Testnet là gì? Một số lưu ý trước khi tham gia Testnet
18 Tháng Ba 2022
Testnet được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực tiền mã hóa. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư chưa hiểu chính xác và đầy đủ về thuật ngữ này. Do đó, bePAY xin chia sẻ những kiến thức quan trọng nhất về “Mạng thử nghiệm” qua bài viết dưới đây.
Testnet là gì?
Testnet – mạng thử nghiệm, là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực Crypto, nói về cơ chế thử nghiệm trên các nền tảng Blockchain. Đúng như tên gọi của mình, cơ chế này cho phép các lập trình viên, nhà phát triển có thể thí điểm nhiều tính năng khác nhau của Chuỗi khối trước khi triển khai trên mạng lưới chính thức với quy mô rộng rãi.
Trong thời gian thực hiện mạng thử nghiệm, nhà phát triển có thể linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm, sửa chữa các lỗi (bug) về tính năng, về thuật toán bảo mật cũng như phần lớn những vấn đề có thể xuất hiện trong quá trình xử lý dữ liệu khiến giao dịch không thể thành công. Điều quan trọng ở chỗ, những thông tin này sẽ không được lưu lại trên các khối của Chuỗi.
Testnet – Mạng thử nghiệm
Testnet giúp đa dạng hóa hướng phát triển của mạng lưới cũng như hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải khi tung ra phiên bản “Offical”. Chúng ta đều biết rằng Blockchain là một công nghệ mã nguồn mở, tức là không thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nào mà bất cứ ai cũng có thể tham gia và đóng góp vai trò của mình.
Điều này tuy rất tuyệt vời nhưng cũng đặt ra vấn đề khi chỉ cần một lỗi nhỏ trên mạng lưới cũng sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu người dùng khác. Không giống như các nền tảng phần mềm mang tính cá nhân, chỉ tác động tới chủ sở hữu dù có bug xảy ra.
Và trong tình cảnh mạng lưới Blockchain gặp sự cố như vậy, người dùng khó thực hiện được các giao dịch; dự án thiếu sự tin tưởng từ cộng đồng để phát triển; giá của các đồng tiền mã hóa liên quan giảm đi nhanh chóng;… và nhất là những nguy cơ người dùng bị hack, bị đánh cắp thông tin.
Khi tiến hành giai đoạn thí nghiệm, đội ngũ phát triển sẽ kiểm tra các dự án hoặc những bản cập nhật của mạng lưới, tìm ra lỗi phát sinh và tác động của chúng đối với mạng lưới chính.
Một phần quan trọng khác, đó là khuyến khích, vận động người dùng tham gia sử dụng thử các Testnet và đánh giá về chúng để có những tối ưu toàn diện nhất. Chỉ khi đảm bảo việc hầu hết các lỗi đã được xử lý, đội ngũ phát triển mới cập nhật lên bản chính thức.
Testnet
Vai trò của Testnet
Nhìn chung, mạng thử nghiệm có những ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với nền tảng Blockchain nói chung và từng bên tham gia nói riêng. Cụ thể:
Đối với nhà phát triển, lập trình viên
Đây là một “sân chơi” cho phép các nhà phát triển có thể triển khai những ý tưởng của mình để mang đến nhiều tính năng và công nghệ mới cho nền tảng Blockchain, cũng như hệ sinh thái xoay quanh: tiền mã hóa, sàn giao dịch, ví điện tử,…
Tất nhiên, việc sáng tạo không giới hạn cũng cần hướng tới sự tối ưu của toàn hệ thống và trải nghiệm người dùng, cần có trọng tâm theo mục tiêu dự án đề ra. Ở đây, cơ hội không chỉ dành cho những cá nhân nằm trong đội ngũ phát triển mà còn trao đến cả những lập trình viên ngoài dự án, khi họ có thể tham gia dùng thử các bản Testnet và đánh giá về chúng.
Đối với miner
Miner hay “thợ đào coin” cũng nhận được nhiều lợi ích thông qua quá trình thử nghiệm của mạng lưới Blockchain. Đầu tiên, họ có thể thỏa sức thử nghiệm các phương pháp khai thác tiền mã hóa mới, tìm ra “con đường ngắn nhất” để sở hữu lượng coin khủng với chi phí đầu tư tối thiểu.
