Web 3.0 là gì? Những đồng Crypto thuộc Web 3.0 đáng đầu tư nhất
23 Tháng Ba 2022
Cùng với sự bùng nổ của Blockchain, Web 3.0 cũng là một trong những chủ đề tốn nhiều giấy bút của cộng đồng Crypto. Vậy Web 3.0 là gì, có đặc điểm ra sao? Hãy cùng bePAY tìm hiểu chi tiết về những nền tảng đầy hứa hẹn qua bài viết sau.
Tổng quan về Web 3.0
Web 3.0 là gì?
Web 3.0, hay Semantic Web là thế hệ thứ ba của công nghệ Internet nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng trong bối cảnh mới. Thuật ngữ “Semantic Web” được Hiệp hội World Wide Web (W3C) sử dụng như một phong trào nhằm tiêu chuẩn hóa các định dạng dữ liệu chung trên Internet, cũng như giải quyết những vấn đề đang tồn tại trên Web 2.0.
Phương pháp được đưa ra là khuyến khích sự bao hàm của nội dung ngữ nghĩa, hiểu và phân biệt chính xác từ vựng theo từng ngữ cảnh trong các trang web. Qua đó, những nội dung web hiện tại với phần lớn là văn bản không có cấu trúc hoặc bán cấu trúc, trở thành “dữ liệu web” có ý nghĩa.
Mục tiêu sau cùng mà Web 3.0 hướng đến là trở thành một mạng Internet tự chủ, thông minh, cởi mở hơn và có thể kết nối vạn vật (Internet of things). Trong đó, trí tuệ máy tính sở hữu khả năng xử lý nội dung thông tin, dữ liệu giống như con người.
Web 3.0 là gì?
Internet ở thời điểm hiện nay tồn tại không ít vấn đề chưa thể giải quyết. Nổi bật nhất chính là nạn đánh cắp dữ liệu. Đã 30 năm kể từ ngày Internet “chào đời”, kiến trúc dữ liệu mạng vẫn mang tính tập trung, dựa trên một hay một số máy chủ độc lập mà không phải sự phân tán tuyệt đối.
Thực tế, mỗi một hành động như gửi, truy xuất dữ liệu đều là “bản sao”. Người dùng không thể kiểm soát cũng như khai thác được giá trị gốc của dữ liệu. Trong khi đó, thông tin cá nhân là tài sản đáng giá nhất của người dùng ở thời điểm này. Vô hình chung, chúng ta đang bị những ông lớn như Facebook, Google… – các nền tảng Web 2.0 “đánh cắp” dữ liệu hằng ngày mà không hay biết.
Như vậy, Semantic Web càng trở nên cần thiết, nhất là khi trí tuệ nhân tạo và Blockchain – được xem như “vũ khí đắc lực” của thế hệ Web thứ 3, đang rất bùng nổ. Nếu Semantic Web được hiện thực hóa, Google sẽ nhanh chóng tìm ra thứ chúng ta cần, Spotify tự động kết nối những bài hát chúng ta thích nghe,… mà vẫn giữ được tính an toàn, bảo mật thông tin người dùng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Web 2.0 và Web 3.0 thực sự còn rất xa.
So sánh Web 2.0 và Web 3.0
Một trong những vấn đề rất được quan tâm là sự khác biệt giữa Web 2.0 và Web 3.0 là gì? Đó là:
Với Web 2.0, dữ liệu được thu thập, phân tích thông qua các thẻ (tag) và nhãn mà người dùng gắn vào nội dung bài viết. Mục đích hàng đầu của người dùng khi tạo ra “content” là chia sẻ, tạo sức hút.
Trong khi ấy, với Semantic Web, tất cả các thông tin, dữ liệu được thu thập từ mọi nguồn và dễ dàng phân loại, tổng hợp dù cho có thẻ và nhãn hay không. Đồng thời, qua sự tổng hợp nội dung, những sản phẩm cuối cùng sẽ tập trung vào giá trị nhiều hơn và trở nên hữu ích hơn.
So sánh Web 2.0 và Web 3.0
Bên cạnh đó, các công cụ hỗ trợ dành cho nhà phát triển Web 2.0 cũng mang tính tập trung cao khi phần lớn chúng thuộc sở hữu công ty tư nhân nào đó. Điều này đồng nghĩa, kể cả người dùng hay “Developer” đều có phần thiệt thòi hơn. Họ phải tuân thủ những quy tắc, điều khoản cứng nhắc và có phần thiếu bình đẳng so với đơn vị chủ quản nền tảng, ứng dụng Web 2.0.
