Kiến thức

Từ A đến Z thông tin về WTC coin và dự án Waltonchain

Binh

17 Tháng Ba 2022

Trong khi hầu hết các dự án Crypto đang hướng đến mảng NFT, gaming thì Waltonchain và WTC coin lựa chọn giải quyết bài toán đang đặt ra cho nhiều doanh nghiệp, liên quan đến hoạt động hậu cần. Trong bài chia sẻ dưới đây, bePAY sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hết về Waltonchain cũng như đồng tiền mã hóa WTC để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất.

Waltonchain là gì?

Waltonchain hoặc Walton (WTC), được xây dựng và phát triển từ tháng 11/2016 bởi các nhà khoa học Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây là một dự án nhằm kết hợp những ưu điểm của Blockchain với RFID để tối ưu hóa hoạt động quản lý các chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp, hay tổ chức phát sinh nhu cầu. Sự kết hợp có một không hai này được gọi chung bằng khái niệm “Value Internet of Things – VIoT”. 

Trước hết, RFID (Radio Frequency Identification) hay còn được biết đến đến với cái tên “nhận dạng qua tần số vô tuyến”, là một công nghệ dùng để định danh điện tử cho mọi thiết bị nằm trong mạng lưới. 

Về cơ chế vận hành, Radio Frequency Identification hoạt động dưới dạng một thẻ điện tử có chứa thông tin lưu trữ quan trọng và gắn vào đối tượng cần theo dõi. Điểm đặc biệt nằm ở việc, thẻ này sở hữu mạch thu thập năng lượng từ các sóng vô tuyến của máy đọc RFID phát ra mỗi khi truy vấn.

Công nghệ RFID dùng chính nguồn năng lượng này để phát sóng mang mã thông tin của thẻ. Nhờ vậy, người thực hiện hoàn toàn nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio tương thích, giúp theo dõi, giám sát và quản lý mọi đối tượng một cách hiệu quả hơn.

waltonchain-la-gi

Waltonchain là gì?

Và khi tích hợp với công nghệ chuỗi khối, Radio Frequency Identification tạo ra một phương thức lưu trữ dữ liệu mới dưới dạng vật lý dành cho các Blockchain. Kết quả sau cùng mà VIoT đem lại là một bộ chức năng đầy hữu ích trong công tác hậu cần và quản lý. Cụ thể:

  • Theo dõi mọi thông tin về sản phẩm một cách chính xác.
  • Giảm thiểu đáng kể những chi phí liên quan đến nhân lực lao động.
  • Nâng cao tính bảo mật cũng an toàn thông tin trong mạng lưới.
  • Ngăn chặn tình trạng vận chuyển hàng giả, hàng nhái trong logistics.
  • Tạo nên sự phân cấp, tính hệ thống mà không cần sự tin tưởng.

Mục tiêu và giải pháp của Waltonchain là gì?

Về cơ bản, mục tiêu của WTC chính là tối ưu công nghệ IoT. IoT – Internet of Things hay Internet vạn vật là một công nghệ đã được nhắc đến rất nhiều trong những năm qua. Nhưng phía sau những điểm được cho là tiến bộ, tính ứng dụng thực tiễn cao là vấn đề mà bất cứ nhà phát triển nào cũng đang cố gắng giải quyết, bao gồm: 

  • Khả năng tương thích hạn chế: Quá trình kết nối giữa các thiết bị, nền tảng với nhau trên thực tế không hề dễ dàng. Bởi lẽ, chúng hoạt động theo những cơ chế và giao thức khá độc lập. Cho tới nay, IoT mới chỉ tạo nên sự tương tác và kết nối ở mức cơ bản, chưa thực sự mạnh mẽ và bền vững.
  • Tính bảo mật: Song song với bài toán làm sao để những thiết bị, nền tảng riêng có thể kết nối là vấn đề bảo mật thông tin và dữ liệu. 
  • Thiếu linh hoạt trong cấu trúc: Do chưa tìm ra được phương thức kết nối tối ưu nên cấu trúc tổng thể của bất cứ mạng lưới Internet of Things nào cũng đối diện với tình trạng cồng kềnh, thiếu linh hoạt và nguy cơ trì trệ của cả hệ thống khi nghẽn mạng.
  • Chi phí thực hiện lớn: Chi phí cũng là khó khăn mà các dự án liên quan đến IoT đang gặp phải. Xa hơn, chúng cản trở khả năng ứng dụng công nghệ này một cách rộng rãi vào thực tế đời sống, sản xuất.

muc-tieu-cua-du-an-wtc-la-gi

Mục tiêu và giải pháp của Waltonchain là gì?

