm băm tương ứng sẽ tạo thành dữ liệu đầu ra (output) có kích thướng mới tương ứng với yêu cầu.  Trong đa số trường hợp, output nhỏ hơn input để giảm kích thước dữ liệu, giúp tiết kiệm không gian lưu trữ cũng như mã hóa dữ liệu dễ dàng hơn, nâng cao bảo mật tốt hơn.

Để đánh giá tốc độ băm dữ liệu, người ra sử dụng Hashrate. Đây là tỷ lệ băm hay công suất băm là khả năng thực hiện hàm Hash. Chính xác hơn, Hashrate là tốc độ xử lý dữ liệu và tính toán khi thực hiện hàm băm của thiết bị, thường là phần cứng máy tính. 

Mỗi con chip sẽ cho tốc độ băm khác nhau, thay đổi theo từng thế hệ và hãng sản xuất. Do đó, về cơ bản, Hashrate phụ thuộc chủ yếu vào phần cứng thiết bị.

ty-le-bam-hashrate

Tỷ lệ băm Hashrate

Tới thời điểm hiện tại, Hash được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau nhưng nổi bật nhất là lĩnh vực Crypto, cụ thể là đào Bitcoin hay các loại tiền mã hóa sử dụng cơ chế Proof of Work (PoW) – đòi hỏi việc giải các thuật toán phức tạp để nhận coin.

Ngoài ra, Hashrate Bitcoin cũng cho thấy mức độ thường xuyên tham gia vào mạng lưới Blockchain của người dùng, nhất là thợ đào. Nếu tỷ lệ này tăng lên chứng tỏ các máy đào vẫn khai thác coin đều đặn và sức mạnh phần cứng của chúng đang được nâng cao hơn. Ngược lại, dường như thợ mỏ đã dần “bỏ nghề”.

Đơn vị đo lường của Hashrate

Đơn vị đo lường của Hashrate là gì? Hiện nay, Hashrate được tính bằng đơn vị Hash/giây (H/s). Tuy nhiên, căn cứ vào độ khó của hàm băm mà chúng ta có thể linh hoạt tùy chỉnh thành KH/s (Kilohash/giây), MH/s (Megahash/giây), GH/s (Gigahash/giây), TH/s (Terrahash/giây) hay thậm chí là PH/s (Petahash/giây). Trong đó:

  • 1 KH/s = 1.000 H/s
  • 1 MH/s = 1.000 kH/s = 1.000.000 H/s
  • 1 GH/s = 1.000 MH/s = 1.000.000 kH/s = 1.000.000.000 H/s
  • 1 TH/s = 1.000 GH/s = 1.000.000 MH/s = 1.000.000.000 kH/s
  • 1 PH/s = 1.000 TH/s = 1.000.000 GH/s = 1.000.000.000 MH/s

don-vi-do-hashrate

Đơn vị đo lường của Hashrate

Việc “update” thường xuyên các đơn vị đo lường Hashrate đặt ra câu hỏi: “Đây có phải là dấu hiệu cho thấy cryptocurrency đang ngày càng phổ biến trên diện rộng?”.

Theo co-founder của WinMiner, Ariel Yarnitsky, ông tin rằng những gì chúng ta đang chứng kiến là minh chứng tiêu biểu cho sự phát triển của công nghệ…, là dấu hiệu rất rõ ràng rằng Cryptocurrency đang trong giai đoạn được áp dụng phổ biến trên diện rộng.

>> Xem thêm: Bật mí 5 bí quyết tiết kiệm Gas fee khi giao dịch

Các hàm Hashrate phổ biến hiện nay

Tại thời điểm này, có nhiều hàm thuật toán Hash đang được sử dụng. Trong đó, phổ biến là CRC32, MD5, SHA-1 hay SHA-2.