Ở chiều ngược lại, Web 3.0 một khi khai thác được giá trị mà Blockchain mang lại thì hoàn toàn giải quyết được vấn đề kể trên. Không chỉ là câu chuyện bảo mật, đó còn là sự “phân tán”, phi tập trung trong mạng lưới.
Các dự án có thể được lưu trữ trên đám mây và những trung tâm dữ liệu độc lập với cấu trúc ngang hàng hơn, hoàn hảo hơn. Bất cứ ai cũng có thể tham gia và khai thác mạng lưới mà không cần xin phép người quản lý máy chủ tập trung. Họ đều bình đẳng với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ.
Ngoài ra, còn khá nhiều điểm khác biệt giữa Web 2.0 và Web 3.0, ví dụ như cách thức quảng cáo, hình thức tính phí hay đặc biệt nhất là “Web 3.0 Crypto” hay “Web 3.0 Token list”. Để thấy rõ hơn sự khác biệt giữa các nền tảng Web, bạn đọc có thể tham khảo thêm qua video dưới đây:
Token Web 3.0 là gì?
Định nghĩa
Hướng đi được cho là khả quan nhất để hiện thực hóa Semantic Web chính là tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ Chuỗi khối. Điều đó đồng nghĩa, những nền tảng web thế hệ thứ 3 sẽ sử dụng các loại Crypto tương ứng. Vậy Crypto trong Web 3.0 là gì? Đó là những đồng tiền mã hóa có sự tương tích tuyệt đối với từng nền tảng Web 3.0. Mục đích tạo ra chúng, không nằm ngoài vai trò thanh toán chi phí dịch vụ mà người dùng thực hiện hay giao dịch liên quan khác.
Cũng cần lưu ý rằng, cách xếp loại đâu là token, đâu là coin sẽ phụ thuộc vào việc chúng được phát triển trên nền tảng Blockchain riêng hay không? Nhưng trong nội dung bài viết này, hãy cùng thống nhất tất cả “Web 3.0 Crypto” đều là token. Vậy, “Web 3.0 Token list” tiềm năng nhất gồm những cái tên nào?
Token Web 3.0 là gì?
>> Xem thêm: Blockchain là gì? Bách khoa toàn thư về công nghệ Blockchain
“Web 3.0 Token list” tiềm năng
Dưới đây là ba Token thuộc Web 3.0 được cho là sở hữu nhiều cơ hội phát triển nhất trong thời gian tới, bao gồm:
DOT thuộc POLKADOT
POLKADOT là cái tên tiêu biểu nhất trong cuộc đua xây dựng, phát triển Semantic Web khi hướng đến mục tiêu chia sẻ dữ liệu một cách phi tập trung thông qua mạng lưới của dự án. Và DOT chính là đồng token chính thức của POLKADOT.
Dẫu thể hiện được tính khả thi cao nhưng hiện tại, dự án này gặp phải hai vấn đề lớn. Đó là khả năng mở rộng và tương tác của mạng lưới. Dù vậy, POLKADOT nói chung và Web 3.0 Token của POLKADOT nói riêng vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ từ cộng đồng. Nhất là các nhà đầu tư Crypto.
LINK thuộc CHAIRLINK
Được khởi động từ 2015, CHAIRLINK mang tham vọng kết nối tất cả dịch vụ thanh toán online như PayPal và Visa, các ngân hàng với các nền tảng Blockchain như Ether, Bitcoin… Theo đó, CHAIRLINK đang nỗ lực trong việc cung cấp một sự liên kết giữa hàng chục “điểm cầu” của bên thứ ba với những yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng của tiền mã hóa theo tiêu chuẩn và quy tắc cụ thể.
“Web 3.0 Token list” tiềm năng
Token của dự án là LINK, được bán ra theo hình thức gọi vốn ICO (Initial Coin Offering) vào năm 2017. Hiện nay, LINK đang có giá khoảng $17.50 (02/04/2022), xếp thứ 23 theo “Coinmarketcap”. Điều đó đã phần nào chứng tỏ được tiềm năng của Web 3.0 Token đến từ CHAIRLINK.
NEAR thuộc NEAR PROTOCOL
NEAR là token chính thức NEAR PROTOCOL – một dự án phát triển nền tảng Blockchain theo giao thức riêng – NEAR. Về cơ bản, đây là một mạng lưới phi tập trung hoạt động theo hình thức “đám mây”, tức được điều hành bởi cộng đồng.
