Wrapped token – Công cụ đắc lực cho nhà đầu tư Crypto
06 Tháng Năm 2022
Hiện nay, Wrapped token ngày càng trở nên phổ biến khi được nhiều sàn giao dịch và ví điện tử xem là tính năng không thể thiếu. Vậy, các đồng tiền mã hóa này có những đặc điểm như thế nào, tại sao lại được quan tâm đến thế? Hãy cùng bePAY tìm lời giải đáp qua bài viết sau.
Wrapped token là gì?
Wrapped token hay “token đã được bọc” là một phép ẩn dụ để nói về những bản mã hóa của một loại Crypto nào đó. Vì vậy, giá của những token này sẽ được gắn với giá và giá trị của tài sản gốc mà chúng đại diện. Điều này tương tự như “Stablecoin” nhưng thay vì chọn tiền pháp định thì lại hướng đến một dạng tài sản Blockchain làm căn cứ định giá.
Vậy, mục tiêu của hoạt động tạo ra các Wrapped token là gì? Như chúng ta đã biết, mỗi nền tảng Blockchain đều có tính độc lập nhất định. Do đó, gần như không có cách nào để trao đổi trực tiếp thông tin giữa các mạng lưới khác hệ thống. Việc Wrap các đồng tiền mã hóa được xem là lời giải tối ưu nhất cho bài toán trên.
Wrapped token là gì?
Thông qua việc tạo một lớp khóa kỹ thuật số đã được mã hóa xung quanh token, chúng ta giúp Crypto của platform này “ngụy trang” và hoạt động được trên platform khác. Nhờ vậy, khả năng kết nối, tương tác giữa các mạng lưới Blockchain được gia tăng đáng kể. Và cũng từ đây, nhiều hướng đi mới xoay quanh công nghệ Chuỗi khối sẽ mở ra.
Một số hình thức “bọc” phổ biến là Wrapped token BSC (Binance Smart Chain) hay ETH (Ethereum). Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng khám phá cách thức hoạt động của Wrapped token là gì?
Cách thức Wrapped token hoạt động
Hãy cùng lấy Wrapped Bitcoin (WBTC) làm ví dụ. Đây là phiên bản mã hóa Bitcoin để sử dụng trên nền tảng Ethereum. Theo đó, WBTC là token hoạt động theo tiêu chuẩn ERC20 và neo giá vào BTC theo tỷ lệ 1:1. Như vậy, bạn có thể dùng đồng tiền mã hóa này trên các nền tảng hỗ trợ ERC20 nhưng vẫn đảm bảo giá tương đương với Bitcoin gốc.
Song, để quá trình này được diễn ra, ngoài các bên muốn trao đổi, mua bán thì cần có bên thứ ba giữ vai trò giám sát. Đó có thể là nhà đầu tư, ví đa chữ ký, Decentralized autonomous organization (DAO) hay hợp đồng thông minh.
Điểm chung là họ cần nắm giữ lượng BTC tương ứng. Toàn bộ quy trình Wrap được thực hiện như sau:
- Nhà đầu tư gửi BTC để bên giám sát thực hiện Wrap.
- Sau khi hoàn tất quá trình Wrap, một lượng WBTC tương ứng sẽ được gửi lại cho nhà đầu tư. Lúc này, nhà đầu tư có thể sử dụng WBTC để giao dịch trên nền tảng Ethereum hoặc các mạng lưới hỗ trợ ERC20.
- Khi cần đổi lại từ WBTC sang BTC, cách thực hiện tương tự. Nhưng thay vì tạo mới, bên giám sát sẽ tiến hành “giải phóng” lượng Wrapped Bitcoin khỏi kho dự trữ.
Cách thức Wrapped token hoạt động?
Tóm lại, một cách dễ hiểu thì Wrapped token là cầu nối giữa một tài sản mã hóa nào đó với một nền tảng Blockchain không hỗ trợ. Với chúng, ta có thêm nhiều lựa chọn trong quá trình đầu tư, giao dịch, mua bán Crypto.