Để giải quyết những thử thách của Internet vạn vật, dự án Walton đưa ra giải pháp là kết hợp công nghệ Blockchain với hệ sinh thái IoT thông qua RFID. Chi tiết hơn thì đó là sự kết hợp của những giá trị cốt lõi đến từ cả hai:

  • Cơ chế đồng thuận – Consensus, giúp tạo ra sự tin tưởng.
  • Cơ chế cùng quản trị – Co-governance, tạo nên tính phi tập trung.
  • Cơ chế cùng chia sẻ – Co-sharing, nâng cao sự linh hoạt trong hệ sinh thái khi dữ liệu có thể được truy cập, khai thác và sử dụng bởi nhiều nền tảng Chuỗi khối khác nhau. 
  • Cùng hợp tác – Co-integration, mang đến một hệ sinh thái có khả năng liên kết bền vững mà trong đó WTC sở hữu một Chuỗi chính.

>> Xem thêm: Etherscan là gì? Khám phá Etherscan 2022 từ A tới Z

Phương thức hoạt động của Waltonchain

Câu hỏi được đặt ra, phương thức hoạt động của WTC là gì? Để đưa ra đáp án phù hợp nhất, chúng ta cần làm rõ hai yếu tố quan trọng nhất của dự án, gồm:

Value Internet of Things

Ý tưởng mà đội ngũ phát triển WTC đưa ra là tích hợp công nghệ Blockchain cho IoT và thực hiện kết nối giữa các thiết bị với Internet bằng công nghệ RFID. Để hiện thực hóa điều đó, dự án cần đến một hệ thống phần mềm, giao thức hỗ trợ và cả đồng tiền mã hóa riêng – WTC coin. 

Nổi bật là cơ chế đồng thuận WPoC (Waltonchain Proof of Contribution), là sự kết hợp của bộ 3 cơ chế PoW (Proof of Work), PoS (Proof of Stake) với PoL (Proof of Labor). Trong đó, PoW và PoS sử dụng trên Chuỗi khối chính của Walton nhằm đảm bảo sự bảo mật. PoL được dùng để truyền dữ liệu giữa mọi Chuỗi khối, cả Chuỗi chính và phụ.

Trong tương lai xa, từ một mạng lưới ban đầu, chắc chắn cần mở rộng để trở thành hệ sinh thái tương ứng, cung cấp nhiều sản phẩm và tính năng khác. Chẳng hạn như Waltonchain wallet hay Marketplace.

phuong-thuc-hoat-dong-cua-wtc

Phương thức hoạt động của Waltonchain

Main-chan (WTC) và các sub-chain

Như đã đề cập, khi trở thành một hệ sinh thái thực sự, Walton cần đảm nhiệm vị trí trung tâm, tức là Chuỗi chính (main-chan) nhằm đảm bảo quá trình quản lý, hỗ trợ đối với các Chuỗi phụ (sub-chain). Tất cả đều được thực hiện thông qua các hợp đồng thông minh (Smart contract), WTC coin và cơ chế đặc thù.

Cũng cần lưu ý rằng, phương thức hoạt động này luôn đảm bảo tính phi tập trung cao nên mọi người dùng đều có thể khởi tạo sub-chain và token riêng hay lựa chọn thuật toán đồng thuận khác với main-chan. Đồng nghĩa, khi được hoàn thiện, bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng dễ dàng khai thác, sử dụng những tính năng và công cụ trong hệ sinh thái: tối ưu logistic, giao dịch, Waltonchain wallet,…

Đội ngũ phát triển Waltonchain gồm những ai?

Đội ngũ phát triển dự án Walton và WTC coin hội tụ những cá nhân, những chuyên gia xuất sắc, nổi bật như:

  • Do Sanghyuk: Co-founder và là người khởi xướng dự án tại Hàn quốc. Do Sanghyuk cũng đang là Chủ tịch ủy ban phát triển văn hóa Trung – Hàn Quốc và Giám đốc hiệp hội tiêu chuẩn sản xuất Hàn Quốc.
  • Xu Fangcheng: Co-founder và là người khởi xướng dự án tại Trung Quốc. Xu Fangcheng từng giữ vị trí Giám đốc quản lý chuỗi cung ứng tại Septowves Group, đồng thời đang đảm nhiệm vai trò Giám đốc của Thâm Quyến Silicon kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tuyền Châu Silicon.