  • CRC32: CRC32 là một hàm băm gồm 8 ký tự, sử dụng thuật toán Cyclic Redundancy Check và có ưu điểm nổi bật về tốc độ tính toán nhanh cũng như cho ra out kích thước ngắn.
  • MD5: Hàm MD5 gồm 32 ký tự, sử dụng thuật toán Message Digest với tính chính xác cao và thao tác xử lý dễ dàng.
  • SHA-1: Hàm SHA-1 có 40 ký tự, được phát triển trong dự án Capstone của Chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1995 với thuật toán Secure Hash Algorithm. Hàm này cho phép tạo ra bản tóm tắt có kích thước chữ số 160 bit (20 byte). Đây được xem là bản cải tiến của phiên bản SHA-0 trước đó, được ra đời vào năm 1993 do National Institute of Standards and Technology – NIST (Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ) thiết kế.

ham-hashrate-pho-bien

Các hàm Hashrate phổ biến hiện nay

  • SHA-2: SHA-2 là một tập hợp các hàm băm mật mã được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2001, do Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA) phát triển. Chúng được xây dựng dựa trên cấu trúc Merkle-Damgård và Davies-Meyer từ một hệ mật mã khối chuyên dụng. Nhờ vậy, SHA-2 sở hữu chức năng nén một chiều vô cùng đặc biệt.

Không khó để nhận thấy SHA-2 có những cải tiến đáng kể so với người tiền nhiệm SHA-1. Nhất là đa dạng hàm băm hơn với 6 họ khác nhau: SHA-224, SHA-256, SHA-384, SHA-512, SHA-512/224 và SHA -512/256, tương ứng chỉ số băm 224, 256, 384 hoặc 512 bit.

Ý nghĩa của tốc độ băm trong việc đào crypto

Việc sử dụng Hashrate Bitcoin và hầu hết các hàm băm khác để khai thác Crypto đều được áp dụng dựa vào thuật toán PoW. Tức là các thợ đào (miner) phải thông qua thiết bị của mình để giải những phép toán vô cùng phức tạp, tìm kiếm các khối dữ liệu mã hóa.

y-nghia-cua-hashrate

Ý nghĩa của Hashrate trong việc đào crypto

Để làm được điều đó, máy đào cần tạo ra hàng nghìn, thậm chí hàng triệu phép tính mỗi giây. Đồng nghĩa, miner phải băm khối thành những mảnh dữ liệu nhỏ hơn hoặc đến một kích thước mục tiêu nào đó. Một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình là phải thay đổi các tiêu đề nhất định của khối, được gọi là “nonce”. Mỗi nonce bắt đầu từ 0 và được tăng dần sau từng lần thử nghiệm cho tới khi đạt được hàm băm cần thiết.

Nhìn chung, tỷ lệ “trúng” hàm băm khá thấp nên con đường duy nhất là kiên trì trong việc tìm ra số tiêu đề của khối, thực hiện càng nhiều lần băm càng tốt. Một cách dễ hiểu, công suất băm hay Hashrate càng cao thì càng tối ưu thời gian và công sức đào coin. 

Mối quan hệ giữa lợi nhuận khai thác mỏ, độ khó đào coin với Hashrate

Lợi nhuận khai thác mỏ, độ khó đào coin và công suất băm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đầu tiên, càng nhiều miner tham gia vào mạng lưới Blockchain thì độ khó của việc đào coin càng tăng lên. Lý do là bởi một người cần tính toán nhiều dự đoán hơn mỗi giây và số lượng coin có thể khai thác giảm dần, nhất là với BTC hay các Crypto giới hạn nguồn cung.

Khi đó, mỗi một thiết bị đào đều cần được nâng cấp sức mạnh và cải thiện tỷ lệ băm. Đồng thời, giá của tiền mã hóa kể trên sẽ “leo thang” và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho mỗi đợt đào. Lợi nhuận cao thu hút ngày càng nhiều miner và tiếp tục khiến độ khó tăng.

Ngược lại, khi độ khó của việc khai thác giảm, lợi nhuận “lao dốc” và không yêu cầu quá cao về công suất băm của thiết bị.  

moi-quan-he-hashrate-voi-do-kho-loi-nhuan

Mối quan hệ giữa lợi nhuận khai thác mỏ, độ khó đào coin với Hashrate

Tóm lại, về cơ bản thì ba yếu tố này có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Nhưng sẽ có những trường hợp nhất định, mức độ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố thay đổi. 