Đối với toàn thị trường tiền điện tử, việc Wrap token giúp tăng tính thanh khoản và hiệu quả vốn của các sàn giao dịch tập trung cũng như phi tập trung. Qua đó, gián tiếp nâng cao tốc độ xử lý giao dịch và trải nghiệm người dùng trên toàn hệ thống.
Song, cũng cần lưu ý rằng, đây không phải là sự tương tác trực tiếp mà cần bắt buộc tạo ra một mã thông báo token mới. Quan trọng hơn, bất cứ ai thực hiện cũng cần bỏ ra những khoán phí nhất nhất, thậm chí là khá cao.
>> Xem thêm: Oracle là gì? 3 dự án hàng đầu của Oracle về tiền điện tử
Đánh giá Wrapped token
Trong phần này, hãy cùng xem lợi ích và hạn chế của Wrapped token là gì?
Lợi ích của Wrap token
Không phải vô cớ mà tính năng Wrap token ngày càng được sử dụng rộng rãi đến vậy đặc biệt là trên các sàn giao dịch, ví điện tử lưu trữ tiền mã hóa. Dưới đây là những lợi ích mà Wrap token đem lại:
- Đối với nền tảng Blockchain
Khi mà ngày càng nhiều những dự án mới được hình thành gây ra tình trạng “bão hòa”, Wrap token chính là một công cụ để đưa đến hướng đi mới – liên kết và tương tác nhiều hơn giữa các mạng lưới độc lập.
- Đối với sàn giao dịch, thị trường Crypto
Như đã trao đổi, Wrapped token Ethereum, Wrapped token BSC,… giúp nâng cao tính thanh khoản cho các sàn giao dịch, cả tập trung lẫn phi tập trung và toàn thị trường Crypto.
Đối với những tài sản nhàn rỗi, nhà đầu tư dễ dàng chuyển đổi chúng để tiến hành trading, mua bán trên những mạng lưới sôi động hơn, mang đến nhiều cơ hội sinh lời hơn.
Chưa dừng lại ở đó, quá trình Wrap token còn khắc phục những giới hạn về tốc độ xử lý dữ liệu của Bitcoin, giảm áp lực về khối lượng giao dịch trên từng sàn Crypto và nhiều hơn thế.
Đánh giá về Wrapped token
- Đối với nhà đầu tư tiền mã hóa
Họ có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư so với trước đây, giảm đáng kể chi phí mua bán, trading cũng được nâng cao trải nghiệm sử dụng tại các sàn giao dịch hỗ trợ. Nhìn chung, Wrapped token sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, mang đến những giá trị và lợi ích cho nhiều bên liên quan.
Hạn chế của Wrap token
Bên cạnh những ưu điểm trên, loại token này còn tồn tại một số hạn chế như:
- Việc Wrap token có sự phụ thuộc nhất định vào bên giám sát. Đây cũng là điều mà nhà đầu tư cần quan tâm để tránh tình trạng bị lừa đảo, trục lợi.
- Phí Wrap khá cao, nhất là với những đồng tiền mã hóa hàng đầu như Bitcoin, ETH.
- Đây không phải là sự tương tác trực tiếp giữa các nền tảng và hệ sinh thái Blockchain.
Một số hình thức Wrapped token phổ biến
Wrap token trên Ethereum
Với hình thức này, quá trình Wrap sẽ hướng tới việc kết nối nền tảng Ethereum với các loại Crypto không hoạt động theo tiêu chuẩn ERC20. Trên thực tế, đồng ETH hoàn toàn có thể Wrap. Lý do là bởi, chúng được xây dựng trước khi tiêu chuẩn ERC20 được sinh ra. Trong khi nhiều ứng dụng phi tập trung (Dapp) và nền tảng Ethereum hiện nay chỉ hỗ trợ các loại Crypto tuân thủ tiêu chuẩn này.