Xa hơn, dự án đang cho thấy tham vọng xây dựng cả một hệ thái riêng khi có Token riêng, có trình khám phá, CLI hay ứng dụng ví độc lập. Và quan trọng nhất, NEAR thuộc NEAR PROTOCOL là một trong những đồng tiền mã hóa tiềm năng nhất trong thời gian tới.
Đánh giá về Web 3.0
Vậy, những ưu và nhược điểm của Web 3.0 là gì?
Ưu điểm của Web 3.0
Một số ưu điểm nổi bật của Web 3.0 đó là:
- Mọi hoạt động đều diễn ra trực tiếp giữa các bên, không có trung gian đại diện, quản lý hay tác động.
- Nâng cao tính bảo mật, hạn chế và ngăn chặn hành vi đánh cắp dữ liệu cá nhân.
- Khả năng hoạt động 24/7 do không phụ thuộc vào bất kỳ máy chủ nào.
- Khả năng kết nối thông minh mà không cần gắn thẻ ngữ nghĩa hay nhãn dán.
- Tính dân chủ cao khi bất cứ ai cũng có thể tham gia, khai thác và bình đẳng về quyền lợi, trách nhiệm.
Đánh giá về Web 3.0
Nhược điểm của Web 3.0
Những nhược điểm của Web 3.0 bao gồm:
- Tốc độ xử lý có phần chậm chạp do đây là hạn chế mà Blockchain đang gặp phải.
- Chưa thực sự thân thiện với người dùng và đòi hỏi những kiến thức nhất định về công nghệ để khai thác triệt để giá trị mà nền tảng mang lại.
- Khối lượng dữ liệu cần xử lý sẽ thực sự khổng lồ, đòi hỏi cơ sở lưu trữ và khả năng xử lý.
- Khả năng mở rộng có phần bị hạn chế nhằm đảm bảo tính bảo mật cao.
Một lần nữa cần nhấn mạnh rằng, dù ưu và nhược điểm của Web 3.0 là gì đi nữa, đây vẫn là một hướng phát triển đầy tiềm năng. Nhưng để hiện thực hóa các dự án như vậy, chúng ta cần chờ đợi thêm một khoảng thời gian tương đối dài.
>> Xem thêm: Segwit là gì? 4 điều thú vị về phiên bản nâng cấp của Blockchain
Trên đây là những chia sẻ về Semantic Web. Vậy, bạn đã hiểu Web 3.0 là gì và có đánh giá như thế nào về hướng phát triển này? Đừng quên chia sẻ ý kiến cá nhân cũng như theo dõi bePAY để cùng bàn luận nhiều hơn về Crypto.
FAQ
Nên đầu tư vào Web 3.0 Crypto nào ở thời điểm này?
Hiện nay, không ít các dự án Blockchain đang phát triển theo định hướng Web 3.0. Và theo đó, một số đồng tiền mã hóa tiềm năng có liên quan tới lĩnh vực này, gồm:
- DOT thuộc POLKADOT.
- LINK thuộc CHAIRLINK.
- NEAR thuộc NEAR PROTOCOL.
Nhược điểm của Web 3.0 là gì?
Web 3.0, dù chưa được hiện thực hóa nhưng cũng gặp phải một số hạn chế như:
- Tốc độ xử lý có phần chậm chạp so với Web 2.0.
- Chưa thực sự thân thiện với người dùng so với Web 2.0.
- Đòi hỏi cơ sở lưu trữ và khả năng xử lý cao.
- Khả năng mở rộng có phần bị hạn chế.
[MỚI NHẤT] Hyperledger là gì? Tổng hợp các dự án của Hyperledger
28 Tháng Một 2022Review chi tiết tiềm năng của BHO token và BHoldus network (2022)
30 Tháng Bảy 2022Tất tần tật thông tin về Rare coin và SuperRare (2022)
12 Tháng Hai 2022NFT là gì? Những ứng dụng nổi bật của NFT
27 Tháng Mười Hai 2021DRK coin là gì? Draken có phải dự án đa cấp, lừa đảo?
25 Tháng Năm 2022OOKI token là gì? Bạn đã biết về giao thức Defi trên Ethereum (2022)
06 Tháng Bảy 2022Mint là gì? So sánh Minting và Mining trong Crypto
27 Tháng Mười Hai 2021NXT là gì? Tìm hiểu chi tiết NTX Coin từ A-Z (2022)
06 Tháng Năm 2022Vulcan Forged là gì? Đánh giá dự án game Vulcan Forged (2022)
12 Tháng Hai 2022Doragon Land là gì? Khám phá game NFT thú vị nhất 2022
17 Tháng Hai 2022