Hướng đến lĩnh vực logistics đầy tiềm năng, bên cạnh các đối tác và nhà đầu tư lớn, dự án WTC còn nhận được sự ủng hộ không nhỏ của chính quyền Trung Quốc, nhất là tại Fujian và Jinhu. Thậm chí, Walton đã và đang vượt ra ngoài lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng để tiếp cận với cả các vấn đề liên quan đến môi trường. 

Đánh giá về dự án Waltonchain

Vậy, ưu, nhược điểm của dự án WTC là gì?

Ưu điểm của Waltonchain

Những ưu điểm của dự án là:

  • Đội ngũ phát triển giàu kinh nghiệm, có sự hợp tác, ủng hộ từ nhiều đơn vị uy tín như các trường đại học hay chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • Hướng đến một lĩnh vực đầy hứa hẹn là logistics và sự ứng dụng những công nghệ hàng đầu hiện nay, gồm Blockchain, IoT và RFID.
  • Những điểm mạnh về mặt cấu trúc mạng lưới bao gồm: tính linh hoạt cao, khả năng tương thích tốt, cơ chế đồng thuận riêng biệt – WPoC.

danh-gia-du-an-wtc

Đánh giá về dự án Waltonchain

Nhược điểm của Waltonchain

Dù vậy, dự án WTC còn bộc lộ một số nhược điểm như:

  • Thông tin xoay quanh dự án chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng.
  • Dự án còn đang trong quá trình phát triển và tất cả đều là tiềm năng, chưa thể đánh giá chính xác.

Thông tin về WTC coin

Dưới đây là những thông tin cơ bản về WTC coin – đồng tiền mã hóa thuộc dự án Walton:

  • Ticker: WTC
  • Nền tảng Blockchain thiết kế: Waltonchain
  • Phân loại token: WTC là token tiện ích (Utility) 
  • Lượng cung tối đa: 100,000,000 WTC

thong-tin-ve-wtc-coin

Thông tin về WTC coin

Tính đến ngày 17/33/2022, lượng cung lưu hành của WTC coin là 79,675,647.28 với tổng vốn hóa thị trường đạt $33,844,570 và mức giá ở ngưỡng $0.4249/ coin.

Có nên đầu tư vào Waltonchain và đồng WTC coin?

Nhìn chung, những giá trị mà giải pháp mà Walton đưa ra rất phù hợp với nhu cầu của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Đây là lợi thế lớn, hứa hẹn khả năng ứng dụng vào thực tiễn và cơ hội phát triển của dự án trong tương lai.

Song, đội ngũ phát triển của Walton và WTC coin chắc chắn cần thêm thời gian để thực sự hoàn thiện hệ sinh thái của mình, cũng như tối ưu về mọi mặt, từ trải nghiệm người dùng đến chất lượng dịch vụ. Đồng nghĩa, ở thời điểm hiện tại, sẽ khó để đưa ra khẳng định liệu dự án có chắc chắn thành công? Do đó, quyết định đầu tư vào Walton hay không sẽ tùy thuộc vào mục tiêu và phong cách đầu tư của mỗi người.

co-nen-dau-tu-vao-wtc-coin-khong

Có nên đầu tư vào Waltonchain và đồng WTC coin?

>> Xem thêm: Mùa Altcoin – Dấu hiệu nhận biết và kinh nghiệm đầu tư

Tổng kết lại, dự án Walton và WTC coin nếu được hoàn thiện sẽ mang đến những giá trị và lợi ích tuyệt vời cho các doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thêm thời gian để biết chắc điều này có trở thành hiện thực hay không. Dẫu vậy, mong rằng qua những chia sẻ trên đây của bePAY, bạn đã hiểu rõ hơn về dự án này.

FAQ

Làm sao để sở hữu đồng tiền mã hóa WTC?

Hiện nay, chúng ta có thể sở hữu WTC thông qua việc: 

  • Mua trực tiếp trên những sàn giao dịch hỗ trợ như Binance, Huobi, KuCoin,…
  • Trở thành các Validators, tham gia xác nhận dữ liệu cho các node mạng và nhận thưởng.
  • Đào đồng WTC qua các máy đào.

Có những sàn nào đang hỗ trợ giao dịch với WTC coin?

Nhà đầu tư co thể giao dịch WTC coin trên các sàn như: Binance, Huobi, KuCoin, OKEx, Bithumb,…