Vì thế, trong nhiều trường hợp, việc sử dụng ETH thế hệ cũ để giao dịch, trading sẽ gây ra những vấn đề phát sinh hoặc không thể thực hiện. Đây là lý do tại sao Wrapped Ether (WETH) được ra đời để tạo ra lớp bọc mã hóa tương thích với ERC20 mà không làm mất đi tỷ giá của ETH.
Hiện nay, việc wrap token trên Ethereum, kể cả WBTC, WETH,… đều yêu cầu trả một khoản phí nhất định.
Một số hình thức Wrapped token
Trên Binance Smart Chain (BSC)
Binance Smart Chain (BSC) là một nền tảng Blockchain đầy tiềm năng. Do đó, không khó hiểu khi hình thức Wrapped token BSC được sử dụng tương đối phổ biến. Cho đến nay, công cụ “Binance Bridge” nằm trong hệ sinh thái Binance Smart Chain đang hỗ trợ Wrap các loại tiền mã hóa như: BTC, ETH, XRP, USDT, BCH, DOT,…
Theo đó, chúng sẽ có một “lớp ngụy trang” theo tiêu chuẩn token BEP-20 và dễ dàng tham gia giao dịch, thanh khoản trên các ứng dụng, sàn giao dịch của BSC.
Song, một điểm ấn tượng mà Wrap token BSC làm được khi so với Ethereum hay các Blockchain khác chính là phí gas triển khai thấp hơn đáng kể.
>> Bỏ túi ngay cách phân tích kỹ thuật trade coin từ A-Z cho người mới
Tổng kết lại, Wrapped token là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp chúng ta có thể tối đa hóa danh mục đầu tư cũng như mang đến nhiều lợi ích cho thị trường Crypto nói chung. Bạn đánh giá sao về dạng token này? Đừng quên chia sẻ ý kiến của mình với bePAY.
FAQ
Có nên Wrap token không?
Về cơ bản thì câu trả lời phù hợp nhất sẽ tùy thuộc vào mỗi nhà đầu tư. Trong đó, một số vấn đề cần quan tâm là: Mức độ cần thiết của việc wrap ra sao? Chi phí thực hiện Wrap như thế nào?…
Ví dụ: Nếu bạn sở hữu BTC nhưng đang trong giai đoạn đỏ sàn, trong khi đó ETH cho thấy đà tăng phi mã, chẳng có lý do gì để không Wrap.
Ngược lại, bạn muốn hold BTC vì dự đoán chúng chuẩn bị bứt phá, vậy thì thay vì Wrap, hãy mua mới ETH để mở rộng danh mục đầu tư.
Cần lưu ý gì khi Wrap token?
Khi thực hiện Wrap token, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
- Bên thứ 3, tức nền tảng thực hiện Wrap có uy tín không?
- Mức phí thực hiện có cao không?
- Mục đích Wrap là gì?
- …
Smart Contract là gì? Một số loại hợp đồng thông minh phổ biến (2022)
17 Tháng Mười Hai 2021Copy Trade – Công cụ mà nhà đầu tư không nên bỏ qua
26 Tháng Ba 2022DDoS là gì? Tìm hiểu về tấn công DDoS và cách ngăn chặn
17 Tháng Mười 2022EVM là gì? Những điều phải biết về máy ảo Ethereum
22 Tháng Bảy 2022LIT coin là gì? Chi tiết về token của dự án Litentry (2022)
15 Tháng Sáu 2022Toàn tập về Drunk Robots – Tựa game NFT cực HOT trên BSC (2022)
28 Tháng Bảy 2022PERL coin là gì? Những điều cần biết về dự án Perlin
19 Tháng Năm 2022Maker coin là gì? Thông tin về MKR từ A-Z (2022)
25 Tháng Tư 2022[MỚI] Spot Market là gì? Sự khác biệt giữa Spot Market và Futures Market
08 Tháng Chín 2022SegWit2x là gì? Mối quan hệ và ý nghĩa của SegWit2x với Bitcoin
20 Tháng Tư 2022