Thứ hai, nhiều chương trình dùng thử có trao thưởng cho người tham gia, thường là tiền mã hóa của chính nền tảng ấy. Đây là cách đào coin thụ động nhưng không ít miner yêu thích.
Vai trò của Testnet
Đối với người dùng
Xét cho cùng, mục tiêu lớn nhất mà đội ngũ phát triển dự án muốn thực hiện Testnet là giúp nâng cao trải nghiệm người dùng. Vì thế, bản thử nghiệm là cách để tối ưu hóa tính năng, nâng cao bảo mật và tốc độ xử lý giao dịch của mạng lưới, mang đến những giá trị cao nhất dành cho người dùng.
Đây cũng được coi là một kênh tìm hiểu và đánh giá chất lượng của nền tảng Chuỗi khối, giúp khách hàng cảm nhận chính xác hơn trước khi quyết định lựa chọn sản phẩm. Cuối cùng, khi mà thị trường Crypto ngày càng trở nên sôi động với sự xuất hiện của hàng trăm, hàng ngàn nền tảng khác nhau thì Testnet là bước đệm không thể thiếu giúp nâng cao sức cạnh tranh của chính dự án trước đối thủ.
Một mạng thử nghiệm có thể chưa tạo nên thành công của nền tảng Blockchain. Nhưng một nền tảng Blockchain thành công thì nhất định không nên thiếu mạng thử nghiệm. Đặc biệt, từ khoảng nửa cuối năm 2020, mạng thử nghiệm còn giúp dự án tìm ra những người dùng thật sự quan tâm đến sản phẩm, góp phần giúp dự án xây dựng được một cộng đồng có chiều sâu.
So sánh Testnet với Mainnet
Trước hết, chúng ta cần hiểu Mainnet là gì? Mainnet hay mạng chính thức là thuật ngữ dùng để mô tả các nền tảng Blockchain mà dữ liệu của giao thức đã thực sự được ghi lại trên các khối của Chuỗi. Đồng nghĩa, dự án đã sở hữu một mạng lưới riêng, một đồng tiền mã hóa riêng mà không còn phụ thuộc vào một Blockchain khác nữa.
Trong trường hợp này, dữ liệu có thể được tạo mới hoàn toàn hoặc được sao lưu trên nền tảng cơ sở nhưng giao thức hoạt động đã được thay đổi để phù hợp và hoàn thiện hơn.
Để hiểu rõ hơn Mainnet là gì, chúng ta cùng đến với ví dụ về Chainlink. Chainlink được xây dựng dựa vào nền tảng Ethereum, tức là khi triển khai mạng chính thức, dữ liệu của giao thức ChainLink sẽ được ghi lại trên Chuỗi khối Ethereum.
So sánh Testnet với Mainnet
Qua đây, có thể thấy rằng mạng thử nghiệm và mạng chính thức có một số điểm khác biệt sau:
- Thời gian triển khai: Mạng thử nghiệm thường được thực hiện trước khi mạng chính thức được ra mắt hay cập nhật.
- Khả năng tùy chỉnh dữ liệu: Trong mạng thử nghiệm, các dữ liệu (thông tin, thuật toán,…) có thể linh động tùy chỉnh, đối với mạng chính thức thì không do áp dụng công nghệ Blockchain.
- Về lượng người dùng: Số lượng người tham gia mạng thử nghiệm rất hạn chế, số lượng người sử dụng mạng chính thức gần như không giới hạn.
Một số chia sẻ cho người tham gia mạng thử nghiệm
Các bước cơ bản để tham gia Testnet
Bên cạnh việc hiểu rõ Testnet là gì, có những đặc điểm nào, chúng ta cũng nên biết về quy trình tham gia dành cho người dùng với các bước cơ bản sau:
- Lựa chọn ví lưu trữ và nhận coin thử nghiệm
Một số chương trình “dùng thử” sẽ có phần thưởng dành cho người tham gia. Vì thế, bạn nên chuẩn bị một ví lưu trữ tiền mã hóa phù hợp, vừa để kết nối với mạng thử nghiệm, vừa để nhận coin/ token thử nghiệm. Có nhiều loại ví để bạn lựa chọn như: Coinbase, Trezor Model T, Exodus, Exodus, Mycelium, Ledger Nano X,… Tùy vào dự án mà bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất.