Như CEO của nền tảng Blockchain CINDX, Yuriy Avdeev chia sẻ: Tất nhiên, không dễ để các miner bán tháo những đồng Crypto kiếm được. Tức là họ đang tích lũy coin trong thời gian dài khiến giá khó tăng nhanh. Hay các vấn đề như năng lượng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến biến động giá coin.

>> Xem thêm: Nicehash miner – Trợ thủ đắc lực của thợ đào coin

Mối quan hệ giữa tốc độ băm với Bitcoin

Mối quan hệ giữa Bitcoin với Hashrate là gì? Bitcoin là ví dụ điển hình cho việc đào tiền mã hóa qua hàm băm, dựa trên cơ chế đồng thuận Proof of Work của nền tảng Blockchain thế hệ đầu. Trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các miner ngày càng khốc liệt mà lượng coin lại có hạn và đang ở giai đoạn “cạn kiệt” thì tốc độ giải thuật toán, cụ thể hơn là Hashrate vô cùng quan trọng.

Trong một thị trường tiền ảo giảm giá, lợi nhuận của thợ mỏ cũng giảm đi đáng kể và về mặt lý thuyết, độ khó và Hashrate Bitcoin cũng “hạ nhiệt”. Song, trên thực tế điều này không hoàn toàn chính xác.

Nguyên nhân là bởi sự cạnh tranh đối với lượng BTC ít ỏi còn lại quá cao, không chỉ là vấn đề khối lượng thuật toán cần giải mà độ khó của chúng cũng tăng lên đáng kể. Do đó, giá BTC dù “đỏ sàn” cũng không hoàn toàn đồng nghĩa công suất băm thấp đi. 

moi-quan-he-bitcoin-va-hashrate-la-gi

Mối quan hệ giữa Hashrate với Bitcoin

Bên cạnh đó, như đã chia sẻ, các vấn đề năng lượng cũng ảnh hưởng không ít lợi nhuận của miner và gián tiếp tác động vào tỷ lệ băm. Một là những đòi hỏi về chi phí điện năng, hai là chính sách của nhà nước nhằm bảo vệ môi trường.

Tóm lại, BTC và công suất băm có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nhưng sự tác động không theo một hướng nhất định mà thay đổi và phụ thuộc vào đồng thời nhiều yếu tố xoay quanh. 

Với bài viết trên đây, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ Hashrate là gì cũng như mối quan hệ của chúng đối với quá trình khai thác Crypto, nhất là Bitcoin. Nhiều bài viết thú vị khác về thị trường tiền mã hóa sẽ được cập nhật liên tục, do đó, bạn hãy theo dõi blog của bePAY để không bỏ lỡ nhé.

FAQ

Nên đào Bitcoin khi Hashrate tăng mạnh hay không?

Câu trả lời là có.

Nếu ở thời điểm này, giá Bitcoin cũng tăng thì bạn có thể bán ngay. Ngược lại, tích lũy rồi chờ thời điểm giá phục hồi là lựa chọn phù hợp hơn. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, Hashrate tăng đồng nghĩa chi phí ban đầu không hề nhỏ. Do đó, bạn cần có kế hoạch khai thác và phân tích thị trường phù hợp để đảm bảo nhanh chóng hoàn vốn và tạo ra lợi nhuận khai thác.

Mặt khác, ở thời điểm hiện tại, chỉ khi cải thiện công suất băm cho thiết bị, miner mới đủ sức cạnh tranh với các thợ đào khác.

Vì sao giá Bitcoin giảm mà công suất băm vẫn tăng?

Đầu tiên, do BTC có giới hạn về số lượng khai thác, càng tiệm cận tình trạng  “cạn kiệt” thì độ khó của thuật toán càng cao. Cộng thêm sự tham gia không ngừng của các miner mới khiến sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Do đó, công suất băm có xu hướng tăng liên tục mà không giảm.

Thứ hai, giá BTC và công suất băm tuy có mối quan hệ chặt chẽ nhưng không phải là duy nhất. Việc thị trường Crypto nói chung có những biến động giá bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố khác nhau: tâm lý đầu tư, “chiêu trò” đầu tư, chính sách của nhà nước,… nên luôn có những thời điểm BTC giảm giá mà công suất băm tăng.