- Trải nghiệm tính năng của mạng thử nghiệm
Đây là lúc mà người dùng được sử dụng coin vào bất kỳ tính năng nào mà nền tảng cung cấp: Giao dịch, thanh toán, chuyển tiền mã hóa,… Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.
Tuy nhiên, nếu bạn thực sự quan tâm tới sản phẩm hoặc các mạng lưới Blockchain thì nên sử dụng tất cả các tính năng để có cảm nhận đầy đủ, chính xác nhất.
Một số chia sẻ cho người tham gia Testnet
- Đóng góp ý kiến đánh giá
Các nhà phát triển đều mong muốn nhận được những ý kiến đánh giá chi tiết, chân thực nhất của những ai tham gia dùng mạng thử nghiệm. Vì thế, bạn hãy chia sẻ những suy nghĩ và cảm nhận của cá nhân đối với các tính năng mà sản phẩm đem lại, gồm cả ưu và nhược điểm. Đây cũng là khâu cuối cùng để bạn được nhận thưởng khi tham gia chương trình dùng thử trong một số dự án.
Một số lưu ý trước khi tham gia Testnet
Trước khi tham gia Testnet, người dùng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không phải mạng thử nghiệm nào cũng có phần nhận thưởng. Vì thế, tùy vào mục đích (trải nghiệm hay kiếm coin) mà bạn có thể quyết định tham gia hay không.
- Không phải token/coin thưởng nào cũng có giá trị thương mại hay được xem như một loại tiền tệ.
- Thông tin tặng thưởng có thể sẽ được công khai, thực hiện trực tiếp hoặc không, tùy vào dự án.
Do đó, trước khi dùng bất kỳ mạng thử nghiệm nào, bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan để mang tới những lợi ích phù hợp nhất.
Có thể nói, Testnet là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với bất kỳ dự án Blockchain nào. Qua bài viết trên đây, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về đặc điểm, vai trò của mạng thử nghiệm. Đừng quên ghé qua blog của bePAY để cập nhật nhiều thông tin hữu ích về Crypto.
FAQ
Có nên tham gia vào mạng thử nghiệm của dự án không?
Tùy thuộc vào mục đích cá nhân của bạn – trải nghiệm hay kiếm coin và đặc điểm của dự án mà câu trả lời sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu xác định tham gia thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi bắt đầu.
Có phải tất cả các dự án Blockchain đều triển khai Testnet?
Về lý thuyết, Testnet không phải yêu cầu bắt buộc với các dự án Blockchain. Nhưng trên thực tế, rất hiếm dự án không thực hiện công đoạn này. Ngược lại, đối với nhà đầu tư, khi tham gia các project không triển khai mạng thử nghiệm thì rủi ro thường sẽ cao hơn rất nhiều.
Coin Card là gì? Những điều cần biết về dự án Cardstack
23 Tháng Tư 2022Avalanche là gì? Toàn tập về dự án AVAX coin
19 Tháng Năm 2022Crowdsale là gì? Cách đầu tư Crowdsale ICO hiệu quả (2022)
08 Tháng Một 2022LUNA là gì? Dự án Terra và đồng coin LUNA có uy tín không?
13 Tháng Năm 2022Sàn Okex là gì? Sàn Okex có uy tín không?
25 Tháng Năm 2022Illuvium là gì? Hướng dẫn mua ILV coin trên Binance từ A đến Z
27 Tháng Một 2022ZBC token là gì? 3 thông tin về giao thức Zebec nhà đầu tư cần biết
06 Tháng Bảy 2022Toàn tập về Drunk Robots – Tựa game NFT cực HOT trên BSC (2022)
28 Tháng Bảy 2022ONT coin là gì? Thông tin mới nhất về dự án Ontology
10 Tháng Sáu 2022